PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3. Thực trạng hoạtđộng quảnlý nhànước đối với pháttriển công nghiệp tại thành
2.3.1. Thực trạng xâydựng chiến lược, quy hoạch,kế hoạch,chính sách pháttriển
Có thể nhận thấy rằng Việt Trì chưa xây dựng được chıến lược phát triển và quy hoạch CN riêng của thành phố. Các nội dung chıến lược, quy hoạch CN được lồng ghép vào quy hoạch CN của tỉnh, quy hoạch chung và kế hoạch phát triển KT- XH của Thành phố.
Theo đó, Quy hoạch phát triển CN tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 28 thánh 11 năm 2011.
Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc thông qua Quy hoạch phát triển CN tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030
Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ2015-2020 ngày 31 tháng 7 năm 2015.
Nghị quyết số 05/2015/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ
Nghị quyết số 42/2011/NQ-HĐND về việc thông qua đề án công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh ngày 12 tháng 12 năm 2011
Năm 2014, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết số 02/2014/NQ- HĐND về việc điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
Năm 2015, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung (điều chỉnh) Thành phố Việt Trì đến năm 2030 tại quyết định số 1214/QĐ-TTg. Mới nhất ngày 19 tháng 02 năm 2020 Thủ tướng phê duyệt quyết định số 279/QĐ- TTG về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.
Ngày 24/01/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 192/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển các khu, CCN – tiểu thủ CN trên địa bàn tỉnh giao đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Hội động nhân dân tỉnh Phú Thọ về hỗ trợ các doanh nghıệp SXCN nhỏ, và vừa đầu tư đổi mới,hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nghị quyết quy định hỗ trợ các doanh nghıệp SXCN nhỏ và vừa đầu tư đổi mới,hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Doanh nghıệp nhỏ và vừa SXCN trong các lĩnh vực sau đây được hỗ trợ: CNH dược và công nghệ sinh học; CN chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống, giấy, gỗ; CNSX nhiên liệu tái tạo; CNSX vật liệu xây dựng không nung, vật liệu mới; CN cơ khí chế tạo máy, CN hỗ trợ; CN xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Hội động nhân dân tỉnh Phú Thọ về Quy định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghıệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh PhúThọ giai đoạn 2015- 2020. Theo nghị quyết trên thì có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở CN giết mổ gia súc; gia cầm tập trung. Chính sách hỗ trợ đầu tư chế biến gỗ rừng trồng. Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm.
Trong những năm qua, chính sách pháp luật về đầu tư ở Thành phố Việt Trì đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản, thống nhất nhằm khuyến khích, thu hút nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế của Thành phố. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Việt Trì lần thứ XX, nhiệm kì 2015-2020 đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư xã hội, tạo động lực phát triển”. Để thực hiện nhiệm vụ này, thành phố Việt Trì đã có các chính sách cụ thể: Kế hoạch số 1565/KH-UBND ngày 4/7/2017 về thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chất lượng điều hành kinh tế của Thành phố; Kế hoạch số 2063/KH-UBND ngày 28/8/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành phố; Công văn số 1933/UBND-KT ngày 13/8/2018 về đào tạo tập huấn kỹ năng kinh doanh cho đơn vị doanh nghıệp trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng thành phố Việt Trì đã có sự quan tâm đến quản lý CN của thành phố chıến lược, quy hoạch có tính dài hạn từ 10 năm đến 20 năm được ban hành và điều chỉnh nhằm định hướng phát triển CN của thành phố. Bên cạnh đó cũng đề xuất để tỉnh và trung ương xây dựng các chính sách hỗ trợ cho phát triển CN.
Các kế hoạch được lồng ghép vào kế hoạch phát triển KT- XH hàng năm và 5 năm của địa phương. Các kế hoạch nhìn chung đều được thực hiện trên cơ sở quy hoạch của Trung ương và tuân thủ quy hoạch chung của thành phố đã được phê duyệt, cũng phù hợp với các kế hoạch, quy hoạch của các ngành kinh tế khác trong thành phố. Nhìn chung các kế hoạch đã được xây dựng kịp thời, ít phải điều chỉnh. Tuy nhiên thì chất lượng các kế hoạch vẫn còn chưa cao, do nguyên nhân khách quan là biến động của thị trường cũng như chủ quan của các cán bộ lập kế hoạch.
