7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.2. Thực trạng thu NSNN và phối hợp thu NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
“Những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Hiện nay toàn tỉnh có trên 8.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó có 76% là doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp gần 70% tổng thu ngân sách của
tỉnh (Nguồn báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ). Cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã có bước phát triển về số lượng và chất lượng, trưởng thành về năng lực và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp nguồn thu quan trọng vào ngân sách tỉnh. Năm 2018, tỉnh Phú Thọ có số thu ngân sách đạt 8.352 tỷ đồng bằng 125% dự toán và tăng 12% so với thực hiện năm 2017. Trong đó thu nội địa đạt 8.045 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 307 tỷ đồng” (trích báo cáo tổng kết UBND tỉnh Phú Thọ).
Nguồn thu NSNN chủ yếu là thu nội địa chiếm 96% tổng thu NSNN trong đó nguồn thu chủ yếu từ khu vực kinh tế trong và ngoài quốc doanh và một số sắc thuế có số thu lớn như công tác thu bảo vệ môi trường, thu về nhà đất; đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 90% trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh), nội lực của các doanh nghiệp này còn yếu, nhất là vốn; đội ngũ chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng quản lý, hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin… dẫn đến kết quả kinh doanh không ổn định, ảnh hưởng đến tiến độ thu NSNN.
Phú Thọ có số thu NSNN không lớn, nguồn thu chủ yếu là từ thuế công thương nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đối với những ngành này, hoạt động thanh toán, luồng tiền thu về thường tập trung vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm, dẫn đến người nộp thuế cũng thường nộp vào cuối tháng, quý và cuối năm. Đây cũng là một khó khăn đối với công tác thu NSNN và phối hợp thu NSNN.
Đối với công tác nộp thuế điện tử đã được Cục Thuế tỉnh Phú Thọ chính thức triển khai đến người nộp thuế từ đầu tháng 9/2014. Tuy nhiên, đối tượng nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế toán trong các doanh nghiệp này thường ký hợp đồng ngắn hạn, hoặc theo công việc và thường hay thay đổi vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng công tác kế toán của doanh nghiệp, dễ dẫn đến sai sót trong việc kê khai, nộp và quyết toán thuế. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán qua thẻ,
ATM, POS... còn hạn chế, chưa phát triển, tâm lý thói quen dùng tiền mặt của đại bộ phận người dân nên thu NSNN bằng tiền mặt tại tỉnh Phú Thọ còn nhiều, đặc biệt là thu tiền đấu giá đất và thu phạt.