6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà
2.2.1. Tình hình thực hiện các công việc để quản lý đầu tư bằng nguồn vốn
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh của UBND Phú Thọ.
2.2.1.1. Cụ thể hóa luật pháp, chính sách của nhà nước trên địa bàn tỉnh
Cho đến nay, dù việc cụ thể hóa luật pháp, chính sách của nhà nước về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng và thực tế cho biết vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của Phú Thọ đứng vào loại cao so các tỉnh khác của vùng Trung du miền núi. Song do các đạo luật về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN đã ban hành nhiều nhưng bộc lộ nhiều bất hợp lý. Ví dụ thủ tục rườm rà, làm tốn thời gian thực thi các thủ tục tục hành chính; nhiều quy định chưa hợp lý làm khó thêm cho quá trình thực thi phê duyệt kế hoạch đầu tư cũng như làm khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện việc đầu tư. Hoặc do quy định thiếu rõ ràng, chưa có chế tài nên việc thực hiện đầu tư công tư kết hợp đang có nhiều bất ổn. Theo thông báo của cơ quan chức năng, đến tháng 10/2019 vốn NSNN mới giải ngân được 40 - 45% tổng vốn đầu tư đã ghi trong kế hoạch đầu tư. Đồng thời, giá quy đổi đất giao cho nhà đầu tư PPP quá thấp so mặt bằng giá chung của thị trường đất nên dẫn tới thất thoát lớn cho nhà nước....
- Cụ thể hóa các đạo luật về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN
lập kế hoạch, thẩm định kế hoạch, dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, thanh kiểm tra, xử lý các sai phạm nếu có và triển khai tất cả công việc có liên quan đến QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
* Luật đầu tư công 2014 (mang số hiệu 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014). * Luật đầu tư 2014 (mang số hiệu 67/2014/QH13, ngày 26/11/2014). * Luật đấu thầu 2013 (mang số hiệu 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013). * Luật xây dựng 2015.
* Luật ngân sách nhà nước 2002.
Việc cụ thể hóa các đạo luật trên địa bàn Phú Thọ đã làm tương đối tốt nhưng những gì chưa đúng của luật chưa được khắc phục nên trong quá trình thực hiện đầu tư NSNN vẫn gặp nhiều khó khăn.
- Cụ thể hóa các Nghị định về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN:
+ Hướng dẫn các ngành, các cấp thực thi các Nghị định của Chính Phủ để cụ thể hóa các đạo luật do Quốc Hội ban hành để quán triệt trong việc lập kế hoạch, thẩm định kế hoạch, dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, thanh kiểm tra, xử lý các sai phạm nếu có và triển khai tất cả công việc có liên quan đến QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
* Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư.
* Nghị định 136/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 về hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư công.
* Nghị định 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư.
Việc cụ thể hóa các Nghị định của chính phủ về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN đã có nhiều cố gắng nhưng một mặt do sự chậm trễ ra đời của Nghị định và do sự chưa hợp lý của đạo luật về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN nên dù đã cố gắng cụ thể hóa các nghị định nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong
quá trình thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên đạ bàn tỉnh Phú Thọ. - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh
* Hàng năm đều có hướng dẫn các Sở ban ngành, huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã về việc lập kế hoạch đầu tư công. Bản hướng dẫn chỉ rõ mỗi bản kế hoạch phải nói rõ lý do, mục tiêu, nhiệm vụ, dự án (quy mô vốn, thời gian khởi công và hoàn thành, chủ đầu tư...).
* Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, XVIII chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển của tỉnh Phú Thọ.
* Các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và Chương trình hành động của UBND tỉnh Phú Thọ về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 (Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/11/2011 (giai đoạn 2011 - 2015), Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 15/7/2016 (giai đoạn 2016 - 2020); Hội động nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 12/12/2011; số 19/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 (giai đoạn 2011 - 2015); Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 (giai đoạn 2016 - 2020); UBND tỉnh ban hành Chương trình số 85/CTr-UBND ngày 11/01/2012 (giai đoạn 2011 - 2015); Chương trình số 3692/CTr-UBND ngày 30/8/2016 (giai đoạn 2016 - 2020)).
* Nghị quyết số 180/2009/NQ-HĐND ngày 24/7/2009 của HĐND tỉnh; Quyết định số 2478/2009/QĐ-UBND ngày 27/8/2009; Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
* Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về phê duyệt nguồn vốn đầu tư hàng năm để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững và Nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
Phú Thọ cho thấy một số vấn đề lý thú. Đó là:
+ Các đạo luật đã tạo ra khung pháp lý để thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN nhưng có những quy định gây rối thêm cho công tác thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở địa phương, nhất là luật đầu tư công còn có nhiều điểm bất cập gây khó khăn cho việc thực hiện đầu tư công,
+ Nhìn chung các đạo luật chưa có quy định rõ ràng, đủ mức về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Đây có thể coi là điểm yếu nhất của luật pháp về ĐTPT nói chung và đầu tư bằng nguồn vốn NSNN nói riêng.
+ Một số đạo luật có những quy định gây chồng chéo hoặc gây khó vận dụng trong thực tế khi thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở các địa phương.
2.2.1.2. Hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư cho các huyện, thành phố thuộc tỉnh và cho các thị xã.
Tác giả luận văn thường quan tâm, theo dõi công việc này của UBND tỉnh.
Hàng năm UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Sở, huyện lập kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Tác giả xin lược trích hướng dẫn lập một kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn NSNN của tỉnh Phú Thọ. Cụ thể một bản kế hoạch phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Những vấn đề đặt ra từng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. - Quan điểm, mục tiêu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
- Định hướng tổng quát của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
- Danh mục các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Mỗi dự án phải trình bày rõ: Lý do, mục đích, tổng nhu cầu vốn ngân sách, thời gian khởi công và hoàn thành.
- Kế hoạch triển khai (đặc biệt phải chỉ rõ chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư, dự kiến tổ chức đấu thầu, thời gian hoàn thành...).
2.2.1.3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và công tác QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN của các cấp, các ngành.
- Hàng năm tổ chức khoảng 4 đến 5 lần thanh tra, đôn đốc việc triển khai đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, nhất là thanh tra đối với việc cung cấp vốn cho các dự án và giải ngân của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Riêng năm 2018 UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức thanh tra các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Qua đó phát hiện 70% số huyện đều nợ đọng vốn xây dựng. Sau đó UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện xây dựng kế hoạch huy động thêm vốn xây dựng nông thôn mới và có kế hoạch trả nợ bằng khoản ngân sách dự phòng của tỉnh cũng như của huyện.
- Xử lý sai phạm trong lĩnh vực đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Năm 2019 UBND tỉnh đã phát hiện một số sai phạm trong việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi và xây dựng cung cấp nước sạch ở nhiều nơi. Đã phát hiện một số Ban quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN có tình trạng buông lỏng giám sát thi công của nhà thầu làm cho một số công trình bị kéo dài thời gian thi công, chậm đưa công trình vào sử dụng.
- Chấn chỉnh các Ban quản lý dự án và các chủ đầu tư.