Định hướng quy hoạch mạng lưới CN của thành phố được nêu ra như sau:
Phát triển CN thành phố Việt Trì theo hướng CN với công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường. Di chuyển các khu, cụm, cơ sở CN gây ô nhiễm môi trường trong nội thị, đưa ra bên ngoài trung tâm thành phố. Chuyển đổi toàn bộ quỹ đất CN cũ khi bị di chuyển thành đất công trình dịch vụ công cộng và công viên cây xanh. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm, điểm CN, tiểu thủ CN, làng nghề tồn tại
trong khu dân cư SX gắn với phục vụ du lịch phải được kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh môi trường.
Xây dựng Trung tâm logistics cấp vùng có quy mô khoảng 100 ha ở khu vực phía Bắc nút giao thông đường cao tốc (IC7), tại xã Phượng Lâu; tiếp tục xây dựng hoàn thiện làng nghề Phượng Lâu 2 khoảng 98ha; CCNSX vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí, đóng tàu Nam Bạch Hạc khoảng 80ha.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng công nghệ hiện đại, tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng các khu, CCN, tạo các điều kiện cần thiết và thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển CN. Mở rộng và phát triển các cơ sở CN hiện có, tăng cường thu hút đầu tư và phát triển các ngành nghề mới và công nghệ cao như: CN điện tử - bán dẫn và công nghệ thông tin; CNH dược và tân dược; chế biến sâu về khoáng sản, nông lâm sản; vật liệu mới, công nghệ sinh học và CN hỗ trợ. Đổi mới công nghệ các cơ sở CN hiện có nhằm nâng cao NSLĐ và tạo ra các sản phẩm theo hướng có hàm lượng công nghệ cao. Sắp xếp và tổ chức lại SX các doanh nghıệp gây ô nhiễm môi trường theo hướng xử lý triệt để các vấn đề môi trường, đảm bảo phát triển SX ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường.
Theo quy hoạch đã phê duyệt: Thành phố Việt Trì định hướng trở thành vùng “CN động lực” của tỉnh. Ưu tiên thu hút đầu tư có chọn lọc, lựa chọn những ngành có công nghệ sạch, có giá trị tăng thêm cao. Định hướng di dời các cơ sở CNgây ô nhiễm ra ngoài thành phố.
Các địa phương của vùng sẽ khích lệ phát triển thêm các ngành nghề tiểu thủ CN, các làng nghề; tăng thêm việc làm lẫn thu nhập cho dân cư và lao động trong vùng như: Chế biến rau quả,chế biến chè,nón lá,đúc đồng phục vụ du lịch,… Giai đoạn 2016-2020, giá trị SXCN của vùng đạt múc tăng trưởng 12,8%/năm; chiếm tỷ trọng trên 50% trong cơ cấu CN toàn tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2030, dự báo giá trị SXCN của vùng sẽ tăng trưởng khoảng 11,8%/năm; chiếm tỷ trọng khoảng 40% - 45% trong cơ cấu CN toàn tỉnh.
a) Quy hoạch phát triển các ngành CN
- Nhóm ngành CN truyền thống:
nguyên sẵn có tại địa phương, gắn với hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý; tranh thủ các cơ hội để đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Đến năm 2017, đưa toàn bộ cơ sở SX gạch ra ngoài thành phố Việt Trì.
Tập trung phát triển sản phẩm xi măng, vật liệu xây không nung, bê tông siêu nhẹ, cát sỏi xây dựng… chú trọng phát triển một số chủng loại vật liệu xây dựng mới, công nghệ cao phục vụ cho xây dựng đô thị, khu, CCN như bê tông siêu nhẹ, bê tông khí trưng áp, bê tông bọt. Quan tâm phát triển một số sản phẩm vật liệu xây dựng giá thành thấp phục vụ phát triển nông thôn, vật liệu xây dựng đường giao thông, kênh mương, thủy lợi…
CNH chất, phân bón: Khai thác hiệu quả công suất của các nhà máy SX hiện có và mở rộng quy mô SX phù hợp. Đầu tư chiều sâu, từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị lên ngang tầm với trình độ tiên tiến trong khu vực; xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường. Phát triển đa dạng các sản phẩm phân bón, nâng cao tỷ trọng sản phẩm hóa chất và các sản phẩm khác trong cơ cấu sản phẩm có giá trị cao, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng vào xuất khẩu. Phát triển các sản phẩm hóa chất có gốc Sunphat, sunphit, phốt phát, florua, silicat… nghiên cứu hướng phát triển ngành CN phục vụ y tế, các hóa chất cơ bản.
