PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng pháttriển công nghiệpthành phố Việt Trì
2.2.2. Số cơsở sản xuất công nghiệp theo thànhphần kinhtế và theo ngành trênđịa
địa bàn Thành phố
Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, số cơ sở SXCN trên địa bàn Thành phố có sự biến động nhẹ. Năm 2015 Thành phố có 1465 cơ SXCN, đến năm 2019 con số đó đạt mức 1476 cơ sở. Trong đó giai đoạn 2016-2017 do bị ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cùng với tình hình thời tiết không thuận lợi đã có những tác động không nhỏ đến ngành CN đặc biệt là các cơ sở SX có quy mô nhỏ đã bị thị trường đào thải.
Bảng 2.3. Số cơ sở SXCN trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành CN Đơn vị: Cơ sở 2015 2016 2017 2018 Sơ bộ 2019 Tổng số 1465 1395 1354 1481 1476
Phân theo thành phần kinh tế
Kinh tế Nhà nước 17 8 8 8 5
Kinh tế ngoài Nhà nước 1415 1350 1310 1436 1432
Có vốn đầu tư nước ngoài 33 37 36 37 39
Phân theo ngành CN
Khai khoáng 52 28 28 27 53
CN chế biến, chế tạo 1406 1355 1317 1442 1410
SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hòa không khí 4 7 5 6 5
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử
lý rác thải, nước thải 3 5 4 6 8
(Nguồn: Chi cục thống kê Thành phố Việt Trì 2015-2019)
Theo số liệu từ năm 2015 đến năm 2019, số cơ sở SX ngoài nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ đa số trong cơ cấu thành phần kinh tế của Thành phố với tỷ lệ trên 96%. Năm 2019 Thành phố có 5 doanh nghiệp nhà nước, trong đó tiêu biểu là công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì với trên 420 lao động, thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng, doanh thu hàng năm xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 38 tỷ đồng.
Các cơ sở SX chủ yếu tập trung ở ngành CN chế biến, chế tạo chiếm trên 95%, còn lại thì rải rác ở các ngành khai khoáng; SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải. Các cơ sở đã thu hút và giải quyết việc làm cho gần 46 nghìn lao động, góp phần gia tăng đáng kể giá trị SXCN thành phố.
Thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 thành phố có trên 2.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN; mỗi năm đóng góp của doanh nghiệp ngành CN-xây dựng đạt trên 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 80% tổng thu ngân sách của thành phố. Chuyển dịch cơ cấu phát triển CN theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành CN chế biến, chế tạo, CN phụ trợ, áp dụng công nghệ cao, CN xanh. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành CN, dịch vụ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển SX, kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư của các doanh nghiệpFDI.