Đơn vị: Tỷ đồng Khả năng Tốc độ tăng vốn bình quân năm (%) 2020 - 2025 Bình quân năm 1 14 112.300 7.940 2 15,5 117.400 7.950 3 16 133.865 8.924
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. 3.2.2.2. Trọng điểm đầu tư phát triển ở tỉnh Phú Thọ
Từ định hướng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng đầu tư phát triển chung, tác giả cho rằng các trọng điểm đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ nên và cần tập trung theo hướng:
a). Phát triển các sản phẩm chủ lực với khối lượng hàng hóa lớn và có chất lượng cao để không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ mà còn có khả năng tham gia thị trường Hà Nội và xuất khẩu.
b). Hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, nhất là các tuyến đường kết nối vùng sản xuất tập trung, các khu cụm công nghiệp với các tuyến trục chính chạy qua địa bàn tỉnh. Đồng thời hoàn chỉnh hệ thống cung cấp nước cho sinh hoạt và cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh.
c). Nâng cấp các di tích văn hóa, lịch sử phục vụ cải thiện đời sống văn hóa nghệ thuật của người dân và phục vụ du lịch
d). Xây dựng mạng lưới công trình xử lý chất thải nhất là chất thải ở đô thị, các khu cụm công nghiệp và ở các vùng nông thôn.
đ). Tăng cường vốn ngân sách cho việc xây dựng chính sách và phát triển nhân lực cho khu vực công.
3.2.3. Phương hướng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
3.2.3.1. Quan điểm chỉ đạo
Từ phân tích thực trạng hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở chương 2, căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 và 2025 của tỉnh Phú Thọ, tác giả cho rằng, đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh cần dựa vào những quan điểm quan trọng sau đây:
- Về lâu dài vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ giảm dần nhưng giảm đến mức nào cần xác định rõ. Tức là càng ngày càng gia tăng tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân, nhất là vốn của các nhà đầu tư ngoài tỉnh (từ các tập đoàn trong nước và vốn FDI).
- Coi hiệu quả là tiêu chí quan trọng nhất để quyết định đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và dứt điểm, kiên quyết không đầu tư dàn trải
- Bám sát yêu cầu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN của nhà nước Trung ương.
- Đặt đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trong mối quan hệ hữu cơ với ĐTPT trên địa bàn tỉnh.
3.2.3.2. Phương hướng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Từ kết quả phân tích đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở chương 2 và những điểm đã trình bày ở trên của chương này, tác giả cho rằng, phương hướng đầu tư bằng nguồn vốn NSNN phải theo các hướng cụ thể như sau:
- Thay đổi cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, trong đó dành nhiều vốn hơn cho nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển nhân lực khu vực công và xây dựng chính sách. Đây là phương hướng chung nhưng cũng là nguyên tắc quan trọng mà đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cần tuân thủ.
- Tập trung đầu tư xây dựng đường giao thông kết nối các vùng sản xuất hàng hóa với các tuyến huyết mạch và kết nối Phú Thọ với Hà Nội và với vùng đồng bằng sông Hồng. Đồng thời cải tạo mạng lưới chuyển tải điện, phát triển các chợ nông sản, các Trung tâm văn hóa du lịch và hỗ trợ đầu tư cho hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ nhu cầu của nhân dân và của khách du lịch. Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phải dựa trên quy hoạch mới về phát triển nông nghiệp theo hướng mở rộng quy mô xuất khẩu và đưa nông sản về tham gia thị trường Hà Nội.