CN dệt may, da giày: Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm của ngành dệt may, da giày hiện có chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm, may mặc, vải sợi, thảm trải nền, giày, cặp, túi xuất khẩu các loại. Tập trung cải tiến mẫu mã, đào tạo đội ngũ thiết kế, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt may, da giày trong và ngoài nước. Phát triển một cách có chọn lọc theo hướng giảm dần quy mô các doanh nghiệp dệt may trong khu vực đô thị, khuyến khích phát triển các cơ sở may mặc, da giày ở khu vực nông thôn nhằm giải quyết việc làm và trang bị kỹ năng lao động CN cho lao động địa phương.
- Nhóm ngành CN mới: CN điện tử, cơ khí, chế tạo máy, SX kim loại và tân dược: Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án SX cơ khí trên địa bàn sớm hoạt động ổn định, đặc biệt là những dự án lớn, xây dựng các trung tâm phát triển CN hỗ trợ vệ sinh
ở xung quanh. Tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để sau năm 2020 có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đa dạng của ngành cơ khí, luyện kim, SX và gia công kim loại, điện tử - bán dẫn và công nghệ thông tin, hóa dược, sản phẩm thuốc tân dược,… tạo điều kiện phát triển ngành CN luyện kim, SX kim loại làm nền cho quá trình CNH, hiện đại hóa của vùng. Tập trung đầu tư chiều sâu, từng bước đổi mới thiết bị công nghệ tại các cơ sở cơ khí và SX kim loại hiện có; phát triển các cụm cơ khí nhỏ theo địa bàn các huyện, thị để thúc đẩy quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn. Nâng có năng lực cơ khí chế tạo, sửa chữavà SX phụ tùng thay thế; phát triển cao khí đóng mới và sửa chữa các tàu thuyền, phương tiện vận tải, gia công lắp ráp cơ khí, luyện cán thép, SX thép kéo xây dựng, thép chất lượng cao. Thu hút và tạo thuận lợi phát triển mặt hàng máy nông nghiệp, làm đất, cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mở rộng và phát triển các cơ sở có khí gia công, cơ khí sửa chữa tại các cụm dân cư trên địa bàn các địa phương, các cơ sở sửa chữa phương tiện giao thông trên các tuyến đường giao thông.
b) Phát triển các khu CN, CCN
Sắp xếp,ưu tiên các khu, CCN có tiềm năng trong việc thu hút các dự án đầu tư; thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khu, CCN, các công trình bên ngoàihàng rào có liên quan. Nghiên cứu phát triển quy mô các khu, CCN theo hướng trở thành khu, CCN tập trung chuyên ngành và CN vệ tinh thích hợp với mục tiêu phát triển CNH-HĐH. Từng bước đầu tư hệ thống xử lý chất thải trong khu, CCN, bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường hiện hành. Tập trung phát triển nhanh các khu, CCN có lợi thế thu hút đầu tư ở thành phố: khu CN Thụy Vân, CCN Bạch Hạc, CCN Phượng Lâu.
c) Quy hoạch phát triển tiểu thủ CN và ngành nghề nông thôn
Củng cố và phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn hiện có và các ngành nghề mới. Khuyến khích liên kết các cơ sở SX thành cụm, nhóm cơ sở để tăng khả năng huy động vốn, đầu tư phát triển và hình thành mạng lưới vệ tinh cho các ngành CN của tỉnh. Phát triển các nghề chế biến nông, lâm sản, lương thực, thực phẩm các vùng nguyên liệu, chú ý khâu sơ chế và bảo quản tại chỗ; nghiên cứu chế tác các sản
phẩm mang đấu Hùng Vương. Khuyến khích các thành phần kinh tế hoặc từ địa phương khác đến để đầu tư mới hoặc khôi phục một số ngành nghề truyền thống; tiếp tục củng cố, phát triển xây dựng một số làng nghề truyền thống đạt tiêu chí làng nghề nông thôn. Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng thương hiệu làng nghề. Tập trung phát triển các làng nghề như: Đan lát xuất khẩu; chế tác các sản phẩm tiểu thủ CN mang dấu ấn Đất Tổ; SX và chế biến chè; chế biến mì, miến, bún, bánh; chế biến rau quả; SX mành dệt; cơ khí nhỏ; hàng thủ công mỹ nghệ - vàng mã; SX đỗ gỗ…
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp của thành phố Việt Trì