Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu Quản lý phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 81)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.3. Đánh giá công tác phối hợp thu trên địa bàn qua KBNN Phú Thọ

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

* Cơ chế chính sách trong phối hợp thu ngân sách nhà nước

Thứ nhất, Thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/06/2016 của Bộ Tài chính tại khoản 1 điều 9 quy định NNT lập bảng kê nộp thuế về Thông tin nội dung khoản nộp NSNN: “Trường hợp nộp thuế, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, khoản nộp khác liên quan đến đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản, người nộp thuế kê khai thêm thông tin theo đặc điểm của từng loại tài sản trong ô nội dung khoản nộp ngân sách nhà nước như: địa chỉ căn nhà, lô đất; loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy của máy bay, tàu thuyền, ô tô, xe máy” dẫn đến dễ sai sót trong quá trình nhập liệu vì quá nhiều thông tin trong phần nội dung thanh toán. Như vậy, khi có sự sai sót, NNT sẽ đánh giá sự đồng bộ, điều hành cũng như công tác hối hợp thu giữa các cơ quan công quyền chưa tốt làm cho người dân phải đi lại nhiều lần

Thứ hai, quy định Chứng từ thu NSNN do NNT gửi đến KBNN và NHTM hiện nay khá nhiều loại. Ngoài Bảng kê nộp thuế, thì NNT có thể gửi quyết định, thông báo của cơ quan thuế đến NHTM/KBNN thay cho bảng kê nộp thuế để làm thủ tục nộp thuế. Như vậy, chuẩn thông tin đầu vào khó thống nhất, nó tùy thuộc vào trình độ, sự hiểu biết của người làm công tác thu NSNN. Trong lúc đó, hiện nay KBNN việc tập huấn đào tạo chủ yếu tập trung đến kiểm soát chi ngân sách chưa đề cập đến các lớp đào tạo bồi dưỡng công tác thu

Thứ ba, Thông tư số328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính tại khoản 1, điều 4 quy định: “ Trường hợp KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện đã ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, song người nộp NSNN vẫn đến KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện để nộp NSNN, thì KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện vẫn phải thực hiện thu tiền mặt cho NNT do đó làm cho lượng tiền mặt thu trực tiếp tại KBNN vẫn thưa thực sự giảm theo kỳ vọng.

Các văn bản chế độ về thu Ngân scahs Nhà nước còn phân tán, chưa thống nhất và đồng bộ:

Thứ nhất: hiện nay cùng với văn bản chung là Thông tư

số328/2016/TT-BTC ngày 06/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua KBNN còn Thực hiện nhiều văn bản khác liên quan đến từng nội dung, lĩnh vực cụ thể như Thông tư 84/2016 về hướng dẫn các khoản thuế nội địa; Thông tư số184/2015/TT-BTC quy định về các khoản thu đối với hàng hóa xuất nhập cảnh…Vì vậy trong quá trình thực hiện khó tra cứu và dễ nhầm lẫn.

Thứ hai: Thủ tục làm căn cứ nộp thuế và lưu tại KBNN chưa đồng nhất giữa các văn bản, cụ thể: Tại Điều 10 Thông tư số 84/2016/TT-BTC quy định:

“Trường hợp nộp thuế theo quyết định/thông báo của cơ quan thuế người nộp thuế có thể thay thế việc lập bảng kê nộp thuế bằng việc nộp bản quyết định/thông báo gửi ngân hàng/cơ quan kho bạc nhà nước nơi người nộp thuế thực hiện giao dịch…Quyết định/thông báo của cơ thuế được lưu cùng giấy

nộp tiền vào ngân sách nhà nước tại ngân hàng/cơ quan kho bạc nhà nước.”. Tại khoản 1, điều 13 Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường quy định trách nhiệm của

KBNN “Thực hiện thu tiền theo Thông báo do cơ quan thuế ban hành và cung

cấp chứng từ thu cho người nộp”.

Theo quy định Các khoản thu không có thông báo của của cơ quan thuế như thuế GTGT, TNDN do đối tượng nộp thuế tự kê khai, các khoản phí, lệ phí… thì KBNN thu theo Bảng kê nộp thuế.

Như vậy, thủ tục làm căn cứ nộp tiền tại các văn bản là không thống nhất, trường hợp phải nộp theo quyết định/thông báo, trường hợp phải nộp theo Bảng kê nộp thuế dễ phát sinh vướng mắc, phản ứng của người nộp thuế trong quá trình thực hiện.

Quy định của công văn số 4696/KBNN-KTNN thì KBNN không phải lưu Bảng kê nộp thuế; Theo quy định của Thông tư liên tịch 88/2016/TTLT- BTC-BTNMT thì KBNN phải lưu quyết định/thông báo nộp thuế. Như vậy chưa đảm bảo tính đồng bộ việc lưu trữ chứng từ nộp NSNN có tính chất tương tự. Việc không lưu Bảng kê nộp thuế còn có khó khăn cho KBNN trong trường hợp phải tra cứu, đối chiếu, xử lý sai sót.

