PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Phương hướng hoàn thiện quảnlý nhànước đối với pháttriển công nghiệpthành
3.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển công nghiệpthành phố Việt Trì đến năm 2030 2030
Định hướng chung lâu dài cho sự phát triển CN của thành phố là phát triển CN nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội; nâng cao đời sống, văn hoá, xã hội theo định hướng XHCN, công bằng và dân chủ; môi trường được cải thiện và bảo vệ.
- Phát triển CN phù hợp với mục tiêu chung về phát triển KT-XH của thành phố; Phát triển CN với quy mô và cơ cấu hợp lý, phù hợp với phát triển các ngành nông nghiệp, dịch vụ - thương mại và phù hợp với phát triển về văn hóa xã hội.
- Huy động nguồn lực trong và ngoài nước trong phát triển CN của thành phố Việt Trì; Tập trung phát triển CN với tốc độ cao, tạo tiềm lực tăng nhanh, tăng quy mô giá trị SXCN, chuyển dịch CCKT theo hướng CN hoá góp phần đưa Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh CN phát triển theo hướng công nghệ cao vào năm 2030.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu CN, CCN; Quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng các Khu CN, Khu công nghệ cao. Thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài; khai thác có hiệu quả các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho phát triển CN, tiểu thủ CN:
Phát huy lợi thế so sánh đặc thù của thành phố trong phát triển CN; tập trung phát triển các ngành CN truyền thống có thế mạnh, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực; khai thác các tiềm năng lợi thế của thành phố để phát triển các ngành, sản phẩm CN mới, chế biến sâu có giá trị tăng thêm lớn có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Tăng cường thu hút đầu tư và tạo điều kiện phát triển các ngành CN hỗ trợ và CN thân thiện môi trường. Ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở CN ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng KT-XH khó khăn, nhất là ngành CN sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại chỗ.
- Phát triển CN thành phố trong mối liên kết phát triển CN toàn tỉnh; Quy hoạch phát triển CN thành phố phải phù hợp với Quy hoạch phát triển CN của cả nước, của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Phát triển CN thành phố Việt Trì một cách bền vững; Phát triển CN chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và giải quyết các vấn đề xã hội.
Phát triển CN phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, gắn với các khu CN, CCN đã quy hoạch, phát triển vùng kinh tế động lực đã được xác định làm nòng cốt, từ đó tạo sức lan tỏa ra các địa phương xung quanh. Tập trung phát triển các ngành CN truyền thống, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Tăng cường thu hút đầu tư và tạo điều kiện phát triển các ngành CN hỗ trợ và CN thân thiện môi trường. Ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở CN ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng KT-XH khó khăn, nhất là ngành CN sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại chỗ.
Trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực, mọi cơ hội và lợi thế, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển CN của thành phố với các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 là:
- Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (GDP) hàng năm cao, đạt trên 8%/năm.
- Tổng giá trị SX của một số ngành CN - Xây dựng đến năm 2030 là 571,4 nghìn tỷ đồng.
- Tỷ trọng ngành CN (không tính xây dựng) trong CCKT đạt khoảng 45%. - Tỷ trọng ngành CN - xây dựng đạt khoảng 55,7%.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị SX của một số ngành chủ yếu: Ngành CN16,9%/năm, ngành thương mại dịch vụ 15%/năm và ngành nông lâm thủy sản 5%/năm.
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2030 là: 60 triệu đồng/năm.
- Đạt cơ cấu CN tương đối hợp lý vào năm 2030, trong đó CNSX linh kiện điện tử, điện thoại, máy tính bảng cơ khí - điện tử chiếm 74,4%, dụng cụ y tế 10,6%, vật liệu xây dựng 5,3%, dệt may - da giày 3,5% và một số ngành khác với tỷ trọng nhỏ.
- Thu hút vốn đầu tư vào địa bàn đến năm 2030 đạt bình quân trên 7.500 tỷ đồng/năm.
