Khái niệm đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.1. Khái niệm đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

1.1.1. Nhận thức và khái niệm về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

Trong thực tế ở Việt Nam thường gặp các khái niệm: Đầu tư nhà nước (hay đầu tư công - ĐTC) và đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN). Vậy phân định chúng ra sao và chúng khác nhau ở điểm nào?

- Đầu tư công là việc đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Nó bao gồm đầu tư bằng ngân sách nhà nước và đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đầu tư bằng nguồn vốn DNNN hướng tới phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần trực tiếp gia tăng kinh tế và nhằm thu lợi nhuận là chính.

- Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là việc cơ quan nhà nước sử dụng vốn ngân sách để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng (mà tư nhân chưa làm được hoặc chưa muốn làm), xây dựng chính sách, phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực cho khu vực công. Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện việc đầu tư có mục đích. Đã là nguồn vốn ngân sách nhà nước thì về bản chất đó là việc sử dụng tiền do dân đóng thuế, phí, lệ phí nên phải hướng tới vì người dân và thỏa mãn nhu cầu của người dân hay của toàn xã hội. Vì thế, nên đầu tư bằng nguồn vốn

NSNN cần cho người dân biết, tham gia bàn, tham gia giám sát đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là yêu cầu tất yếu.

Hình 1.1: Cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Theo sơ đồ hình 1.1 cho thấy cơ cấu của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN gồm 4 bộ phận chính như sơ đồ trên:

1- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật 2- Đầu tư phát triển khoa học công nghệ 3- Đầu tư đào tạo nhân lực cho khu vực công

4- Đầu tư xây dựng và ban hành luật pháp, chính sách

Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thường để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoặc những công trình mà tư nhân không muốn hoặc không thể có năng lực đầu tư và đầu tư phát triển khoa học công nghệ (ở giai đoạn đầu khi mà nền kinh tế chưa thật phát triển), đào tạo nhân lực khu vực công và đầu tư nghiên cứu xây dựng luật pháp, chính sách. Ví dụ đầu tư xây dựng cảng biển, xây dựng các nhà máy thủy điện, đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và đầu tư cho việc đào tạo nhân lực công....

Trong đó đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thường có khối lượng nhiều nhất là thường được đề cập nhiều trong các văn liệu của chính phủ và của chính

Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN

1.ĐTXDKCHT 2.ĐTNCKHCN

3.ĐTĐTNLC 4.ĐTXDLPCS

quyền các địa phương. Còn đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đầu tư phát triển nhân lực của khu vực công ít được phân tích sâu sắc. Việt Nam hiện nay dành khoảng 1,8% GDP cho công tác nghiên cứu khoa học. Đó là mức thấp nhưng cũng thể hiện cố gắng lớn của nhà nước. Các nước thường dành khoảng 2,8 - 3% GDP cho công tác nghiên cứu khoa học. Nếu so với họ thì Việt Nam đầu tư cho khoa học công nghệ còn ít nhưng vấn đề quan trọng hơn là hiệu quả của việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ thế nào thì chưa được đánh giá đầy đủ, thỏa đáng. Đặc biệt đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước đề phát triển nhân lực khu vực công lại càng chưa được nghiên cứu thỏa đáng.

Như trên đã trình bày, việc đầu tư bằng nguồn vốn NSNN phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nguồn vốn ngân sách của nhà nước. (hay chưa thể đảm bảo được nhu cầu ngân sách) thì nguồn vốn ngân sách nhà nước phụ thuộc vào vốn ngân sách điều tiết từ ngân sách cấp trên và khả năng thu ngân sách (thuế, phí, lệ phí, bán đất theo luật pháp cho phép...). Đây là vấn đề quan trọng cần chú ý khi bàn về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn một tỉnh khi còn phải nhận sự hỗ trợ từ Trung ương.

1.1.2. Đặc điểm của đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN có những đặc điểm chính sau đây: a). Bị chi phối bởi hệ thống cơ quan quản lý nhà nước

- Bị điều chỉnh bằng luật pháp, chính sách về ĐTPT và về ĐTC, đấu thầu. - Bị chi phối bởi Quốc hội (cơ quan lập pháp) và của Chính Phủ (cơ quan hành pháp) hay nói cách khác đầu tư bằng nguồn vốn NSNN bị chi phối bởi các cơ quan trong hệ thống nhà nước của Việt Nam. Năng lực quản lý và điều hành của các cơ quan này ảnh hưởng lớn đến đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

- Bị chi phối bởi các cơ quan QLNN ở tỉnh (UBND tỉnh, UBND huyện) - Bị tác động của các chủ thể khác mà nó liên quan đến lợi ích nhóm và

tình trạng tham nhũng của những người nắm giữ quyền lực có liên quan (trong đó từ những người lập kế hoạch, thẩm định đầu tư tới người thực hiện việc đầu tư và giám sát đầu tư...).

b). Chịu sự ảnh hưởng của thị trường. Giá cả vật tư, thiết bị dễ thay đổi theo thời gian trên thị trường.

c). Chịu sử ảnh hưởng của các yếu tố vị trí đầu tư (liên quan tới địa chất công trình, chi phí vận tải nguyên vật liệu... Ví dụ, đầu tư ngoài hải đảo bao giờ cũng đắt hơn đầu tư trong nội địa, đầu tư ở đồng bằng bao giờ cũng rẻ hơn đầu tư ở miền núi...

d). Quy trình đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ảnh hưởng rất lớn đến NSNN và hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

Theo sơ đồ tại hình 1.2 thì chất lượng 5 khâu lớn nêu trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh. Bất kể một khâu nào kém cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.

Hình 1.2: Quy trình đầu tư ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN

Nguồn: tác giả

Trong quá trình thực hiện quy trình đầu tư các chủ thể liên quan có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Các chủ thể quyết định chủ trương đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và tổ chúc thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cũng như QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN (Chính phủ, UBND các cấp) có vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Cụ thể là:

* Tất cả những người liên quan đến đầu tư bằng nguồn vốn NSNN (đặc biệt là các nhà thầu thi công) cũng có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

* Nhà thầu và những người liên quan (Nhà thầu và tổ chức giám sát đầu tư).

* Những người tham gia lập kế hoạch và thẩm định kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Quy trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà

nước 4. Tổ chức thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

2. Lập, thẩm định kế hoạch, dự án/kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

3. Đấu thầu thực hiện việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

5. Đánh giá chất lượng và quyết toán đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 1. Quyết định chủ trương đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

* Những người cung cấp vât tư, thiết bị. * Người dân và các tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)