Phối hợp trong việc thực hiện quy trình phối hợp thu NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 56 - 64)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.2. Thực trạng thu NSNN và phối hợp thu NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.2.2. Phối hợp trong việc thực hiện quy trình phối hợp thu NSNN

2.2.2.1. Quy trình thực hiện phối hợp thu NSNN (Theo Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016)

* Tại ngân hàng ủy nhiệm thu

- Đối tượng nộp: Là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, liên

quan đến thu nộp các khoản thuế, nộp phạt VPHC.

- Về hình thức thu: NNT, nộp phạt VPHC có thể nộp NSNN bằng hình thức trích tài khoản tại NHTM hoặc nộp trực tiếp tiền mặt tại NHTM.

- Về chứng từ: sử dụng giấy nộp tiền vào NSNN, Bảng kê nộp thuế, Biên lai thu phạt VPHC in từ chương trình TCS.

- Quy trình thực hiện: NNT lập 01 liên bảng kê nộp thuế hoặc theo quyết định/thông báo của cơ quan thuế, cán bộ thu NSNN của các NHTM nhập các thông tin trên bảng kê nộp thuế hoặc quyết định/thông báo của cơ quan Thuế vào chương trình TCS-NHTM để tra cứu, kiểm tra thông tin về người nộp NSNN và làm thủ tục thu tiền mặt từ NNT hoặc trích tài khoản của người nộp NSNN để chuyển vào tài khoản thanh toán/tài khoản chuyên thu của KBNN và cấp cho NNT 01 liên giấy nộp tiền vào NSNN, 01 liên ngân hàng lưu làm căn cứ hạch toán.

Trường hợp thu phạt VPHC: căn cứ vào quyết định xử phạt VPHC của người có thẩm quyền xử phạt, ngân hàng lập và in biên lai để thu tiền và cấp biên lai thu tiền phạt cho khách hàng. Cuối ngày Ngân hàng tập hợp các biên lai thu trong ngày để lập 01 liên Bảng kê thu tiền phạt đồng thời lập 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN. Căn cứ giấy nộp tiền vào NSNN để hạch toán và lưu cùng Bảng kê thu tiền phạt, truyền dữ liệu thu và Bảng kê thu tiền phạt cho KBNN.

- Thu tại quầy giao dịch:

+ Đối tượng nộp: Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, liên

quan đến thu nộp thuế, nộp phạt VPHC vào NSNN; Các đơn vị sử dụng NSNN mở tài khoản tại KBNN khấu trừ lương Nộp thuế thu nhập cá nhân quyết toán thay cho các cán bộ công chức trong đơn vị; Các đơn vị trích từ khoản khoản tiền gửi, tài khoản chờ nộp ngân sách nộp vào NSNN sau khi đã khấu trừ một phần số tiền thu phí được để lại; Khấu trừ 2% thuế GTGT chi đầu tư XDCB; Các đơn vị sử dụng ngân sách nộp các khoản phí, lệ phí, thu thanh lý tài sản, các khoản thu hồi khoản chi năm trước, thu khác,… vào NSNN theo quy định.

+ Về hình thức thu: Thu bằng chuyển khoản và thu bằng tiền mặt. + Về chứng từ sử dụng: Bảng kê nộp thuế, Giấy rút dự toán NSNN, Ủy nhiệm chi, Giấy rút vốn đầu tư, Biên lai thu phạt.

+ Quy trình thực hiện: Đối với trường hợp nộp bằng tiền mặt: Căn cứ vào bảng kê nộp thuế do NNT lập hoặc quyết định/thông báo, kế toán KBNN kiểm tra và thực hiện hạch toán trên chương trình TCS-TT, in Giấy nộp tiền vào NSNN và chuyển cho Thủ quỹ thu tiền mặt, sau đó chuyển KTT ký kiểm soát và trả 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN cho khách hàng; Đối với trường hợp nộp bằng chuyển khoản: Căn cứ Giấy rút vốn đầu tư, Giấy rút dự toán NSNN, UNC, kế toán kho bạc kiểm tra và thực hiện hạch toán trên chương trình TCS-TT để thu NSNN theo quy định.

Sau khi kế toán trưởng KBNN kiểm soát chứng từ thu, dữ liệu thu NSNN đối với khoản thu của cơ quan Hải quan được truyền tự động sang cơ quan Hải quan. Cuối ngày hoặc chậm nhất vào đầu ngày làm việc hôm sau, KBNN truyền dữ liệu điện tử Bảng kê chứng từ nộp ngân sách gắn chữ ký số cho từng cơ quan thu theo quy định.

