Những điểm đạt được về quảnlý nhànước đối với pháttriển công nghiệpthành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 79)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá quảnlý nhànước đối với pháttriển công nghiệpthành phố Việt Trì,

2.4.1. Những điểm đạt được về quảnlý nhànước đối với pháttriển công nghiệpthành

Qua đánh giá thực trạng trong những năm vừa qua,quản lý nhà nước về phát triển CN tại địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã đạt được các mục tiêu quản lý với những kết quả như sau:

Thứ nhất là xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển CN phù hợp với giai đoạn phát triển KT – XH của tỉnh trong giai đoạn vừa qua.

Căn cứ vào chủ chương và kế hoạch của UBND tỉnh Phú Thọ, kết hợp với tình hình phát triển thực tế từ đó Thành phố đã xác định rõ ràng phương hướng cũng như mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của địa phương về chuyển dịch CCKT. Đây luôn là một chỉ tiêu quan trọng được Thành phố dành nhiều sự quan tâm để hoàn thành trong bản kế hoạch phát triển KT -XH 5 năm cũng như kế hoạch hàng năm. Chính những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đó đóng vai trò là nền tảng để Thành phố tìm ra những giảipháp để hoàn thành bản kế hoạch đề ra phù hợp với những cơ hội phát triển và đón đầu các thách thức trong tương lai.

Thứ hai là các cơ chế chính sách trong lĩnh vực CN, cũng như các chính sách cải cách hành chính chung đã được ban hành và thực hiện phát huy hiệu quả tương đối tốt, góp phần khuyến khích phát triển CN, hệ thống cơ sở hạ tầng các khu, CCN được xây dựng đầu tư, đápứng được nhu cầu sử dụng của các thành phần kinh tế.

Sự phát triển CN trong những năm gần đây đã thể hiện được các tiềm năng thế mạnh của Thành phố như nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng,nguyên liệu nông,lâm, thuỷ sản,tiềm năng lao động… Đã đầu tư cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng các khu, CCN, thu hút nhiều dự án lớn đầu tư vào địa bàn tỉnh; có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị SXCN tăng hàng năm trên 10,38%/năm. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu CN, cơ cấu lao động hợp lý, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nông thôn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế của Thành phố.

thực hiện một cách tương đối đầy đủ và nghiêm túc nhất. Để phù hợp hơn với tình hình của Thành phố hiện nay,việc quyhoạch phát triển ngành nghề của Thành phố cũng đã phù hợp hơn với điều kiện của hoàn cảnh thực tế các địa phương. Việc xây dựng hoàn thiện các kế hoạch và ban hành các cơ chế chính sách đã khuyến khích cho phát triển CN,hệ thống cơsở hạ tầng các khu, CCN được xây dựng đầu tư, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các thành phần kinh tế;

Với điều kiện tự nhiên như hiện nay của Thành phố, việc thực hiện các đầu tư phát triển, nâng cấp các cơ sở hạ tầng đã được Thành phố quan tâm nhiều hơn và đẩy mạnh thực hiện. Đã có nhiều các dự án, các công trình đã được Thành phố triển khai xây dựng mới tại nhiều khu vực trên địa bàn Thành phố. Kết cấu hạ tầng như: Đường giao thông, mạng lưới điện, bệnh viện, trường học...bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH và phát triển CN ngày càng thuận lợi.

Thứ ba là đã tổ chức được bộ máy QLNN để thực hiện và theo dõi chặt chẽ phát triển CN theo các mục tiêu đề ra.

Bộ máyQLNN về phát triển CN đã được tổ chức theo hướng gọn nhẹ và phù hợp hơn với xu hướng cải cách hành chính hiện nay. Các sở, phòng, ban đã được Thành phố bố trí và xắp xếp lại một cách khoa học hơn, theo hướng chuyên môn hóa hơn, mỗi bộ phận phụ trách một mảng phù hợp với chuyên môn của mình, từ đó giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả của công việc cũng được nâng lên rất nhiều. Cơ cấu tổ chức đã được Thành phố xây dựng một cách đồng bộ, thống nhất từ cấp Thành phố đến cấp phường, xã. Điểm ưu thế của Thành phố là việc bố trí địa điểm làm việc của các cơ quan chức năng này tương đối là gần nhau nên cũng đã phần nào tạo ra được những điều kiện thuận lợi trong việc đi lại để trao đổi và liên hệ công việc.

