6. Kết cấu của luận văn
1.2. Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên
1.2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn
trực tiếp tới yếu tố thứ nhất về phương pháp và chính sách đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Vì thế có thể tách riêng thành một yếu tố để xem xét và cũng có thể ghép với yếu tố thứ nhất để trình bày.
1.2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh. vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.
1.2.4.1. Yêu cầu đánh giá.
nói về vấn đề đánh giá hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Theo luật pháp (bám sát quy định của pháp luật như đã trình bày ở trên). - Tôn trọng khách quan, chú ý yếu tố lịch sử.
- Đảm bảo tính khoa học. - Công khai minh bạch.
1.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá.
Đây là việc làm vô cùng quan trọng. Đã nói đến đánh giá hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thì phải có chỉ tiêu định lượng, không thể chỉ đánh giá bằng cảm tính. Vậy chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh giá hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN?
Theo lý thuyết và thực tiễn thì hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN phản ánh trực tiếp hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh. Nói cách khác, tác động của QLNN đến hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh thể hiện hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh. Vậy cho nến uy đến cùng thì hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
Từ nghiên cứu lý thuyết, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các học giả đã được nêu ở phần tổng quan và phân tích thực tiễn, tác giả cho rằng để phân tích hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cần sử dụng một số chỉ tiêu quan trọng sau đây:
(1). Đóng góp của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN vào phát triển kết cấu hạ tầng (T0).
Đây chính là tổng vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trong tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
T0 = (Vns: V).100 (%)
V: Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh
T0 càng lớn chứng tỏ vốn NSNN đóng góp càng nhiều và ngược lại. Mấy
năm gần đây Chính phủ khuyến khích đầu tư PPP (công tư kết hợp) và khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng công trình cung cấp nước sạch nông thôn..., nhằm giảm bớt nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn NSNN. Khi đó,
T0 càng nhỏ thì càng chứng tỏ rằng người dân đã ủng hộ chủ trương tư nhân
hóa vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Để tính toán chỉ tiêu này cần chú ý những vấn đề chính sau đây: a). Kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh bao gồm:
* Hệ thống đường giao thông vận tải. * Hệ thống chuyển tải điện.
* Hệ thống cung cấp nước sạch.
* Hệ thống xử lý chất thải (nhất là xử lý nước thải và xử lý chất thải rắn). * Hệ thống bệnh viện, trường học.
* Hệ thông thiết chế văn hóa.
* Hệ thống trụ sở cơ quan dân chính đảng.
b). Cần tính toán tỷ lệ vốn NSNN và vốn tư nhân trong việc tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
Việc phân tích đóng góp của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN vào phát triển kết cấu hạ tầng sẽ tập trung vào những điểm quan trọng sau đây:
- Số công trình đã được đầu tư xây dựng. Hướng tới trả lời câu hỏi xây dựng được bao nhiêu công trình và mức độ đáp ứng so yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
- Mức độ đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh. Sau khi phân tích số lượng công trình đã hoàn thành do đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thì cần tiến hành đánh giá xem mức độ đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
(2). Đóng góp của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cho gia tăng kinh tế của tỉnh.
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng nhưng lâu nay ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê phản ánh về mặt này. Dù sao tác giả cũng muốn đề cập tới chỉ tiêu này. Cụ thể là cần phân tích tỷ lệ đóng góp của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN
vào tăng trưởng kinh tế (T1).
T1 = (GRDP do đầu tư bằng nguồn vốn NSNN tạo ra: GRDP của tỉnh). 100 (%)
Chỉ tiêu này tính theo số liệu thống kê Theo thống kê của các tỉnh thì đã có:
- Tổng GRDP của tỉnh (tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh). Trong đó chia ra:
+ Giá trị GRDP của khu vực kinh tế nhà nước. + Giá trị GRDP của khu vực kinh tế tư nhân.
+ Giá trị GRDP của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ những số liệu thống kê nêu trên, triển khai tính phần GRDP do đầu tư bằng nguồn vốn NSNN tạo ra, thông qua việc phân tích tỷ trọng vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trong tổng đầu tư nhà nước (hay đầu tư công).
Thống kê tỉnh cho biết: Tổng vốn đầu tư xã hội đã thực hiện hàng năm. Trong đó:
- Vốn đầu tư nhà nước (đầu tư công).
Riêng vốn NSNN. % Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trong tổng đầu tư nhà nước sẽ tính được từ số liệu thống kê như đã đề cập ở trên. Từ đó suy ra tỷ lệ đóng góp của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cho tổng GRDP của khu vực kinh tế nhà nước.
(3). Giải quyết việc làm cho người lao động.