Thứ ba: Tại tiết k khoản 1 Điều 9 Thông tư số84/2016/TT-BTC quy định:

“Trường hợp nộp thuế, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, khoản nộp khác liên quan đến đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản, người nộp thuế kê khai thêm thông tin theo đặc điểm của từng loại tài sản trong ô nội dung khoản nộp ngân sách như: địa chỉ căn nhà, lô đất; loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy của máy bay, tàu thuyền, ô tô, xe máy”. Theo đó, khi lập Giấy nộp tiền vào NSNN kế toán cũng phải nhập đầy đủ các thông tin quy định trên. Việc nhập quá nhiều thông tin dễ xảy ra sai sót, dễ gây bức xúc cho người dân và thể hiện thiếu tính đồng bộ dữ liệu đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thứ tư: Nội dung đang có hiệu lựctại tiết b khoản 1 điều 4 Thông tư số

328/2016/TT-BTC “Trường hợp KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện đã ủy

nhiệm thu bằng tiền mặt, song người nộp NSNN vẫn đến KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện để nộp NSNN thì KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện vẫn phải thực hiện thu tiền mặt từ người nộp NSNN”. Thông tư 136/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2017/TT-BTC: nội dung đang có

hiệu lực tại Điều 1, Khoản 1 “Các đơn vị, tổ chức kinh tế có tài khoản tại ngân

hàng thương mại thực hiện nộp ngân sách nhà nước (NSNN) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc nộp bằng tiền mặt tại ngân hàng thương mại để chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN).”

Đối với một số quy định trên thì người nộp tiền mặt vẫn có nhiều lựa chọn, có thể nộp tiền mặt tại KBNN hoặc có thể nộp tại các NHTM. Vì vậy, việc giảm thu tiền mặt tại kho bạc là khó khăn dẫn đến hiệu quả công tác phối hợp thu NSNN giữa KBNN và NHTM không cao.

* Về ứng dụng công nghệ thông tin:

- Thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế:

Thứ nhất, hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt được đầu tư, phát triển nhưng chưa đồng đều và bao phủ, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, hiện nay, tại tỉnh Phú Thọ các dịch vụ nộp thuế như ATM, POS, Internet Banking, Mobil Banking chưa phát triển. NNT vẫn có thói quen, tâm lý muốn sử dụng tiền mặt, tâm lý chưa tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống bảo mật Ngân hàng, sợ rủi ro mất tiền, tâm lý e ngại trong việc tiếp cận với công nghệ mới…Mặt khác, thu nhập của người dân còn thấp nên việc để tiền trong tài khoản hầu như không có. Do vậy, việc thu nộp qua ATM, POS chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, chất lượng dịch vụ thanh toán mặc dù được cải thiện song chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.

Thứ tư, chính sách phí của Ngân hàng còn cao chưa thực sự khuyến khích được người dân sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Với mức phí giao dịch qua các ngân hàng như hiện nay thì việc sử dụng tiền mặt vẫn có những tiện lợi nhất định và tiết kiệm đối với đa số người dân.

Nhận thức của người nộp thuế

Thứ nhất, NNT vẫn còn có tâm lý chưa tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống bảo mật của ngân hàng, sợ rủi ro mất tiền nên ít lựa chọn hình thức nộp thuế điện tử.

Thứ hai, một số tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp thuế bằng tiền mặt vì điều kiện đi lại, vị trí địa lý gần các đơn vị KBNN nên NNT lại chọn KBNN làm nơi nộp NSNN.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

* Nguồn nhân lực của cơ quan tham gia phối hợp thu

Thứ nhất, một số NHTM vì thiếu nhân sự nên chưa bố trí cán bộ chuyên thu NSNN mà phân công kiêm nhiệm nên còn một số cán bộ ngân hàng chưa nắm rõ quy trình nghiệp vụ thu NSNN, lúng túng trong việc hướng dẫn thủ tục thu, nộp xử lý công việc chưa nhanh chóng, chưa giải phóng được khách hàng. Từ đó NNT muốn quay lại Kho bạc để nộp tiền nhanh hơn.

Thứ hai, một số nhân viên Ngân hàng chưa được đào tạo về lĩnh vực nghiệp vụ thu Ngân sách Nhà nước nên còn hạn chế. Việc nhập liệu chứng từ thu còn sai sót về thông tin (sai mã NDKT, sai chương, mã địa bàn…), chứng từ truyền sang KBNN 2 lần do cán bộ ngân hàng nhập trùng, nhiều khoản thu còn thiếu thông tin hạch toán, …dẫn đến phải lập điện tra soát rất mất thời gian dẫn tới chưa hạch toán kịp thời vào NSNN.

Thứ ba, KBNN thực hiện tra soát với các chi nhánh NHTM để xử lý các món thu thiếu thông tin hạch toán nhưng cán bộ là đầu mối để xử lý công việc trực tiếp với kho bạc lại phụ thuộc vào giao dịch viên ở các điểm giao dịch khác nên việc tra soát bị chậm trễ và kế toán KBNN phải hạch toán vào tài khoản chờ xử lý.

Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia phối hợp thu NSNN Thứ nhất, chất lượng phối hợp thu của một vài NHTM còn hạn chế. Một số Ngân hàng tham gia phối hợp thu vẫn chưa thực sự thực hiện tốt trách nhiệm trong công tác phối hợp. Có đơn vị khi xử lý công việc khi gặp vướng mắc không nắm bắt được qui trình nghiệp vụ dẫn tới khách hàng đến KBNN để nộp tiền.

Thứ hai, công tác tuyên truyền chưa thực sự đẩy mạnh. Tại các điểm giao dịch chưa có biển thông báo, bảng công khai quy trình nộp thuế, nộp tiền phạt VPHC làm cho NNT mất thời gian tìm kiếm, gây tâm lý khó chịu.

Thứ ba, chi phí nộp thuế điện tử, dịch vụ chuyển tiền từ tài khoản Ngân hàng khác hệ thống hoặc Ngân hàng chưa phối hợp thu phí cao. Chính vì thế chưa khuyến khích được người nộp tiền nộp thuế điện tử qua hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIỮA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Quản lý phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)