Trong quá trình phát triển CN, hệ thống thể chế hành chính của Thành phố hiện nay đã thể hiện rõ ràng các bước pháttriển cải cách theo hướng tích cực và phù hợp hơn với tình hình thực tế của địa phương.Những thủ tục hành chính có liên quan đến phát triển CN đã được tỉnh cải tiến, chuẩn hóa theo hướng ngày càng gọn nhẹ, đơn giản, nhất là việc Thành phố xét cấp Giấy chứng nhận ĐKKD đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ sở SXKD tham gia vào các hoạt

động kinh tế đúng pháp luật và nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ Nhà nước. Đây là một bước tiến vô cùng quan trọng trong việc đổi mới CN, góp phần không nhỏ vào phát triển CN của Thành phố Việt Trì hiện nay.

Thứ tư, việc phân bổ nguồn lực đã bảo đảm tính hợp lý, có hiệu quả phục vụ cho phát triển CN.

Thành phố đã tập trung huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, làm nền tảng vững chắc để tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH và phát triển CN, từng bước xây dựng Thành phố trở thành Thành phố “CN động lực” của tỉnh Phú Thọ.

Chủ động tích cực huyđộng các nguồn lực để Thành phố hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I. Việt Trì được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ vào tháng 5 năm 2012. Lập và trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh QH chung xây dựng Thành phố Việt Trì đến năm 2030.Thành phố đã chủ động tiếp cận các nguồn vốn đầu tư từ các nguồn ngân sách, từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, vốn ODA, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn huy động khác để tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng Thành phố.

Thứ năm là kết quả hoạt động CN của địa phương không ngừng tăng, đóng góp ngày càng quan trọng cho ngân sách địa phương, góp phần tạo dựng công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân.

Số lượng cơ sở SXCN tăng, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sx tạo tiền đề cho phát triển trong tương lai, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Thu nhập bình quân người lao động làm việc trong khu vực CN ngày càng tăng, góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách địa phương, cùng với mức tăng lên của tỷ trọng CN trong (GDP) thì mức đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng năm của ngành CN cũng có xu hướng tăng nhanh. Sự gia tăng này là do các dự án đầu tư phát triển CN ngày càng tăng, số doanh nghiệp SXCN tăng nhanh, đồng thời còn do các doanh nghiệp lớn đã tập trung đổi mới công nghệ, mở rộng SX, tăng NSLĐ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.4.2. Những điểm hạn chế về quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

QLNN đối với chuyển dịch CCKT tại Thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2019 mặc dù đã mang lại những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:

Thứ nhất, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch riêng cho phát triển CN chưa đạt hiệu quả

Thực tế cho thấy Thành phố chưa có chiến lượcphát triển, quy hoạch, kế hoạch riêng cho CN. Điều này đã tạo khó khăn cho định hướng về phát triển CN trong dài hạn. Quy hoạch chung của Thành phố trong đó có mục quy hoạch về CN cũng nhiều lần điều chỉnh gây lúng túng cho thực hiện và quản lý. Theo quyết định 1214/QĐ- TTg ngày 30 tháng 7 năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 đã nêu nhiệm vụ hoàn thiện cụm tiểu thủ CN và làng nghề Phượng Lâu 2 với diện tích khoảng 98ha nhưng thực tế hiện nay diện tích đất đăng ký đầu tư của CCN này chỉ là 25ha và tỷ lệ lấp đầy đạt mức 60%.

Việc quy hoạch các khu CN, CCN còn dàn trải gây lãng phí đất đai, tiền của và nhân lực. Phú Thọ có hạ tầng chưa hoàn thiện để phát triển CN. Trong khi ngân sách tỉnh còn hạn chế nên việc bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng chưa thể đáp ứng. Do vậy, việc đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng khu CN, CCN được thực hiện chậm và chưa đồng bộ. Do đó khó có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư đã dẫn đến thu hút các nhà đầu tư vào khu CN, CCN khó khăn.

Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ số 169/TB-TTCP ngày 10 tháng 02 năm 2020, trong khi 11/13 địa phương của tỉnh Phú Thọ đã có quy hoạch sử dụng đất thì Thành phố Việt Trì vẫn chưa có quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, đây là hành lang pháp lý quan trọng trong thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, làm chậm quá trình phát triển KT-XH của địa phương. Đối với lập kế hoạch cũng còn tồn đọng một số điểm như các chỉ tiêu trong bản kế hoạch chưa phản ánh bao quát tình hình phát triển CN của địa phương trong năm kế hoạch. Các nhiệm vụ thì chỉ ra rất rõ nhưng giải pháp lại không đồng bộ. Các mục trong năm kế hoạch được đưa ra chủ yếu dựa trên kết quả đạt được của năm cũ

chưa phản ánh đúng tiềm lực của địa phương một cách thực tế, từ đó mà có những mục xa vời nhưng lại có những mục tiêu không cho thấy được đúng tiềm năng phát triển của địa phương. Đặc biệt là chưa có mục tiêu về bảo vệ môi trường rõ ràng trong khi đây là một vấn đề vô cùng quan trọng trong phát triển CN bền vững như hiện nay. Giá trị SXCN và chỉ số SXCN tuy có tăng trưởng nhưng vẫn còn ở mức thấphơn so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra và chưa mang tính ổn định, giá trị tăng thêm của ngành chưa đạt mức mong muốn, một số sản phẩm có giá trị SX lớn của tỉnh nhưng sản lượng SX lại giảm. Đặc biệt, quy mô của các cơ sở SXCN trên địa bàn đa phần còn nhỏ và chủ yếu là CN truyền thống, chậm chuyển dịch theo hướng phát triển CN hiện đại để thu hút và phát triển các ngành mới và tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, tạo tích lũy cho ngân sách Nhà nước.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp còn thấp.

Năng lực của công chức, viên chức tại nhiều cơ quan, đơn vị QLNN còn yếu, thiếu kinh nghiệm tham mưu quản lý; một bộ phận lãnh đạo thiếu tầm nhìn phát triển tổ chức, phương pháp làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng lãnh đạo và ngại áp dụng công nghệ quản lý mới. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong QLNN về vấn đề phát triển CN nói riêng và kinh tế nói chung vẫn đang còn tồn tại nhiều hạn chế, khả năng hiểu biết và vận dụng được các chủ trương, chính sách pháp luật vẫn còn chưa được chuyên sâu, tư duy kinh tế, tầm nhìn chiến lược của các chủ thể quản lý vẫn còn rất hạn hẹp, chưa đủ khả năng tìm tòi, phát hiện ra các ưu điểm và thế mạnh của Thành phố mình để từ đó có thể xây dựng và triển khai được các chương trình hành động về phát triển công nghiệp một cách có hiệu quả nhất.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan tới phát triển công nghiệp còn thiếu kịp thời, chặt chẽ.

Việc thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý và các đơn vị hoạt động và QLNN về việc phát triển công nghiệp chưa tạo ra được sự thống nhất và gắn kết chặt chẽ nhất. Những cố gắng đổi mới bộ máy quản lí của Thành phố được thể hiện như: Cải cách hành chính, củng cố và sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Khi có các vấn đề xảy ra vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, đặc biệt là việc xử lý vi phạm gây ô nhiễm môi trường – vấn đề gây nhức nhối trong nhiều năm nay tại khu CN Thụy Vân, Công ty cổ phần nhôm Sông Hồng, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì, Công ty Miwon….

Một số chức năngquản lý nhà nước về CN còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa các cơ quan quảnlý nhà nước và các cấp chính quyền, chưa tập trung vào một đầu mối. Trong hoạt động quản lý nhà nước về CN và các lĩnh vực khác liên quan, chưa có phân công cụ thể, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các ngành dẫn đến sự phối hợp giữa các ngành,các địa phương có truờng hợp còn chưa chặt chẽ, nhất là đối với các dự án vừa và nhỏ, kết quả tổ chức thực hiện và vai trò của một số địa phương trong phát triển CN, tiểu thủ CN còn yếu.

Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan còn chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ. Còn hiện tượng nợ đọng thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ xấu ngân hàng của doanh nghiệp. một số doanh nghiệpcòn chậm trả lương đã ảnh hưởng đến tâm lý bất an của người lao động và đời sống của họ.

Trong quản lý lĩnh vực tiểu thủ CN, ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và khuyến công chưa có sự phân công thống nhất giữa các ngành liên quan nên trong quản lý, chỉ đạo còn gặp nhiều khó khăn. Một số Sở, ngành tổng hợp không chịu trách nhiệm trực tiếp về phát triển các ngành kinh tế nhưng lại có chức năng quản lý, có quyền hạn.

Thứ tư, quy hoạch chồng chéo, thiếu đồng bộ gây nhiều khó khăn cho thực hiện triển khai.

Chính vì trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn đang còn nhiều hạn chế, yếu kém đã dẫn đến việc quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch vẫn đang còn nhiều lúng túng, bất cập. Việc quy hoạchtiểu thủ CN và làng nghề truyền thống của Thành phố vẫn đang còn nhiều hạn chế chưa được triển khai một cách có hiệu quả nhất, phát triển với quy mô nhỏ,manh mún,chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ nên còn chưa thể hiện được hết tiềm

năng của địa phương. Cơ chế quản lý và hoạt động SX cũng theo kiểu tự phát, nên các hộ làm nghề trong làng nghề không có sự gắn kết, dẫn đến hiệu quả SX kinh doanh không cao. Chưa xây dựng được sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của tỉnh, của thành phố.

Thứ năm, môi trường kinh doanh và đầu tư của Thành phố vẫn còn nhiều bất cập.

Môi trường đầu tư cho CN của thành phố Việt Trì có cải thiện nhưng chưa thật sự hấp dẫn. Một số cơ chế,chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư đã ban hành nhưng chưa thực hiện triệt để, chưa tạo sự thống nhất chung, gây lo ngại cho nhà đầu tư, nhất là bồi thường, giải phòng mặt bằng, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp,CN phụ trợ chậm phát triển.

Thực tế đã cho thấy chính sách thu hút đầu tư của thành phố chưa có đủ sự hấp dẫn để thu hút được các nhà đầutư chiến lược trong và ngoài nước dành sự quan tâm để đầu tư vào Thành phố. Việc thu hút đầu tư nước ngoài vẫn còn đang đi sau so với các Thành phố khác.

Thứ sáu, vai trò định hướng của Nhà nước chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Việc xây dựng cơ chế,chính sách triển khai trên thực tiễn còn hạn chế, vướng mắc; dẫn tới việc quản lý, tổ chức gắn kết các “Nhà” liên kết trong SX và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều điểm bất cập. xây dựng văn bản pháp luật,chương trình, đề án,tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật QLNN về chuyển dịch CCKT còn chậm, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Thứ bảy, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định, chính sách trong lĩnh vực CN chưa được triển khai thường xuyên, liên tục;các bất cập trong quy hoạch, chính sách chậm được cập nhật, điều chỉnh.

Trong thời gian qua, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực CNđã được triển khai, tuy nhiên chưa được thực hiện định kỳ, liên tục, có trọng tâm,trọng điểm, đạt hiệu quả chưa cao. Kết quả phát hiện và xử lý vi phạm thấp, vẫn cònnhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường,trong đó tập trung vào các nhóm hành vi: thực hiện không đúng các nội dung camkết bảo vệ môi trường đã được phê

duyệt, xác nhận;quản lý chất thải nguy hạikhông đúng quy định; xả nước thải, khí thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật về môitrường; kê khai thiếu hoặc trốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thảirắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường khác. Thanh tra, kiểm travề bảo vệ môi trường tại địa phương còn một số tồn tại hạn chế như lực lượng cánbộ làm kiểm tra, thanh tra còn mỏng, năng lực còn hạn chế; chưa đượctrang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết và chưa được bố trí kinh phítương xứng để hoạt động; các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đượccác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)