7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp
3.3.1. đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tiến tới hiện đại hóa, ứng dụng CNTT trong quản lý thu Ngân scahs Nhà nước
Công tác quản lý thu NSNN, mỗi đơn vị tham gia Phối hợp thu NSNN, trên cơ sở cải cách các thủ tục hành chính nhà nước và chương trình, kế hoạch cải cách hành chính tại ngành, đơn vị mình cần tích cực triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác phối hợp thu NSNN, góp phần vào mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử; Cải cách thủ tục hành chính gắn với cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông phải đồng bộ, hiệu quả và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, lấy sự hài lòng
của người dân và doanh nghiệp làm thước đo kết quả công tác cải cách hành chính. Nhà nước cần xây dựng và ban hành văn bản pháp lý về định danh trên hệ thống CNTT cũng như văn bản pháp lý về chia sẻ dữ liệu bắt buộc với các tổ chức, cơ quan đơn vị trong phạm vi cả nước.
3.3.2. Các cấp chính quyền địa phương
Công tác phối hợp thu NSNN đạt hiệu quả cao rất cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp Chính quyền địa phương đối với các cơ quan có liên quan trong quản lý thu Ngân sách trên địa bàn, bên cạnh đó, tỉnh cần thành lập ban chỉ đạo thu NSNN để kịp thời giải quyết những vướng mắc tháo gỡ những khó khăn cho người dân, và doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
3.3.3. Đối với KBNN, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, các Ngân hàng thương mại
Các đơn vị tham gia vào quy trình phối hợp thu như KBNN, Tổng Cục Thuế, Hải quan, NHTM cần chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thu NSNN; Chú trọng công tác bảo mật thông tin cho khách hàng, đảm bảo độ tin cậy và an toàn tuyệt đối đối với các giao dịch điện tử; Nâng cấp hạ tầng truyền thông, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của máy chủ, khắc phục kịp thời các lỗi hệ thống, đảm bảo dữ liệu thu NSNN được truyền tải, kết nối thông suốt với các đơn vị tham gia phối hợp thu đầy đủ, kịp thời và chính xác.
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Để hình thành Kho bạc điện tử đến năm 2020 và Kho bạc số theo định hướng Chiến lược phát triển KBNN 2021-2030 mọi hoạt động KBNN cần phải thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại. Thời gian vừa qua, Bộ Tài Chính đã ban hành rất nhiều văn bản để đa dạng hóa các hình thức thu nộp và hạn chế nộp tiền mặt tại KBNN. Tuy nhiên, việc thu nộp đối với các khoản thu
tiền mặt tại KBNN hiện vẫn còn lớn. Trong thời gian gần đây, công nghệ thanh toán đang phát triển ngày càng mạnh mẽ với sự ra đời của hàng loạt các phương thức thanh toán mới như ví điện tử, thanh toán bằng mã QR...là cơ sở để Bộ trưởng Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh việc ứng dụng, đa dạng hóa các phương thức thanh toán, hoàn thiện cơ chế quản lý thu NSNN qua KBNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần thúc đẩy Thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cũng cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Thông tư 136/2018/TT-BTC đưa hạn mức thu tiền mặt tại KBNN và dần hướng tới toàn bộ thu bằng tiền mặt chỉ thực hiện tại NHTM để hoàn thành đích đến của KBNN là Kho bạc điện tử.
Ban hành các văn bản pháp lý để tiếp tục mở rộng kênh thu NSNN không chỉ ở các đơn vị NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần quốc doanh mà ở cả các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh phải đảm bảo các điều kiện về pháp lý, hạ tầng truyền thông, nhân sự vận hành…Phù hợp với địa bàn và các lĩnh vực hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế có thể thực hiện nghĩa vụ của mình nhanh nhất và hiệu quả nhất ở mọi lúc, mọi nơi, hướng đến các khoản thu nộp Ngân sách đều được thực hiện qua hệ thống NHTM.
Bộ tài chính xem xét việc phân cấp cho KBNN tỉnh được chủ động quyết định đối với việc mở mới hoặc mở thêm hoặc thay đổi nơi mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu: Theo quy định hiện nay việc mở mới, thay đổi nơi mở tài khoản thì KBNN tỉnh phải có văn bản gửi KBNN, sau đó KBNN cần có văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận thì KBNN tỉnh mới thực hiện được. Bên cạnh đó địa phương là người chủ động nắm rõ tinh thần phục vụ của từng NHTM với đối tượng khách hàng mà KBNN đã ủy nhiệm thu (thu NSNN và thu phạt). Vì vậy, để việc phối hợp thu với Ngân hàng thương mại đạt hiệu quả cao nhất thì Bộ Tài chính cũng cần xem xét phân cấp cho KBNN cấp tỉnh Chủ động lựa chọn Ngân hàng thương mại để mở/thay đổi tài khoản của KBNN cấp tỉnh hoặc Kho bạc Nhà nước cấp huyện thuộc hệ thống các Ngân hàng
thương mại mà Kho bạc Nhà nước đã cho phép trên cơ sở công tác thu NSNN thực tế trên địa bàn.
