ICOR theo ngành kinh tế tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2011 2019

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 84 - 86)

Tổng số 24.211 61.906

1- ĐTPT sản xuất kinh doanh Tỷ đồng 11.099 12.134

2- ĐTPT các yếu tố nền tảng * Tỷ đồng 13.112 22.833

3- Tốc độ tăng trưởng %

Tăng trưởng ĐTXH bình quân năm 12,2 16,2

Tăng trưởng GRDP bình quân năm 6,8 7,6

Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả theo Niên giám thống kê 2019, tỉnh Phú Thọ. Ghi chú: * Gồm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nhân lực, nghiên cứu khoa học công nghệ.

Chỉ số ICOR của tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng từ năm 2010 đến 2019. Nếu ở giai đoạn 2011 - 2015 chỉ số này vào khoảng 4,3 thì sang giai đoạn 2016 - 2019 đạt 4,7. Dù thế nào thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có chiều hướng tăng chứ chưa giảm. Trong khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn có nhu cầu lớn thì tình trạng như thế cũng dễ nhận ra.

Bảng 2.4: ICOR theo ngành kinh tế tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2011 - 2019 2019 Ngành, lĩnh vực 2011 - 2015 2016 - 2019 Cả nền kinh tế 4,3 4,7 Nông nghiệp 4,2 4,0 Công nghiệp 3,2 5,1 DV&KCHT 4,4 5,7 Khu vực ĐTNN 3,7 3,9

Khu vực trong nước 4,58 6,3

Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả theo Niên giám thống kê 2019, tỉnh Phú Thọ.

b). Thực trạng đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trong khi quy mô kinh tế của tỉnh Phú Thọ còn bé, hầu như năm nào tỉnh cũng phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Nếu năm 2010 tỉnh chỉ tự đáp ứng được chi ngân sách bằng nguồn thu trên địa bàn thì đến 2019 con số này đã là 40%... Đó là sự cố gắng lớn và nó chứng tỏ rằng, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ kinh tế ngày càng phát triển, nguồn thu ngân sách ngày càng tăng qua các năm.

Trước khi đi sâu phân tích đầu tư bằng nguồn vốn NSNN tác giả thấy cần phải xem xét thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu chi ngân sách cho thấy UBND tỉnh Phú Thọ đã coi trọng việc dành ngân sách chi cho ĐTPT. Tỷ lệ ĐTPT trong tổng chi ngân sách tăng liên tục. Từ 25,4% năm 2010 lên 31,5% năm 2018. Đó là cố gắng lớn và đúng đắn của tỉnh Phú Thọ. Trong chi ĐTPT thì hầu hết tỉnh dành cho đầu tư XDCB để tạo tài sản và chiếm khoảng 94 - 98% tổng vốn dành cho ĐTPT (chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng). Đó là tư tưởng và quan điểm đúng đắn cần phát huy.

Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn diễn ra theo hướng tiến bộ. Tỷ lệ vốn ngân sách Trung ương trong tổng ĐTXH giảm dần (từ 44,4% vào năm 2010 giảm xuống còn 21.1% vào năm 2019. Đặc biệt vốn ngân sách Trung ương giảm nhanh hơn (từ 13,8% năm 2010 giảm xuống 6,7% vào năm 2019). Như vậy có thể nói rằng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương sẽ không nhiều và có thể vẫn giảm đi về tỷ trọng trong tổng ĐTXH.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 84 - 86)