Kiện toàn cơcấu tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 94)

3.2.4 .Tạo lập môitrường kinh doanh thuận lợi

3.2.6. Kiện toàn cơcấu tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ nhất, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy. Bộ máy quản lý nhà nước về CN của Thành phố liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, để tổ chức bộ máy có hiệu quả. Phải xây dựng được quy chế phối hợp, chế tài, trách nhiệm giữa các cơ quan lý nhà nước trong tỉnh, nhằm nâng tính tác nghiệp, linh hoạt và xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề do thực tiễn đề ra, từ đó nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Thành phố đối với phát triển CN. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ giỏi và bố trí sử dụng cán bộ đúng, phù hợp với năng lực, trình độ đã được đào tạo.

là hoạt động thường xuyên trong chỉ đạo điều hành của Thành phố, thực hiện đồng bộ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến CN trong sự phân công phối hợp thống nhất, chứ không riêng là nhiệm vụ của UBND Thành phố.Để khắc phục những bất cập hiện nay về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về CN.

Nghiên cứu sớm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phát triển CN để thống nhất quản lý để từ đó đưa ra được các định hướng cụ thể và mang lại hiệu quả cao nhất về phát triển CN. Chính quyền Thành phố cần phân công bộ phận chuyên trách về phát triển CN và thực hiện các như: mời gọi đầu tư cả ở bên trong lẫn bên ngoài, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở SXCN. Để làm tốt được những việc đó thì cũng cần phải có một hệ thống các giải pháp với mục đích là củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, chuyên trách về phát triển CN, góp phần vào hạn chế tình trạng biến động nhân sự như hiện nay.

Phát huy vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền các cấp. Phân cấp rõ ràng về phát triển CN cho các tuyến ở cấp cơ sở để các đơn vị này phát huy được vai trò và tính chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng lên các kế hoạch và thực hiện các kế hoạch đó trong việc phát triển CN. Ngoài ra, cần phát huy được vai tṛò là hạt nhân lãnh đạo chính trị của các cơ sở tổ chức đảng nhằm có thể đảm bảo và thực hiện đúng những đường lối và chính sách của Thành phố, nâng cao hiệu quả quản lý SX, kinh doanh, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ kinh doanh,...

Cần xác định đầy đủ và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa các khâu trong tổ chức bộ máy và giữa các cấp trong hệ thống quản lý nhà nước về CN.Tăng cường nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, điều hành của Nhà nước đặc biệt là trong quy hoạch và quản lý vốn đầu tư về quy hoạch, chính quyền tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy hoạch phát triển nội bộ từng ngành CN. Cải cách có hiệu quả thủ tục hành chính tạo hành lang pháp lý thông thoáng về cơ chế chính sách, nội dung, quy trình điều hành quản lý Nhà nước về CN trong địa bàn tỉnh, nhất là thủ tục đăng ký SX kinh doanh, thủ tục đầu tư, thuê đất. Đồng thời quản lý Nhà nước về CN tiểu thủ CN trên địa bàn theo một đầu mối thống nhất, từ đó xác định vai trò, trách nhiệm chính của UBND cấp phường, xã về phát triển CNCN. Kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý CN trên địa bàn các phường, xã.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)