+ Trường hợp thu phạt VPHC: Căn cứ vào quyết định xử phạt VPHC của người có thẩm quyền xử phạt, kế toán thu NSNN lập Biên lai để thu tiền và cấp Biên lai thu tiền phạt cho khách hàng. Cuối ngày kế toán thu NSNN tập hợp

các biên lai thu trong ngày để lập 01 liên Bảng kê thu tiền phạt đồng thời lập 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN. Căn cứ giấy nộp tiền vào NSNN, kế toán hạch toán thu NSNN, lưu cùng Bảng kê thu tiền phạt và các quyết định xử phạt VPHC.

- Thu qua POS tại Kho bạc Nhà nước:

Năm 2017, KBNN Phú Thọ đã lắp đặt 2 máy POS của hệ thống NHTM cổ phần Công thương Việt Nam tại hai địa bàn có số thu và lượt khách hàng lớn là thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ. Ngay từ khi lắp đặt, KBNN Phú Thọ đã tổ chức tập huấn cho cán bộ trực tiếp làm công tác thu sử dụng thành thạo máy POS để sẵn sàng phục vụ khách hàng khi có nhu cầu nộp qua máy POS; đặt máy ở vị trí thuận lợi; đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động khách hàng khi đến giao dịch. Tuy nhiên, việc thu tiền qua máy POS trên địa bàn còn rất hạn chế. Do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn phổ biến, tâm lý ngại thay đổi phương thức thanh toán cũng như chưa đủ điều kiện tiếp cận thanh toán điện tử…là nguyên nhân khách quan mà thu NSNN qua máy POS chưa thực sự hiệu quả tại KBNN Phú Thọ.

* Thu NSNN nước qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan Thuế, Hải quan:

- Đối tượng nộp thuế: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thu.

- Quy trình thực hiện: NNT đăng nhập vào hệ thống nộp thuế điện tử trên Cổng TTĐT website: Đối với cơ quan thu là cơ quan Thuế thì địa chỉ truy cập là http://nopthue.gdt.gov.vn; Đối với cơ quan thu là Hải quan thì địa chỉ truy cập là https://epayment.customs.gov.vn/epaymentportal/login bằng tên đăng nhập là mã số thuế của doanh nghiệp và mật khẩu của mình để lập chứng từ nộp thuế. NNT kê khai thông tin đầy đủ trên giấy nộp tiền vào NSNN và kiểm tra tính chính xác trên giấy nộp tiền vào ngân sách.

tra thông tin trên giấy nộp tiền vào NSNN và nếu đủ điều kiện để trích Nợ, hệ thống tác nghiệp của ngân hàng tự động trích Nợ tài khoản của NNT theo thông tin trên giấy nộp tiền vào ngân sách, chuyển vào tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng đồng thời hệ thống tự động gửi kèm thông báo về việc nộp thuế thành công và giấy nộp tiền vào ngân sách (có chữ ký điện tử của ngân hàng) cho NNT qua Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế và Hải quan. Nếu không đủ điều kiện trích nợ hệ thống tác nghiệp ngân hàng gửi thông báo về việc chưa nộp thuế thành công cho NNT qua Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế và Hải quan

Khách hàng tự in giấy nộp tiền vào NSNN trên Cổng TTĐT của Tổng Cục Thuế khi nhận được thông báo về việc nộp thuế thành công.

* Xử lý sai sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp thuế:

- Đối với người nộp thuế:

Trường hợp sai sót thông tin nộp thuế do NNT khai không chính xác các thông tin trên chứng từ nộp thuế, NNT phối hợp với ngân hàng, KBNN phục vụ NNT để xử lý sai sót trong nộp tiền vào ngân sách. Nếu khoản thu NSNN đã được cơ quan thuế hạch toán và thông báo, NNT lập thư tra soát kèm theo chứng từ nộp thuế hoặc thông tin liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh sai sót gửi cơ quan thuế để thực hiện điều chỉnh.

- Ngân hàng ủy nhiệm thu:

Căn cứ vào thư tra soát của Ngân hàng chưa phối hợp thu và ngân hàng ủy nhiệm thu, có trách nhiệm tra soát và điều chỉnh theo quy định. Nếu chứng từ đã truyền sang KBNN, Ngân hàng ủy nhiệm thu lập tra soát gửi sang KBNN qua chương trình TCS-TT để KBNN thực hiện điều chỉnh theo nội dung trong thư tra soát; Trường hợp Ngân hàng ủy nhiệm thu chuyển thừa tiền (so với số tiền khách hàng nộp) do cán bộ ngân hàng chuyển nhầm 2 lần hoặc do lỗi hệ thống, ngân hàng ủy nhiệm thu lập điện tra soát gửi Kho bạc. Căn cứ thư tra soát của ngân hàng ủy nhiệm thu, Kho bạc hạch toán vào tài khoản sai lầm trong thanh toán và lập chứng từ chuyển trả ngân hàng số tiền thừa.

