Nhóm giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 85 - 88)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách

Thứ nhất, Xây dựng kho dữ liệu thu NSNN dùng chung:

Theo quy trình thu NSNN, cán bộ thu NSNN căn cứ vào Bảng kê nộp thuế hoặc Thông báo/quyết định để nhập máy các thông tin trên chương trình TCS như: NNT, địa chỉ, cơ quan quản lý thu, số tiền, MLNS; ngoài ra tùy theo tính chất từng khoản thu phải nhập các thông tin khác như (địa chỉ nhà, lô đất, loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy của máy bay, tàu thuyền, ô tô, xe máy...)Việc nhập đầy đủ thông tin của KBNN/NHTM cho khoản thu Ngân sách Nhà nước trên hệ thống TCS mất nhiều thời gian, dễ xảy ra sai sót, khách hàng phải chờ đợi. Trong khi một số thông tin KBNN/NHTM phải nhập đã được cơ quan quản lý khoản thu hoặc cơ quan có liên quan đến khoản thu nhập vào chương trình quản lý tại đơn vị mình.

Để KBNN/NHTM có thể sử dụng các thông tin do các cơ quan quản lý đã nhập ở khâu trước hoặc giai đoạn trước nhằm đảm bảo đầy đủ, thống nhất thông tin của khoản thu NSNN, giảm bớt thời gian khách hàng làm thủ tục nộp NSNN thì cần thiết phải xây dựng kho dữ liệu dùng chung đối với các cơ quan liên quan đến thu Ngân sách Nhà nước (trừ khoản thu NSNN có nội dung thuộc bí mật nhà nước), cụ thể như sau:

liệu dùng chung đối với khoản thu NSNN; việc phối hợp, quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số giữa các cơ quan liên quan.

- Xây dựng và sử dụng kho dữ liệu dùng chung đối với các cơ quan liên quan đến công tác thu NSNN như thuế, phí, lệ phí, phạt VPHC, cụ thể:

+ Kho dữ liệu sẽ kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu của các cơ quan quản lý thu và cơ quan quyết định thu NSNN. Kho dữ liệu dùng để lấy thông tin về các khoản thu Ngân sách Nhà nước từ cơ sở dữ liệu tập trung của các cơ quan này. Toàn bộ việc nhập dữ liệu, cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu của từng cơ quan vào kho dữ liệu và sử dụng thông tin từ kho dữ liệu đều phải Sử dụng chữ ký số theo quy định.

+ Sau khi các cơ quan quản lý khoản thu hoàn thành nhập dữ liệu và thực hiện ký số chuyển vào kho dữ liệu. Hệ thống sẽ tự động sinh ra một mã ID duy nhất gắn cố định với khoản thu NSNN đó như: mã số thuế, tên NNT, cơ quan quản lý thu, mã chương, mã nội dung kinh tế, chi tiết nội dung khoản thu, số tiền. Mã ID là 1 chuỗi ký tự (có thể bao gồm cả ký tự số và chữ cái) được quy định ký hiệu riêng theo cơ quan thu, loại hình thu, ngày tháng ghi nhận khoản phải thu...

Mã ID đồng thời được thông báo đến NNT thông qua các hình thức như: thông báo trực tiếp, thông báo qua điện thoại hoặc email.

+ Khi NNT đến KBNN/NHTM được ủy nhiệm thu, NNT chỉ cần cung cấp mã ID và số tiền nộp cho KBNN/NHTM (hoặc kê trên Bảng kê nộp thuế) mà không phải kê khai các thông tin khác như MLNS, cơ quan thu, nội dung nộp...

+ KBNN/NHTM nhập mã ID trên chương trình TCS và số tiền đã thu để in chứng từ nộp tiền trả cho người nộp, khi đó trên giấy nộp tiền đã có đầy đủ thông tin liên quan đến khoản thu.

Với hình thức quản lý thu NSNN theo mã ID sẽ thống nhất được thì mọi thông tin thu nộp giữa các cơ quan có liên quan, KBNN/NHTM không phải

nhập lại các thông tin từ NNT kê khai bảo đảm mọi khoản thu được hạch toán chính xác ngay khi nộp mà không phải thực hiện tra soát, điều chỉnh như hiện nay. Mặt khác, việc nhập theo mã ID tiết kiệm được thời gian nhập liệu cho KBNN, giảm các thủ tục hành chính cho khách hàng kiểm soát tốt hơn việc thực hiện nghĩa vụ NSNN theo từng tờ khai nộp thuế, tránh thất thoát, thất thu NSNN.

Thứ hai: Hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản thực hiện:

Hiện nay cùng với văn bản chung là Thông tư số328/2016/TT-BTC ngày 06/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN còn thực hiện nhiều văn bản khác liên quan đến từng nội dung, lĩnh vực cụ thể như Thông tư số84/2016 về hướng dẫn các khoản thuế nội địa; Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định về các khoản thu đối với hàng hóa xuất nhập cảnh…Vì vậy trong quá trình thực hiện khó tra cứu, dễ dễ nhầm lẫn và cần thiết được cấp thẩm quyền hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản vừa thuận tiện cho việc tra cứu và áp dụng vừa mang tính khoa học.

Thứ ba, Quy định cụ thể mức thu tiền mặt tại KBNN và tiến tới theo đúng lộ trình không thực hiện thu, chi tiền mặt tại KBNN:

Để giảm tối đa số thu về tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước tiến tới không thu tiền mặt tại KBNN, đề nghị Bộ trưởng Tài chính xem xét sửa đổi các quy định hiện hành về quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN (Thông tư số13/2017/TT-BTC và Thông tư 136/2018/TT-BTC) theo hướng quy định hạn mức thu tiền mặt tại KBNN (tối đa không quá 5 triệu); khi NHTM đáp ứng được trang thiết bị đặt tại KBNN, Bộ Tài chính quy định rõ khách hàng đến KBNN nộp tiền mặt tại KBNN.

Thứ tư, Các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp lý để tiếp tục mở rộng các hệ thống NHTM phối hợp với KBNN trong thu NSNN. Hiện tại, KBNN phú Thọ đã thực hiện ủy nhiệm thu cho 5 hệ thống NHTM (Viettinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, MB). Trong khi đó cơ quan Thuế và Hải quan

đã thực hiện ký kết thỏa thuận phối hợp thu với rất nhiều hệ thống NHTM khác. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, ngoài 5 hệ thống đã ký phối hợp thu còn rất nhiều các hệ thống NHTM khác như: NHTMCP Kỹ thương Việt Nam, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng, NHTMCP Hàng Hải, NHTMCP Đông Á, NHTMCP Quốc tế, NHTMCP Nam Á, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Như vậy, những khoản thu Ngân sách Nhà nước phát sinh tại NHTM chưa được KBNN ủy nhiệm thu phải chuyển về NHTM được KBNN ủy nhiệm thu hạch toán và

Một phần của tài liệu Quản lý phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)