3.4.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các đơn vị có liên quan
Đối với KBNN:
Tiếp tục cải cách mô hình Trao đổi thông tin thu nộp, đồng thời thúc đẩy các phương thức thanh toán điện tử trong thu nộp NSNN; đẩy mạnh công tác Cải cách và Hiện đại hóa theo định hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đa dạng hóa Các hình thức thu nộp Ngân sách phù hợp với sự phát triển công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng;
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, áp dụng Công nghệ thông tin vào quy trình, thủ tục thu phạt VPHC với KBNN, NHTM và cơ quan ra quyết định có sự kết nối dữ liệu nhằm tháo gỡ những vướng mắc và bất cập trong việc thực hiện đối chiếu thu phạt VPHC hiện nay. KBNN sớm triển khai thu phạt VPHC lĩnh vực giao thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nộp phạt, hướng tới giảm dần khách hàng đến thu, nộp trực tiếp các khản thu tiền mặt tại KBNN.
KBNN đang hướng tới mở rộng ủy nhiệm thu với các NHTM, do vậy để đảm bảo việc các NHTM cập nhật kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý cũng như công văn hướng dẫn của KBNN có Liên quan đến phối hợp thu Ngân sách Nhà nước, KBNN cần tích hợp chuyển văn bản/thông báo trên hệ thống chương trình TCS của hệ thống NHTM nhằm giảm thiểu việc văn bản về các KBNN địa phương nhưng lại không được gửi đến NHTM để thực hiện.
Chủ động phối hợp với cơ quan Thuế, hải quan, cơ quan thu phạt VPHC trong việc xây dựng mã định danh khoản thu nộp đảm bảo số liệu của cơ quan thu chuyển đến có đầy đủ thông tin để kho bạc hạch toán, đặc biệt các thông tin về đất đai và trước bạ xe; gắn khoản thu với địa bàn nộp thuế để hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình thu NSNN, đảm bảo mọi khoản thu đều được hạch toán kịp thời, chính xác.
Với cơ quan thu (Thuế, Hải Quan):
Cần rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đăng ký kê khai nộp Thuế phù hợp định hướng cải cách hành chính và thông lệ quốc tế; hoàn thiện cơ sở dữ liệu định danh người nộp thuế đầy đủ, chính xác về địa bàn nộp thuế, KBNN ghi nhân khoản thu, số tiền, MLNS...và cần cập nhật kịp thời các thông tin về người nộp thuế để tạo điều kiện cho KBNN và NHTM Trong quá trình thực hiện và quản lý thu nộp NSNN.
Cơ quan Thuế cần triển khai chữ ký số để thực hiện tra soát, điều chỉnh và hoàn trả bằng truyền/nhận dữ liệu điện tử Giữa cơ quan Thuế và KBNN để kịp thời hạch toán và sử lý các sai sót qua quá trình thực hiện thu nộp và hoàn trả ngân sách theo đúng Quyết định 1223/QĐ-BTC Ngày 27/7/2018 của Bộ trưởng Tài chính về việc ban hành Quy chế truyền nhận thông tin thu nộp, hoàn trả Ngân sách Nhà nước điện tử giữa cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và Kho bạc. Vì hiện nay chương trình ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) của cơ quan thuế đã thực hiện gửi được chứng từ tra soát và điều chỉnh bằng Chứng từ điện tử, tuy nhiên chứng từ gửi sang Kho bạc chỉ do cán bộ lập gửi mà chưa được thực hiện ký số theo chức danh quy định. Mặt khác, cơ quan thuế chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình tra soát, điều chỉnh bằng dữ liệu điện tử với KBNN nên chưa thể triển khai thực hiện.
Đối với cơ quan Thuế các cấp cần triển khai hiệu quả dịch vụ một cửa điện tử và hỗ trợ trực tuyến tập trung thông qua việc thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, cập nhật để giải đáp các yêu cầu hỗ trợ của người nộp thuế tự động để Người nộp thuế có thể dễ dàng tra cứu các thông tin cần thiết.