- Đối với Ngân hàng chưa phối hợp thu: Căn cứ vào thư tra soát của NNT, ngân hàng chưa phối hợp thu thực hiện điểu chỉnh sai sót theo quy định về xử lý sai sót trong thanh toán. Trường hợp khoản thu NSNN đã truyền sang ngân hàng ủy nhiệm thu, ngân hàng chưa phối hợp thu lập thư tra soát với ngân hàng ủy nhiệm thu để thực hiện tra soát và điều chỉnh sai sót theo quy trình thanh toán giữa các ngân hàng.

- Đối với cơ quan Kho bạc:

Nhận được điện tra soát của ngân hàng tham gia phối hợp thu, Kho bạc thực hiện điều chỉnh sai sót ngay trong ngày làm việc. Đối với các khoản thu Kho bạc phát hiện sai khi đã hạch toán thu NSNN và truyền dữ liệu sang cơ quan thuế, Kho bạc thực hiện điều chỉnh sai sót và truyền dữ liệu sang thuế để cơ quan thuế điều chỉnh thông tin cho đúng.

Kho bạc bhận được giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN của cơ quan thuế Kho bạc thực hiện điều chỉnh và truyền dữ liệu thu ngân sách sang cơ quan thuế.

Đối với các khoản thu không đủ thông tin hạch toán, Kho bạc hạch toán vào tài khoản chờ xử lý. Sau đó Kho bạc lập thư tra soát gửi cơ quan thu để bổ sung thông tin hạch toán thu NSNN. Đối với những thư tra soát đã được cơ quan thu bổ sung thông tin, Kho bạc căn cứ vào thư tra soát tất toán tài khoản chờ xử lý và hạch toán vào tài khoản thu ngân sách.

- Đối với cơ quan Thuế: Khi nhận được thư tra soát của NNT, của ngân hàng, cơ quan thuế tra soát thông tin thu nộp và lập giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN gửi Kho bạc để thực hiện điều chỉnh. Sau khi Kho bạc đã hạch toán điều chỉnh, cơ quan thuế thông báo cho NNT biết.

Khi nhận được thư tra soát của KBNN cơ quan thuế xác nhận hoặc bổ xung thông tin hạch toán thu NSNN gửi KBNN để làm căn cứ hạch toán thu ngân sách.

2.2.2.2. Về thực hiện Quy trình trao đổi thông tin thu NSNN giữa Cơ quan thu, Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng ủy nhiệm thu

* Tại ngân hàng ủy nhiệm thu:

Các giao dịch thu NSNN phát sinh trong ngày làm việc trước thời điểm “cut off time” đều được Ngân hàng hạch toán đầy đủ, kịp thời vào tài khoản thanh toán và tài khoản chuyên thu của KBNN đồng thời truyền chứng từ đến KBNN tương ứng qua chương trình TCS-TT.

Các giao dịch thu sau thời điểm “cut off time” của ngày làm việc và trong ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, Tết, ngày nghỉ theo quy định đều được ngân hàng hạch toán đầy đủ, kịp thời vào tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu của KBNN tại thời điểm phát sinh và truyền chứng từ sang KBNN vào ngày làm việc kế tiếp; đối chiếu với KBNN vào ngày làm việc kế tiếp. Ngày nộp thuế ghi trên chứng từ nộp tiền của khách hàng vào tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu của KBNN được ghi nhận là ngày khách hàng thực hiện giao dịch nộp tiền mặt hoặc trích tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng và được hệ thống Ngân hàng xác nhận giao dịch nộp tiền thành công.

* Kho bạc Nhà nước:

Hàng ngày các khoản thu NSNN phát sinh trước thời điểm “cut off time” của ngày làm việc được KBNN hạch toán vào tài khoản thu NSNN và đối chiếu với các Ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản ngay trong ngày làm việc; Các khoản thu phát sinh sau thời điểm “cut off time” của ngày làm việc và trong ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, tết, ngày nghỉ theo quy định được KBNN thực hiện hạch toán vào ngày kế tiếp, đối chiếu với NHTM nơi mở tài khoản vào ngày làm việc kế tiếp; Ngày cuối tháng (trừ cuối năm) các khoản thu NSNN phát sinh sau giờ “cut off time” tại ngân hàng được KBNN hạch toán vào ngày làm việc cuối cùng của tháng đó và đối chiếu và quyết toán với Ngân hàng vào ngày làm việc đầu tiên của tháng kế tiếp.

