7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.2. Các giải pháp cụ thể
3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện phối hợp thu NSNN
hơn 1 bước so với NHTM đã được KBNN ủy nhiệm thu. Để mọi khoản thu NSNN được cập nhật chính xác hơn, kịp thời hơn thì việc mở rộng ủy nhiệm thu cho các NHTM khác ngoài 5 hệ thống ngân hàng đã ký thực sự cần thiết. Đồng thời, khi NNT có thêm điểm thu để lựa chọn từ đó sẽ hạn chế nộp tiền mặt tại KBNN.
Theo quy định hiện nay thì Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, KBNN quận, thị xã, thành phố được mở 1 tài khoản chuyên thu/thanh toán thuộc 5 hệ thống NHTM (Viettinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, MB) chưa phù hợp vì: đối với địa bàn thành phố rộng thì đa số các Chi nhánh NHTM đóng trụ sở tại trung tâm thành phố, trong khi đó có một số chi nhánh lại đóng trụ sở ở xa trung tâm. Vì vậy việc được mở thêm tài khoản đối với chi nhánh NHTM đóng trụ sở ở xa trung tâm (mặc dù KBNN đã mở tài khoản ở một Chi nhánh NHTM ngang cấp khác trong cùng hệ thống NHTM đó) sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho NNT vì có thêm điểm thu NSNN.
3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện phối hợp thu NSNN NSNN
Thứ nhất, thường xuyên rà soát ký thỏa thuận phối hợp thu với các NHTM đủ điều kiện thực hiện trên địa bàn tỉnh:
Qua phân tích hiệu quả công tác phối hợp thu NSNN với NHTM trong thời gian qua, việc tăng thêm số lượng NHTM ký kết thỏa thuận phối hợp thu
với KBNN là rất cần thiết và là một trong các giải pháp quan trọng để giảm tải áp lực công việc tại KBNN, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp NSNN góp phần thực hiện thành công đề án thực hiện Kho bạc điện tử ngành KBNN.
Thứ hai, Tiếp tục giảm tỷ trọng tiền mặt nộp tại KBNN:
Một trong những cơ sở quan trọng tiến tới hình thành kho bạc điện tử là mọi khoản thu NSNN, chi NSNN bằng tiền mặt phải được thực hiện tại các NHTM:
- Tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 13/2018/TT-BTC, hiệu lực thi hành từ ngày
01/4/2019 quy định “Các đơn vị, tổ chức kinh tế có tài khoản tại ngân hàng
thương mại thực hiện nộp ngân sách nhà nước (NSNN) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc nộp bằng tiền mặt tại ngân hàng thương mại để chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước”. Như vậy khi NNT trên đến KBNN nộp NSNN thì KBNN sẽ không thực hiện thu mà hướng dẫn người nộp sang NHTM để thực hiện nộp vào tài khoản của KBNN. Tuy nhiên, nhiều trường hợp KBNN (cụ thể là cán bộ trực tiếp thu) không thể biết đơn vị, tổ chức có, hoặc không có tài khoản tại Ngân hàng nên dễ xảy ra trường hợp đơn vị vẫn đến nộp tiền tại KBNN (do không nắm được quy định của Thông tư hoặc do đã nắm được nhưng không tự giác, muốn nộp tiền mặt tại kho bạc). Về phía KBNN vẫn thực hiện thu hoặc yêu cầu khách hàng sang nộp tại NHTM sẽ dễ xảy ra vướng mắc, không có sự thông cảm của khách hàng hoặc để khách hàng phải đi lại nhiều lần và đặc biệt là không giảm được lượng tiền mặt nộp tại KBNN. Để giải quyết việc này KBNN chủ động thông báo địa điểm NHTM phối hợp thu NSNN và đề nghị cơ quan quản lý thu NSNN (Thuế, Tài chính, cơ quan quyết định xử phạt VPHC…) ghi rõ địa điểm nộp NSNN tại các NHTM gần nhất đối với người nộp NSNN tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền để NNT hiểu rõ hơn về quy định của Bộ Tài chính.
nhận thẻ và thiết bị chấp nhận thẻ hoàn toàn bảo đảm an toàn, mặt khác không phải mang theo tiền mặt, hơn nữa, thời gian giao dịch cũng chỉ mất vài phút, không phải chờ lâu vì không phải kiểm đếm tiền; đồng thời tạo điều kiện ưu tiên trước cho khách hàng nộp tiền qua thẻ tại KBNN. Qua đó người dân sẽ nhận thấy lợi ích của việc sử dụng máy chấp nhận thẻ POS, dần tiến tới mọi khoản thu bằng tiền mặt được thực hiện qua các NHTM.
