Thực trạng tổ chức bộ máy quảnlý nhànước về công nghiệpthành phố Việt

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 70)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3. Thực trạng hoạtđộng quảnlý nhànước đối với pháttriển công nghiệp tại thành

2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quảnlý nhànước về công nghiệpthành phố Việt

2.3.3.1. Cơ cấu bộ máy

Thành phố hiện không có ban chuyên trách về phát triển CN nên việc thực hiện liên quan đến phát triển CN là sự phối hợp của các ban, ngành, cán bộ từ cấp tỉnh, Thành phố đến phường, xã. Trong đó, các sở, ngành của tỉnh có nhiệm vụ ban hành các hướng dẫn, chỉ đạo cho UBND Thành phố, giúp việc cho UBND Thành phố thực hiện các này là phòng Kinh tế, phòng Tài chính Kế hoạch, Ban quản lý Dự án, phòng quản lý đô thị, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Nội vụ, phòng Tư pháp… và UBND các phường, xã trên địa bàn Thành phố được thể hiện cụ thể như sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển CN của Thành phố Việt Trì

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả năm 2019)

Tất cả các cơ quan chức năng trên đều có trách nhiệm phải phối hợp với nhau để thực hiện phát triển CN trên địa bàn Thành phố một cách dễ dàng và thuận tiện nhất, thông qua đó các cơ quan này thực hiện phải dưới sự chỉ đạo tập trung của chính quyền Thành phố và chính quyền cấp dưới. Mỗi cơ quan phải đảm nhiệm và có trách nhiệm trong việc phụ trách mảng chuyên môn của mình, nhưng trong quá trình hoạt động các cơ quan này cũng phải kết hợp với các cơ quan liên quan để cùng thồng nhất mục tiêu hoạt động và phương pháp quản lý sao cho có hiệu quả nhất, tránh việc chồng chéo nhau khi hoạt động.

Nhìn chung, bộ máy QLNN về phát triển CN của Thành phố Việt Trì đã được xây dựng thống nhất và hoàn chỉnh, có sự đồng bộ nhất định từ cấp Thành phố đến cấp phường, xã. Điểm ưu thế của Thành phố là việc bố trí địa điểm làm việc của các cơ quan chức năng này tương đối là gần nhau nên cũng đã phần nào tạo ra được những điều kiện thuận lợi trong việc đi lại để trao đổi và liên hệ công việc.

-Sở NN và PT nông thôn -Sở Công thương -Sở Kế hoạch và Đầu tư -Sở Khoa học công nghệ -Ban Quản lý các Khu CN - … … UBND Thành phố Phòng Kinh tế Các phòng ban khác -Phòng Tài chính Kế hoạch -Ban quản lý Dự án -Phòng Quản lý đô thị -Phòng Tài nguyên và Môi trường

-Phòng Nội vụ -Phòng Tư pháp …

2.3.1.2. Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan trong bộ máy:

Ở cấp Thành phố, Thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Tỉnh, UBND Thành phố căn cứ vào nhiệm vụ được giao của từng phòng chuyên môn để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển CN trên địa bàn, cụ thể:

- Phòng Kinh tế:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển tiểu thủ CN; khoa học và công nghệ; CN trên đìa bàn. Phòng Kinh tế Thành phố hiện có: 11 người

- Phòng Quản lý đô thị:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: QH xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu CN, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu CN, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở SX vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông.

- Phòng Nội vụ:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thanh niên; thi đua-khen thưởng.

- Phòng Tư pháp:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp

luật; bồi thường nhà nước và các tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về; Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghıệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường;

-Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Phòng Văn hóa và Thông tin:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.Bên cạnh những mặt tích cực của cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về phát triển CN đã nêu ở phần trước thì vẫn còn tồn tại một vài những hạn chế lớn như sau:

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trên chưa được xây dựng hoàn chỉnh, chưa được lập thành một quy trình khoa học thống nhất cho toàn hệ thống của các cơ quan trên địa bàn tỉnh hiện nay, chính vì vậy mà đã dẫn đến tình trạng lúng túng trong khi thực hiện công việc, tạo ra sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi có một vấn đề nào đó nảy sinh. Hạn chế đó đã cho thấy vai trò chỉ đạo của chính quyền Thành phố và chính quyền phường, xã chưa thật sự cao, cũng chỉ mới dừng lại ở khâu lập kế hoạch mà chưa đi sâu vào hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể, điều phối giữa các cơ quan chức năng liên quan cũng chưa thật sự được quan tâm đúng mức.

thiếu về số lượng nhưng lại yếu kém về chất lượng quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật. Thành phố chưa có cán bộ chuyên trách về phát triển CN, sự phân công nhiệm vụ tổ chức thự hiện và theo dõi về phát triển CN không nhất quán, điều này cho thấy việc đẩy mạnh phát triển CN chưa được coi là một công việc quan trọng của địa phương. Thêm nữa, cán bộ cấp phường, xã hay bị luân chuyển nên họ chưa kịp quen với công việc thì lại được thuyên chuyển sang một bộ phận khác nên thiếu chuyên môn, không được đào tạo hoặc huấn luyện về nghiệp vụ liên quan, nên việc thực hiện quản lý nhà nước về phát triển CNchưa đạt được hiệu quả cao.

Một yếu tố khác là việc đẩy mạnh phát triển CNở Thành phố hiện nay vẫn còn thiếu sự quan tâm vì các cán bộ chưa thực sự nhận thức được vai trò quan trọng của mình đối với phát triển CN nói riêng và kinh tế nói chung của toàn Thành phố. Mục tiêu làm việc của mỗi cá nhân chưa thực sự gắn với mục tiêu phát triển của địa phương nên chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, các cơ quan liên quan. Chính vì thế sự đầu tư thời gian cũng như tâm huyết của cán bộ vào công việc này là chưa đủ, làm cho xong cho có mà chưa quan tâm đến chất lượng của công việc. Có một số cán bộ lãnh đạo vẫn còn chưa ý thức được trách nhiệm của mình là phải làm gì trong phát triển CN, nhiều người cán bộ còn có biểu hiện gây khó khăn cho người dân và các doanh nghıệp trong quá trình làm việc của họ, chính vì như vậy đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến QLNN đối với phát triển CNtrên địa bàn Thành phố hiện nay.

2.3.4. Thực trạng về kiểm tra, giám sát và thanh tra trong việc quản lý nhà nước về chuyển phát triển công nghiệp của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)