Ngày cuối năm KBNN phối hợp với ngân hàng bảo đảm hạch toán khớp đúng toàn bộ số liệu giữa hai bên trong ngày cuối cùng của năm.

Khi nhận được dữ liệu thu NSNN của ngân hàng ủy nhiệm thu chuyển đến, KBNN thực hiện kiểm tra thông tin về các khoản nộp NSNN. Nếu không đủ thông tin hạch toán thì KBNN gửi thư tra soát với ngân hàng ủy nhiệm thu để bổ sung, điều chỉnh thông tin cho phù hợp. Sau đó KBNN thực hiện hạch toán kế toán số tiền phát sinh vào tài khoản thu NSNN. Cuối ngày hoặc đầu ngày làm việc tiếp theo KBNN truyền bảng kê chứng từ nộp NSNN tới các cơ quan quản lý thu tương ứng với thông tin kê khai trên chứng từ nộp NSNN.

* Tại các cơ quan thu:

- Cơ quan thuế: Cơ quan thuế tiếp nhận thông tin nộp NSNN từ KBNN chuyển sang, kiểm tra chữ ký điện tử và thông tin chi tiết trên bảng kê chứng từ nộp NSNN, tiếp nhận vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế để hạch toán số thu ngân sách và số đã nộp của NNT. Cơ quan thuế thực hiện tra soát và xử lý các sai sót cung như điều chỉnh thông tin các khoản thu nộp NSNN với KBNN, NNT.

- Cơ quan Hải quan:Khi nhận được thông tin hạch toán thu nộp tiền thuế

do KBNN chuyển đến, cơ quan Hải quan cập nhật thông tin, hạch toán kế toán vào NSNN theo quy định.

2.2.2.3. Phối hợp trong khâu đối chiếu thu NSNN cuối ngày.

Cơ quan Hải quan thực hiện đối chiếu các giao dịch thành công, giao dịch hủy với các NHTM tham gia phối hợp thu để kịp thời kiểm tra, phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo dữ liệu thống nhất, khớp đúng giữa dữ liệu của KBNN truyền sang với dữ liệu nhận từ các NHTM.

Cuối ngày KBNN, các NHTM tham gia phối hợp thu thực hiện đối chiếu toàn bộ dữ liệu thu NSNN phát sinh trong ngày làm việc và dữ liệu thu NSNN sau giờ “cut off time” của ngày làm việc hôm trước.

Thực hiện đối chiếu tại chương trình TCS:

Công tác thu NSNN truyền nhận tại chương trình TCS được đối chiếu trên TCS. Sau thời điểm “cut off time” NHTM gửi bảng kê để Đối chiếu toàn bộ thông tin, số liệu về số đã thu NSNN (chi tiết theo từng chứng từ truyền/nhận giữa KBNN và NHTM) trên tài khoản của KBNN tại NHTM, bao gồm cả các khoản thu NSNN phát sinh sau thời điểm “cut of time” đối với ngày làm việc liền kề trước đó, các khoản thu Ngân sách Nhà nước phát sinh vào ngày nghỉ trước đó (nếu có) và các khoản thu Nhân sách Nhà nước phát sinh đến thời điểm của ngày làm việc hiện tại.

Đối với hệ thống TCS tự động đối chiếu số liệu thu NSNN bảo đảm khớp đúng tổng số món, tổng số tiền và số tiền chi tiết từng giao dịch trên ứng dụng ngay trong ngày làm việc. Nếu TCS đối chiếu bảng kê khớp đúng, TCS tự động tạo điện xác nhận kết quả đối chiếu “Khớp đúng” và gửi phản hồi đối chiếu lại NHTM đồng thời chuyển dữ liệu thu NSNN sang TTSPĐT để tổng hợp, làm căn cứ quyết toán. Nếu kết quả đối chiếu chênh lệch KBNN phối hợp với NHTM để Tìm nguyên nhân và xử lý.

Đối chiếu tại chương trình thanh toán song phương:

KBNN thực hiện đối chiếu tại 2 ứng dụng TTSPĐT và TCS. Đối với tài

khoản chuyên thu KBNN chỉ đối chiếu tại TCS, không đối chiếu tại TTSP. Sau khi nhận bảng kê đối chiếu NHTM gửi đơn vị KBNN, TTSPĐT đối chiếu tự động số liệu TTSP. Nếu kết quả khớp đúng, TTSPĐT tự động tạo điện xác nhận kết quả đối chiếu “Khớp đúng” và gửi phản hồi đối chiếu lại NHTM.

Một phần của tài liệu Quản lý phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)