3.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về công nghiệptrên địa bàn Thành phố Việt Trì Việt Trì
Để đạt được mục tiêu phát triển CN nói trên, quản lý nhà nước về CN ở Thành phố Việt Trì cần được thực hiện theo phương hướng: Tăng cường nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển CN ở các cấp ủyĐảng, chính quyền, hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở và cộng đồng dâncư.Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong quá trình phát triển CN của Thành phố, khai thác, sử dụng hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tập thể để phát triển CN nhanh và bền vững. (Nguồn: Báo cáo số 256-BC/TU về Kiểm điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Việt Trì giai đoạn 2010-2015)
Trên cơ sở đó, Thành phố Việt Trì xác định phương hướng cụ thể như sau:
Thứ nhất, Tăng cường quản lý nhà nước về CN gắn với đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy về vai trò của CNtrong phát triểnkinh tế-xã hội của Thành phố, từng bước chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH, phát triển các ngành CN có thế mạnh, các ngành CN truyền thống, sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh cao như: Cơ khí, điện tử, CN chế biến, CNSX hàng xuất khẩu, CNSX vật liệu xây dựng mới,CN phụ trợ….Đề xuất Tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng các khu CN, CCN trên địa bàn, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các doanh nghıệplớn, các dự án SXCN có hàm lượng công nghệ cao, có đóng góp lớn cho ngân sách vào đầu tư, tạo bước đột phá về phát triển CN trên địa bàn Thành phố. Phát triển tiểu thủ CN, doanh nghıệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống tại khu vực nông thôn, ven đô thị.
Thứ hai, Đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, quản lýnhà nước về CN, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chínhquyền; phát huy vai trò của mặt trận, đoàn thể nhân dân trong vậnđộng, chuẩn bị nguồn nhân lực để phát triển CN.Kiện toàn tổ chức đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về CN, đặc biệt trong đầu
tư, thị trường, quản lý các khu, CCN. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp quản lý CN trên địa bàn Thành phố..
Thứ ba, Quản lý nhà nước về CNcủa thành phố Việt Trì cầnhướng vào việc xây dựng và hoàn thiện chıến lược, quy hoạch phát triển,cơ chế, chínhsách để phù hợp với yêu cầu đổi mới; công bố rộng rãi thông tin liên quan đến các quy hoạch phát triển để mọi tổ chức, cá nhân quan tâm có thể tiếp cận và sử dụng; quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển CN với phát triển nông nghiệp, du lịch; phát triển công nhiệp với bảo vệ môi trường; vận dụnghiệu quả cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh vào điều kiện đặc thù củađịa phương; tăng cường kiểm tra, thanh tra các hoạt động liên quan đến các dự án liên quan đến phát triển CN trên địa bàn Thành phố.
Thứ tư, Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quảnlý nhà nước về CN. Theo đó, Thành phố Việt Trì cần sắp xếp, rà soát lạichức năng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếpđội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đúng theo quy trình; quy định rõquyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng ngành, từng cấp. Tích cực đổimới, cải cách thủ tục hành chính để tạo ra sự thông thoáng, thuận tiện chocác tổ chức, cá nhân, kinh doanh, đầu tư phát triển CN. Kiện toàn, ổn định bộ máy tổ chức, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa cho đội ngũ làm quản lý CN ở địa phương để đáp ứng yêu cầu về tổ chức và quản lý CN trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án CN đảm bảo phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của Thành phố.
Thứ năm, Thúc đẩy xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vậtchất- kỹ thuật phục vụ phát triển CN như: xây dựng bến tàu, hệ thống giao thông;hạ tầng viễn thông và thông tin du lịch; hệ thống cấp, thoát nước; … Kêu gọi đầu tư, bố trí ngân sách lồng ghép với cácchương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Áp dụng đầy đủ các cơ chế,chính sách ưu đãi thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển CN.