Kinh nghiệm từ tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 71 - 74)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Bài học kinh nghiệm QLNN và nâng cao QLNN đối với đầu tư bằng nguồn

1.3.3. Kinh nghiệm từ tỉnh Sơn La

Theo https://baotainguyenmoitruong.vn/xa-hoi/son-la-thong-qua-30-

nghi-quyet-hdnd-khoa-xiv, để nâng cao hiệu quả ĐTNSNN tỉnh Sơn La đã tập trung thực hiện các dự án trọng điểm gồm: Dự án đường cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu; Kè suối Nậm La; tuyến tránh Quốc lộ 6 đoạn qua thành phố Sơn La; Bệnh viện đa khoa 550 giường; trụ sở HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và một số ngành, đoàn thể tỉnh; các dự án thành phần thuộc Khu trung tâm hành chính tỉnh; dự án ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư các thủy điện; dự án quần thể khu du lịch, nghỉ dưỡng và thể thao Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; Tổ hợp Trung tâm thương mại và nhà ở tại thành phố Sơn La. Để làm được việc đầu tư bằng nguồn vốn NSNN tập trung tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung rà soát các vùng sản xuất và hình thành một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hữu cơ. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển cây ăn quả trên đất dốc; nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm an toàn theo chuỗi giá trị… Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng đầu tư mồi bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước kết hợp thu hút các doanh nghiệp lớn vào đầu tư làm ăn tại địa bàn tỉnh.

1.3.4. Rút ra bài học kinh nghiệm của ba tỉnh trên cho tỉnh Phú Thọ.

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khá, nhất là khu vực FDI và

khu vực dân cư. Công tác lập quy hoạch xây dựng được các cấp, các ngành tích cực triển khai.

- Tạo cơ hội bình đẳng hơn nữa cho các nguồn vốn đầu tư khác của

xã hội, tạo ra các cơ chế hiệu quả để huy động tối đa các nguồn vốn tư nhân, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách.

vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển cây ăn quả trên đất dốc; nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm an toàn theo chuỗi giá trị… Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng đầu tư mồi bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước kết hợp thu hút các doanh nghiệp lớn vào đầu tư làm ăn tại địa bàn tỉnh.

Tiểu kết chương 1:

Chương 1 đã trình bày khá rõ nhận thức, quan niệm về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn cấp tỉnh và ở Việt Nam. Luận văn đã trình bày khá rõ về nội dung QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và vai trò của người đứng đầu cơ quan QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở cấp tỉnh. Đồng thời, chương 2 đưa ra yêu cầu và các chỉ tiêu đánh giá thực trạng QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh trong điều kiện Việt Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH PHÚ THỌ

Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã được làm rõ ở chương 1 (nhất là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN) và số liệu thu thập được chương 2 tập trung nghiên cứu thực trạng hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ với mục đích nhằm làm rõ những mặt được, những mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh này.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)