Dự báo các sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 105 - 109)

Sản phẩm chủ yếu Đơn vị

tính 2010 2015 2020 2025

Rượu, cồn các loại 103 lít 7.000 10.000 16.000 17.200

Bia các loại 103 lít 51.000 90.000 120.000 200.000

Chè chế biến 103 tấn 25,0 30,0 32,0 35,0

Giấy, bìa các loại “ 145,0 270,0 800,0 800,0

Mỳ chính “ 25,0 30,0 35,0 40,0

Quặng penpát “ 60,0 85,0 100,0 125,0

Cao lanh “ 50,0 60,0 80,0 85,0

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH tỉnh Phú Thọ.

b). Phương hướng phát triển nông lâm nghiệp

Khi đã xác định được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung mới có cơ sở để phát triển các tuyến giao thông vận tải kết nối với các trục chính, xây

dựng các tuyến đường giây chuyển tải điện và xây dựng hệ thống thủy lợi đi theo. Do đó đến 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sẽ phát triển một số vùng sản xuất tập trung chính như:

+ Vùng nguyên liệu chè 13,5 - 14 nghìn ha với sản lượng chè búp tươi có thể đạt 120 - 130 nghìn tấn/năm.

+ Vùng cây ăn quả có khoảng 19 nghìn ha, trong đó Bưởi Đoan Hùng và hồng không hạt khoảng 1.200 - 1.300 ha. Sản lượng quả tươi có thể đạt 240 nghìn tấn/năm.

+ Vùng đậu tương, lạc... diện tích hàng nghìn ha, sản lượng từ 15 nghìn đến 17 nghìn tấn/năm.

+ Có từ 400 - 500 nghìn tấn lương thực/năm cần chế biến. + Vùng nguyên liệu giấy hình thành ở 9 huyện.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sẽ hình thành nhiều khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trồng cây ăn trái, trồng dưa lưới và cũng như trồng rau sạch, chất lượng cao và phát triển một số khu trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi cá chất lượng cao.

Biểu 3.3: Dự báo nhu cầu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chủ yếu tại thị trường tỉnh

1.1.1 S TT

Nông lâm thuỷ sản chủ yếu Đơn vị tính 2015 2020 2025 1 Lương thực * 103 tấn 457 542 540 2 Thịt các loại 103 tấn 19 20,5 25 3 Cá tôm các loại 103 tấn 38 40 48 4 Đậu, đỗ, lạc, vừng 103 tấn 18 19 25

5 Rau xanh các loại 103 tấn 152 168 200

6 Quả tươi các loại 103 tấn 110 120 180

7 Chè qua chế biến 103 tấn 24,7 30,6 40

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH tỉnh Phú Thọ.

Theo bài viết của Cao Ngọc Lân và các cộng sự đăng trong Kỷ yếu khoa học Hội thảo quốc gia về “Phát triển kinh tế địa phương ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và định hướng” tổ chức tại Việt Trì - Đại học Hùng Vương phối hợp với Đại học Kinh tế quốc dân tháng 5/2017 đã có biết riêng thị trường Hà Nội vào năm 2025 đã cần tới 35 vạn tấn gạo chất lượng cao, 18 - 20 vạn tấn thịt các loại, khoảng 15 - 18 vạn tấn cá và hàng trăm triệu quả trứng gia cầm cùng khoảng 30 - 35 vạn tấn trái cây. Đồng thời thị trường các tỉnh Phía Nam Trung Quốc cũng cần nhập khẩu tới 25 - 30 vạn tấn gạo, 15 - 17 vạn tấn thịt các loại, 28 - 30 vạn tấn cá, hàng chục vạn tấn trái cây. Đó là cơ hội mà nông nghiệp Phú Thọ có thể khai thác để đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Chính việc này đỏi hỏi phải nâng cấp hệ cũng như có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở cung cấp nước, xử lý chất thải... Theo đó tỉnh Phú Thọ cần dành vốn ngân sách để xây dựng đường giao thông kết nối và xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn cũng như chỉnh trang các di tích văn hóa tiêu biểu. Đồng thời, tỉnh Phú Thọ cũng cần phát triển hệ thống quảng cáo,

quảng bá hình ảnh để phát triển du lịch và hình thành hệ thống sản xuất lương thực thực phẩm chất lượng phục vụ khác du lịch như vừa nói tới.

c). Phương hướng phát triển dịch vụ và du lịch

Khi kinh tế tỉnh đã chuyển sang thời kỳ phát triển kinh tế hàng hóa và có quy mô tương đối khá như đã trình bày ở trên thì nhất thiết phải phát triển các ngành dịch vụ, trong đó đặc biệt là thương mại và du lịch.

- Đối với thương mại: Không chỉ phát triển hệ thống thương mại nội địa (tại địa phương và các địa phương khác) và xuất khẩu. Trên địa bàn phải xây dựng được hệ thống Trung tâm thương mại tầm quốc gia; xây dựng được hệ thống chợ nông thôn.

- Đối với du lịch: Đây là một trong những lĩnh vực có ý nghĩa mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ. Du lịch của các địa phương xung quanh sẽ phát triển rất khá. Theo số liệu của Viện Chiến lược phát triển thì vào năm 2020 Lào Cai đón khoảng 3 triệu khách du lịch. Quảng Ninh đón khoảng 18 triệu khách du lịch (trong đó có khoảng 6 triệu khách quốc tế) và Tp Hà Nội đón khoảng 20 triệu du khách, trong đó có khoảng 8 - 9 triêu khách quốc tế. Nếu Phú Thọ liên kết tốt với các địa phương và lôi kéo du khách về với Phú Thọ thật tốt thì du khách tới Phú Thọ sẽ có mức tăng trưởng rất khá… Theo đó cần dành vốn ngân sách để xây dựng các công trình phục vụ duy tu di tích, xây dựng các khu vui chơi giải trí... Chính quyền tỉnh Phú Thọ cần có kế hoạch xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ phát triển du lịch quy mô lớn.

3.2.2. Phương hướng đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đổi mới định hướng ĐTPT mà trong đó việc đổi mới cơ cấu có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả ĐTPT và nâng cao hiệu quả QLNN đối với ĐTPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

3.2.2.1. Dự báo nhu cầu đầu tư phát triển

Muốn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã xác định mà tác giả trích dẫn ở trên, tỉnh Phú Thọ cần tiếp tục gia tăng quy mô đầu tư phát

triển (hay ĐTXH). Tốc độ tăng vốn đầu tư phải đạt khoảng 14 - 16%/năm và thay đổi cơ cấu đầu tư xã hội. Gia tăng quy mô vốn đầu tư phải đi liền với gia tăng hiệu quả ĐTPT trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)