Nâng caohiệu quả quảnlý nhà nước, lấy cải cách hành chính làm trọng tâm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 97)

3.2.4 .Tạo lập môitrường kinh doanh thuận lợi

3.2.7 Nâng caohiệu quả quảnlý nhà nước, lấy cải cách hành chính làm trọng tâm

tâm

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính,nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông theo hướng hiện đại”. Một số nhiệm vụ, giải pháp cụthể được đưa ra trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp đó là:

Thứ nhất, các quy định hồ sơ về thủ tục hành chính ở các lĩnh vực phảiđược mẫu hóa, số hóa, tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tiếp cận. Ngôn ngữ trong quy định, hồ sơ thủ tục hành chính phải rõràng, cụ thể, không đa nghĩa. Các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm tiếp tục ràsoát, sửa đổi các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rút gọn, rút ngắnthời gian tối đa phải xử lý; tiến tới áp dụng hệ thống một cửa điện tử tronggiải quyết tất cả các thủ tục hành chính ở mức độ 3, mức độ 4.

Thứ hai, thường xuyên cập nhật hệ thống hóa văn bản và các bộ thủ tụchành chính để công khai rộng rãi trên cổng thông tin điện tử của thành phố Việt Trì,tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác, sử dụng thông tin.

thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát việc ban hành cũng nhưgiải quyết các thủ tục hành chính. nghiêm khắc xử lý các cơ quan, tổ chức,công chức, viên chức có hành vi cản trở, nhũng nhiễu trong việc giải quyếtcác thủ tục hành chính. thiết lập đường dây nóng để doanh nghiệp kịp thờiphản ánh; lãnh đạo ban quản lý định kỳ gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe ý kiếnđóng góp của doanh nghiệpvề những khó khăn, vướng mắc trong quá trìnhtriển khai thực hiện.

3.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp

Thành phố cần đề nghị tỉnh bố trí một phần ngân sách hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở những ngành cần tập trung; khuyến khích tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ bằng cơ chế thưởng; khuyến khích người có trình độ cao từ nơi khác về; khuyến khích du học nước ngoài và xuất khẩu lao động.

Đào tạo thường xuyên theo định hướng phát triển CN chung của thành phố và của tỉnh cũng như cả nước về điều chỉnh cơ cấu lao động theo chuyển dịch CCKT, chuyển dịch nội bộ ngành… đảm bảo đủ nguồn nhân lực và có kế hoạch sử dụng hợp lý. Chú trọng đào tạo ngành nghề hóa chất, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, SX vật liệu xây dựng, dệt may, điện, quản lý cho doanh nghiệp trong khu, CCN.

Mở rộng hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề với các cơ sở có trang thiết bị hiện đại trong và ngoài tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp tự góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo; tạo sự liên kết giữa các cơ quan: Quản lý nhà nước - Tư vấn phát triển kinh tế - Kỹ thuật công nghệ - Doanh nghiệp- Các trường đại học, cơ sở đào tạo nghề, để hỗ trợ nhau trong đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.

Liên kết, kêu gọi đầu tư các cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế; đầu tư xây mới, mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; đầu tư trang thiết bị hiện đại cho dạy nghề, tăng cường liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy. Kết nối hiệu quả việc hợp tác đào tạo nguồn lao động giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở SX tiên tiến của các công ty đa quốc gia trên địa bàn.

Khuyến khích, hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho sinh viên học các chuyên ngành đang có nhu cầu phát triển và tiếp nhận họ sau khi tốt nghiệp; có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi trong từng chuyên ngành CN; xã hội hóa giáo dục, đào tạo nghề.

Tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đa dạng của ngành cơ khí, luyện kim, SX và gia công kim loại, điện tử- bán dẫn và công nghệ thông tin, hóa dược, sản phẩm thuốc tân dược,… tạo điều kiện phát triển ngành CN luyện kim, SX kim loại làm nền cho quá trình CNH, hiện đại hóa của Vùng... Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi phát triển mặt hàng máy nông nghiệp, làm đất, cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mở rộng và phát triển các cơ sở cơ khí gia công, cơ khí sửa chữa tại các cụm dân cư trên địa bàn các địa phương, các cơ sở sửa chữa phương tiện giao thông trên các tuyến đường giao

thông.Thu hút ngành CN hỗ trợ da giầy để phối hợp với ngành dệt may, đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để SX giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu.

3.2.9.Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động công nghiệptrên địa bàn Thành phố

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáovà xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực CN, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của Thành phố. Để thực hiện tốt nội dung này, UBND thành phố Việt Trì cần tập trung chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường thực hiệnthanh tra, kiểm tra, đặc biệt nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thanhtra Thành phố, trong thanh tra việc thực hiện chức năng của các cơ quan nhànước liên quan đến CN, tăng cường thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sởkinh doanh. Các chủ thể có thẩm quyền kiểm tra các cấp được giao nhiệm vụ giám sát các tổ chức thực hiện các kế hoạch và chương trình phát triển CN, nâng cao nhận thức của các cấp, tổ chức, ủy ban chuyên về phát triển CN, để làm được việc này thì người đứng đầu về kiểm tra, giám sát và thanh tra của các chủ thể phải thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức chuyên về lĩnh vực phát triển CN và chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra, giám sát và thanh tra. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về phục vụ kiểm tra, giám sát và thanh tra của nhà nước.

Đổi mới, tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát, kỉ luật của các cấp, các ban ngành hoạt động liên quan đến phát triển CN, xử lý kịp thời, nghiêm minh với những tổ chức và các thành viên trong phát triển CN vi phạm pháp luật. Tăng cường phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra của các cơ quan trên địa bàn Thành phố để kịp thời phát hiện ra những hạn chế, bất cập và chủ động phòng, ngừa ngăn chặn xảy ra vi phạm của các tổ chức hoạt động trong việc phát triển CN.

Tuyển dụng, bổ nhiệm, chọn đội ngũ cán bộ làm thanh tra,kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi mỗi cán bộ thanh tra,kiểm phải tăng cường nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, hiểu biếttoàn diện về tình hình phát triển KT-XH để có thể đánh giá nhanh chóng,chính xác, khách quan vấn đề được thanh tra, kiểm tra.

Đẩy mạnh việc thực hiện kết quả sau thanh tra, kiểm tra, xử lýnghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm, các đoàn kiểm tra của huyện cầnnghiên cứu, áp dụng cơ chế xử lý phù hợp đối với các trường hợp vị phạm,hạn chế việc lập biên bản nhắc nhở, cần nâng cao hơn nữa hiệu lực của cácđợt kiểm tra, thanh tra tạo tính răn đe, buột phải khắc phục đối với cáctrường hợp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở vi phạm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)