Thứ ba, Giảm thiểu các sai sót phải điều chỉnh, tra soát, lập chứng từ chuyển tiếp:
Hạch toán sai, thiếu thông tin, chuyển sai KBNN nhận đã ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách của các cấp Ngân sách và đơn vị thụ hưởng. Khối lượng công việc của KBNN tăng lên rất nhiều vì phải xử lý sai sót. Để từng bước khắc phục, hạn chế tối đa các sai sót, định kỳ KBNN Phú Thọ chủ động thống kê các đơn vị thường xảy ra sai sót hoặc KBNN nhận để gửi cơ quan quản lý thu hướng dẫn đơn vị thực hiện tốt hơn, đồng thời cung cấp cho KBNN địa chỉ Mail, số điện thoại của đơn vị để KBNN thông tin đến đối tượng nộp khi có sai sót.
Đối với thu phạt vi phạm hành chính KBNN Phú Thọ phối hợp với các
cơ quan ra quyết định xử phạt trên địa bàn để hướng dẫn cá nhân, tổ chức khi nộp phạt phải ghi rõ, đầy đủ các nội dung theo quy định trên chứng từ nộp phạt. Đối với NHTM, KBNN Phú Thọ chủ động thông tin về các sai sót từng sảy ra đồng thời thường xuyên trao đổi kịp thời tháo gỡ những vướng mắc qua quá trình thực hiện.
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực trong công tác phối hợp thu Đối với KBNN:
Trước xu hướng cải cách bộ máy hành chính nhà nước, cải cách công tác quản lý tài chính công. KBNN Phú Thọ luôn chú trọng công tác đào tạo, xây dựng cán bộ nhất là đối với cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng.
Thu NSNN là nghiệp vụ tương đối phức tạp vì liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành quản lý, văn bản hướng dẫn rộng và thường thay đổi. Người nộp
NSNN chủ yếu quan tâm đến việc nộp được tiền vào NSNN mà không quan tâm nhiều đến việc hạch toán do vậy thường không nắm chắc về nghiệp vụ thu NSNN. Vì vậy, KBNN Phú Thọ đã lựa chọn lựa chọn phân công bố trí những cán bộ làm công tác thu là người thực sự am hiểu và chuyên sâu về nghiệp vụ thu NSNN, có năng lực, có trách nhiệm, có thể đọc, hiểu và vận dụng chính xác các quy định về thu NSNN, phối hợp thu NSNN để hướng dẫn khách hàng; Bên cạnh đó, phải là người chủ động phối hợp với cơ quan thu, NHTM xử lý kịp thời những vướng mắc nhằm hạn chế tối đa những sai sót phải đưa vào tài khoản chờ xử lý hoặc điều chỉnh.
Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cán bộ làm công tác thu NSNN; gắn yêu cầu, trách nhiệm theo vị trí việc làm; trang bị đầy đủ và bổ sung thường xuyên kiến thức CNTT, các thao tác về nhập liệu, nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc cho người thực hiện thu NSNN để hướng dẫn, phục vụ tốt nhất NNT.
Xây dựng đội ngũ công chức KBNN giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo chất lượng. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, năng lực và kiến thức nghiệp vụ của các cán bộ đáp ứng với hiện đại hóa công nghệ quản lý.
* Đối với NHTM:
Xây dựng, đào tạo bộ máy phối hợp thu cũng như đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia vào quy trình phối hợp thu thực sự có chuyên môn cao, thái độ vui vẻ, hòa đồng, nhiệt tình trong công tác thu NSNN sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng. Như vậy mới tạo được hình ảnh vững chắc, uy tín cho NNT từ đó sẽ tác động tích cực cho ngân hàng trong công tác phối hợp thu NSNN. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh mà ngân hàng nên hướng tới, làm tăng cơ hội hợp tác và mở rộng thị phần hoạt động thu hút được các đối tượng nhiều hơn từ lòng tin qua NNT khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng, khi có được sự tín nhiệm của khách hàng, sẽ thu hút khách hàng đến các ngân hàng giao dịch nhiều hơn không chỉ để nộp thuế mà còn thực hiện các giao dịch khác.
Các doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế:
Cần xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Quan tâm đúng mức về quyền lợi và chế độ của cán bộ kế toán để họ yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tạo điều kiện để nhân viên kế toán có điều kiện học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ về công nghệ thông tin….
Thường xuyên cập nhật chế độ, văn bản liên quan đến quản lý thu; thực hiện nộp NSNN theo hướng dẫn của cơ quan thu và KBNN để đảm bảo mọi khoản thu nộp vào NSNN được kịp thời, chính xác, tránh phải thực hiện tra soát, điều chỉnh.
Cần phối hợp với KBNN, cơ quan Thuế, Hải quan để cung cấp kịp thời, chính xác khoản nộp NSNN tránh việc thông tin không đầy đủ hoặc thiếu sót thông tin thu nộp NSNN.