Nhiều quốc gia đã sử dụng đầu tư công để thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực liên quan như sản xuất vật liệu, máy móc, vật tư, thiết bị cho xây dựng
cũng như gia tăng việc làm cho người lao động. Do đó, tác giả cho rằng cần phải phân tích vấn đề đầu tư bằng nguồn vốn NSNN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
(4). Để phân tích hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cần chú ý tính toán và phân tích 5 chỉ tiêu quan trọng sau đâu:
+ Mức độ và tỷ lệ thất thoát vốn NSNN.
Thất thoát vốn càng nhiều càng chứng tỏ đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN càng kém hiệu quả và ngược lại.
+ Mức độ và tỷ lệ lãng phí vốn NSNN (do chủ trương đầu tư sai và chất lượng thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN kém chất lượng).
Lãng phí vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thường do khâu xác định chủ trương đầu tư sai, lập kế hoạch đầu tư không đúng.
+ Tỷ lệ vốn trở thành tài sản cố định hoặc tỷ lệ vốn cần thiết để đào tạo nhân lực công.
Khi tỷ lệ vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trở thành tài sản càng cao chứng tỏ hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN càng lớn và ngược lại. Thất thoát vốn ít thì tỷ lệ vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trở thành tài sản càng cao và ngược lại. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng nhưng những người liên quan thường bỏ qua chỉ tiêu này.
+ Nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đối với đầu tư công thì vấn nạn nợ đọng vốn XDCB là vấn đề làm cho hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN giảm đi. Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng nông thôn mới cũng như xây dựng công trình ở tỉnh nhiều khi để nhà thầu ứng trước rồi tìm vốn trả sau nên dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn XDCB. Tình trạng này làm méo mó đầu tư NSNN.
Đây chính là khoản nợ đọng XDCB trong những trường hợp Cơ quan nhà nước vay vốn ở đâu đó để thực hiện đầu tư. Ở Việt Nam, các địa phương muốn có công trình phục vụ người dân nhưng chưa được nhà nước cấp vốn nên
mượn vốn của nhà thầu để triển khai xây dựng công trình. Nhà thầu muốn có việc làm và thông qua đó thu được lợi ích lớn nên đã bỏ vốn để thi công. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian vừa qua. Tỉnh tự huy động vốn của các nhà thi công để hoàn thành dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN nhưng không có vốn và chịu nợ nhà thi công. Số vốn nợ đọng càng lớn càng thể hiện QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN kém và ngược lại.
+ Hệ số lôi kéo vốn đầu tư tư nhân (Lv).
Mặc dù đầu tư tư nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trước hết là phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được, rồi mới đến mức đáp ứng về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sự thuận lợi của môi trường đầu tư... Suy ra, đầu tư tư nhân có quan hệ mật thiết với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Và vì thế trong lĩnh vực ĐTPT, quan hệ giữa đầu tư bằng nguồn vốn NSNN với đầu tư tư nhân cần phân tích xem xét để thấy rõ hơn tác dụng của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN… Trong thực tế đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chủ yếu để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xây dựng luật pháp, chính sách nên trực tiếp liên quan đến các điều kiện để thôi thúc đầu tư tư nhân tham gia. Từ cách đặt vấn đề như vậy, tác giả cho rằng cần phân tích chỉ số lôi kéo đầu tư tư nhân. Người ta coi đầu tư vốn nhà nước là đầu tư mồi. Vì thế trong những trường hợp cần thiết còn cần phân tích hệ số lôi kéo vốn tư nhân để thấy tác dụng của đầu tư vốn nhà nước. Hệ số lôi kéo vốn đầu tư tư nhân được tính theo biểu thức:
Lv = Vt: Vn (VNĐ)
Trong đó: Vt: vốn tư nhân đã đầu tư Vn: Vốn nhà nước đã đầu tư
Chỉ số Lv càng lớn càng tốt, chứng tỏ đầu tư mồi của nhà nước rất có ý nghĩa và ngược lại.
1.2.3.3. Đánh giá tổng hợp.
a). Thành tựu.
- Những việc cơ quan QLNN về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN đã thực hiện.
- Đánh gía khái quát kết quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
- Đánh giá tổng quát tác động của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN tới phát triển kinh tế - xã hội.
b). Hạn chế, yếu kém.
- Hạn chế về QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
- Hạn chế về không đảm bảo vốn NSNN để đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
c). Xác định nguyên nhân của thành công cũng như của những hạn chế, yếu kém trong QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
Ở mục này phải làm rõ:
- Nguyên nhân của thành công.
* Nguyên nhân chủ quan * Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
* Nguyên nhân chủ quan * Nguyên nhân khách quan