3.4.3. Đối với ngân hàng
NHNN cần có chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đảm bảo tiện ích, an toàn, bảo mật, chi phí hợp lý. Đối với phí giao dịch qua các ngân hàng như hiện nay,
thì tiền mặt vẫn có những tiện lợi và tiết kiệm cho người dân, vì vậy ngân hàng cần nghiên cứu để đưa ra chính sách phí hợp lý hơn để từ đó người dân sẽ có lựa chọn hình thức nộp phù hợp nhất. Có như vậy mới dần khiến cho khách hàng xóa đi thói quen chi tiêu bằng tiền mặt.
Đối với các NHTM cần tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh toán, lấy việc cung ứng dịch vụ trên thiết bị di động làm mục tiêu chính; phối hợp với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ để kết nối, tích hợp hệ thống CNTT với các đơn vị này với hệ thống thanh toán của ngành ngân hàng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng phương thức Thanh toán không dùng tiền mặt.
PHẦN III KẾT LUẬN
Năm 2020 là một năm có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống KBNN, là năm cuối thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Do vậy mục tiêu của KBNN đặt ra là: tập trung nguồn lực hoàn thành các Mục tiêu chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, xây dựng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường cải cách thu, chi NSNN; tiếp tục sắp xếp, tinh gọn Bộ máy gắn với hiện đại hóa CNTT quản lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống KBNN.
Với nhiệm vụ KBNN đặt ra như vậy công tác phối hợp thu Ngân sách Nhà nước có vai trò rất quan trọng để thực hiện Chiến lược phát triển KBNN theo mục tiêu đã định. Công tác Phối hợp thu NSNN giữa KBNN, cơ quan Thuế, Hải quan với các NHTM là một bước tiến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, mang tính đột phá của công tác thu Ngân sách Nhà nước trên nền tảng CNTT, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp đồn thời tạo điều kiện cho NNT thực hiện nghĩa vụ với NSNN được thuận lợi, kịp thời và hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế.
Công tác phối hợp thu NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là vấn đề tương
đối phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Tuy vậy, đề tài “Giải pháp
hoàn thiện công tác phối hợp thu NSNN tại KBNN tỉnh Phú Thọ”, nhóm tác giả cũng đã cố gắng ngiên cứu để giải quyết được những mục tiêu đặt ra, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác phối hợp thu NSNN giữa KBNN với
các NHTM trên địa bàn thể hiện ở các nội dung sau:
1. Trên cơ sở các văn bản hiện hành quy định thu NSNN, phối hợp thu NSNN, tác giả đã hệ thống hóa, làm rõ nội dung phối hợp thu NSNN và chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp thu NSNN.
2. Đánh giá thực trạng qua công tác mô tả, phân tích công tác phối hợp thu Ngân sách Nhà nước với các NHTM trên địa bàn. Từ đó đánh giá kết quả đạt được, và hạn chế phân tích nguyên nhân của những hạn chế.
3. Trên cơ sở những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thu NSNN.
Những Giải pháp đề xuất trong đề tài luận văn chỉ là những nghiên cứu từ một phần thực tiễn trong công tác quản lý của địa phương, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã có nhiều nỗ lực cố gắng nhưng kết quả nghiên cứu không thể trách khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bản thân rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung của các Thầy, các Cô trong hội đồng để đề tài được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Quyết định số 1223/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế truyền nhận thông tin thu nộp, hoàn trả NSNN điện tử giữa cơ quan thuế, hải quan, tài chính và KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 27 tháng 7 năm 2017”.
[2]. “Thông tư số136/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2018”.
[3]. “Thông tư số13/2017/TT-BTC quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2017”.
[4]. “Thông tư số133/2017/TT-BTC về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2017”.
[5]. “Thông tư số328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2016”.
[6]. “Thông tư số300/2016/TT-BTC quy định sửa đổi hệ thống Mục lục Ngân sách, Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2016”.
[7]. “Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 22 tháng 6 năm 2016”.
[8]. “Thông tư số84/2016/TT-BTC hướng dẫn thu nộp NSNN đối với các khoản thuế và thu nội, Bộ Tài chính ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2016”.
[9]. “Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, Bộ Tài chính ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2015”.
[10]. “Thông tư 105/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2013/TT-BTC quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ NSNN bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính, Bộ Tài chính ban hành ngày 07 tháng 8 năm 2014”.
[11]. “Thông tư số153/2013/TT-BTC quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ NSNN bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính, Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 10 năm 2013”.
[12]. “Các cuốn tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia của ngành Tài chính và