PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Quảnlý nhànước đối với pháttriển công nghiệp
1.2.4. Các yếutố ảnh hường đến hiệu quả quảnlý nhànước đối với pháttriển công
(CNH), hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hường đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp nghiệp
1.2.4.1.Nhóm các yếu tố khách quan
-Nhóm các yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên là nhân tố tác động mạnhmẽ đối với tất cả các hoạt động của SXCN: Điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng là có sự khác biệt, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển CN hỗ trợ quản lý nhà nước đối với CN trên các phương diện phát hiện nhu cầu,giảm nhẹ hỗ trợ tài chính,dễ thực thi các chính sách thu hút đầu tư vào CN, các ngành CN có điều kiện hoạt động hiệu quả nên đóng góp một phần nhằm hỗ trợ thu ngân sách nhà nước, các vướng mắc cần tháo gỡ íthơn. Ngược lại, ở các địa phương có điều kiện không huận lợi cho phát triển CN thì quản lý nhà nước vừa gặp nhiều vấnđề khó khăn cần tháo gỡ, vừa phải trợ cấp lớn cho CN, trong khi đó CN có thể vẫn phát triển chậm.
-Nhóm các yếu tố KT-XH bên trong của địa phương: Tình hình phát triển KT- XH vừa phản ánh sự đóng góp của CN vào nền kinh tế, vừa phản ánh môi trường để phát triển CN. Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, Nhà nước phải hỗ trợ nhiều mặt và giúp đỡ ngành CN nếu như xây dựng CN ở các vùng phát triển kém, lao động
vừa thiếu,vừa chưa được đàotạo, cơ sở hạ tầng nghèo nàn...Do đó, phải dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau mà đưa ra các nội dung quản lý nhà nước cũng khác nhau.
1.2.4.2. Nhóm các yếu tố chủ quan
- Chính sách phát triển CN của Chính phủ: hệ thốngpháp luật của nhà nước Trung ương ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về CN của thành phố thểhiện ở chỗ mọi chính sách phát triển CN của thành phố đều tuân thủ pháp luật của nhà nước Trung ương và được xây dựng trên cơ sở các chínhsách của Nhà nước Trung ương về phát triển CN. Chính sách của Nhà nước Trung ương về phát triển CN được xác định rõ ràng, có tính ổn định tương đối sẽ giúp chính quyền thành phố thuận lợi hơn trong QLNN về CN của thành phố. Chính sách thường xuyên thay đổi, điều chỉnh sẽ gây khó khăn cho việc quản lýCN của chính quyền thành phố. Chính sáchcủa nhà nước Trung ương không phù hợp thì sẽ gây khó khăn cho chính quyền Thành phố trong quản lý nhà nước về phát triển CN, chính sách của Trung ương đã được ban hành, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước ở thành phố trực tiếp thực thi chính sách không đúng, thì sẽ ảnh hưởng đến phát triển CN của thành phố.
- Nhận thức của các chủ thể về quản lý, phát triển CN: Trong quản lý, phát triển CN, yếu tố nhận thức và hành động của các chủ thể có ảnhhưởng rất lớn đến SX, kinh doanh. Nếu có nhận thức đúng đắn, sâu sắc và thống nhất về các nội dung của quản lý, phát triển CN, các nhà lãnh đạo, quản lý sẽ đưa ra các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế, đáp ứng các yêu cầu khách quan giữa hai yếu tố ổn định và phát triển. Ngược lại, nếu có những chính sách không phù hợp sẽ làm kìmhãm sự phát triển của CN. Việc nhận thức đúng đắn về vai trò của các cấp lãnh đạo là tiền đề cho quản lý phát triển CN. Nếu địa phương nhận thức được quản lý nhà nước là một yếu tố quan trọng đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển CN của địa phương thì chắc chắn quản lý sẽ được chú trọng đầu tư về cả nguồn nhân lực và chất lượng quản lý. Mặt khác khi quản lý nhà nước bị xem nhẹ, mặc cho sự điều tiết của thị trường thì chắc chắn sự phát triển của CN sẽ không được ổn định và không tuân theo mục tiêu phát triển kinh tế nói chung của địa phương và của cả quốc gia. Việc nhận thức vai trò quan trọng
của quản lý nhà nước đối với CN không chỉ dừng lại ở cấp lãnh đạo mà phải là của mỗi cán bộ của địa phương có tham gia vào thực hiện quản lý, có nhưng vậy việc quản lý mới thực sự đem lại hiệu quả cho địa phương.
- Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về CN:Để thực hiện chức năng QLNN đối với phát triển CN, Cơ quan nhà nước sử dụng bộ máy của mình. Hoạt động của bộ máy quản lý có hiệu quả hay không có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển CN nói riêng và phát triển KT - XH của địa phương nói chung.
Thực tế cho thấy, chính quyền địa phương sáng suốt và có tầm nhìn đúng đắn, có năng lực chỉ đạo hiệu quả thì quản lý nhà nước ở địa phương đó cùng chiều với phát triển CN. Ngược lại, chính quyền địa phương thiếu năng lực, không có tầm nhìn đúng, thiếu năng động thì quản lý nhà nước trở thành yếu tố cản trở sự phát triển của CN.
- Nguồn lực của địa phương: Nguồn nhân lực của thành phố thiếu lao động có trình độ tay nghề cao, chủ yếu là lao động thủ công tự học hỏi nên năng xuất thấp không đáp ứng được nhu cầu phát triển CN của thành phố. Conngười với khả năng nắm giữ kinh nghiệm, kiến thức đã trở thành tiền đề quan trọng cho phát triển, sử dụng nguồn nhân lực không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến nền công nghiêp của thành phố. Một yếu tố hết sức quan trọng khác trong các nguồn lực của địa phương chính là nguồn lực tài chính: Cấp thành phố là một trong bốn cấp ngân sách, nhưng vẫn còn nhiều thành phố chưa tự cân đối nguồn thu –chi. Do đó những khó khăn về tài chính đòi hỏi phải trông chờ sự hỗ trợ của cấp tỉnh và trung ương. Để có thể vận hành tốt bộ máy và xây dựng được hệ thống quy hoạch, kế hoạch chi tết cho phát triển CN thì việc thu thập và xử lý, phân tích thông tin cần có sự đầu tư không chỉ về thời gian mà còn về nguồn lực tài chính và công sức của toàn bộ các bên liên quan. Phân chia ngân sách sao cho hợp lí và hiệu quả là một bài toán mà mỗi địa phương cần tìm ra lời giải sao cho vừa tiết kiệm được nguồn lực ngân sách nhà nước vừa đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
1.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp ở một số địa phương và bài học đối với thành phố Việt Trì