6. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và ảnh hưởng
và ảnh hưởng của những yếu tố này đến đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở Phú Thọ
2.1.1. Yếu tố tự nhiên.
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi. Phần lớn lãnh thổ của tỉnh có địa hình thuộc miền núi, có địa hình phức tạp, chia cắt, ở độ cao..., nên suất đầu tư thường cao hơn ở vùng thấp và đồng bằng. Về mặt tự nhiên, tỉnh Phú Thọ có những điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, tỉnh Phú Thọ nằm ở vị trí "ngã ba sông" có các trục giao thông quan trọng (đường bộ, đường sắt, đường thủy) chạy qua như: đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai (đây là tuyến giao thông nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Trung Quốc - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); quốc lộ 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giang - Lào Cai, Yên Bái sang Vân Nam - Trung Quốc và tuyến đường Quốc lộ 70 kết nối với tỉnh Yên Bái, quốc lộ 32C, 32A kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn có khu công nghiệp Việt Trì kết nối vùng kinh tế động lực Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao; có hệ thống giao thông đối ngoại tương đối phát triển, có cả đường bộ, đường sắt, đường sông. Các tuyến đường giao thông từ
các tỉnh phía Tây Bắc và Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng. Đồng thời, Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hà Nội - Vân Nam của Trung Quốc (qua Việt Trì và Lào Cai) và chịu ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu với bên ngoài và tham gia phát triển hợp tác rất tốt trong tương lai.
Thứ hai, thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh, đồng thời cũng là một trong 5 trung tâm lớn của vùng TDMN Bắc Bộ, là đô thị loại 1- thành phố lễ hội về nguồn của các dân tộc Việt Nam, nơi có Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng kết nối với Đền Mẫu Âu Cơ nổi tiếng. Nó không chỉ là trung tâm đô thị, thương mại mà còn là trung tâm văn hóa, du lịch, thể thao, chữa bệnh của một khu vực rộng lớn thuộc Tây Bắc và một phần của Đông Bắc. Chính điều đó tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Thứ ba, tỉnh Phú Thọ hội tụ các tiềm năng và thế mạnh để phát triển rừng nguyên liệu, cây công nghiệp (tiêu biểu là cây chè), cây ăn trái (tiêu biểu là cây bưởi, cây chuối, hồng); phát triển nông nghiệp thực phẩm, cây cảnh cận đô thị (rau sạch, cây cảnh), lại có rừng quốc gia Đền Hùng và rừng quốc gia Xuân Sơn có hệ thực vật phong phú và đa dạng để phát triển du lịch sinh thái và leo núi. Đồng thời, có tiềm năng lớn về cao lanh, fenpat, pirit, quarit, nước khoáng nóng để phát triển công nghiệp phân bón, hóa chất, khai thác khoáng sản và phát triển du lịch.
Thứ tư, tỉnh Phú Thọ có lợi thế về đất đai (nhiều đất gò đồi) để sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp mà không phải tranh chấp với đất trồng lúa hay trồng cây có giá trị. Hiện tại tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch phát triển 7 KCN và khoảng 20 Cụm công nghiệp, trong đó có 3 (KCN Thụy Vân có diện tích 450 ha, Trung Hà có diện tích 250 ha, Phú Hà 450 ha) và có 3 Cụm công nghiệp (Bạch Hạc, Đồng Lạng, Tử Đà…), đang đầu tư hạ tầng và đã thu hút hàng chục nhà đầu tư. Riêng KCN Phú Hà có diện tích 450 ha đang chuẩn bị triển khai
đầu tư hạ tầng. Đây là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư.
Thứ năm, đặc điểm nổi bật là Phú Thọ có nhiều huyện thuộc miền núi, có địa hình núi cao, chia cắt, ở độ cao nên thường yêu cầu vốn đầu tư nhiều hơn, gây tốn kém hơn khi đầu tư xây dựng đường giao thông, xây dựng mạng lưới chuyển tải điện cũng như tốn kém trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi và nhà ở.
2.1.2. Yếu tố kinh tế.
Nền kinh tế có bước phát triển tương đối khá với nhịp độ tăng trưởng cao hơn trung bình cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng tăng trưởng từng bước cải thiện. Cụ thể:
+ Trong suốt thời kỳ đổi mới nhất là thời kỳ 2011 - 2019, kinh tế tăng trưởng nhanh và khá toàn diện (bình quân 11,6%/năm), đáng chú ý giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế có tốc độ tăng nhanh và khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2001 - 2012 đạt 11,6%, trong đó dịch vụ tăng 13,8%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 13,4%/năm, nông nghiệp tăng 7,8%. Kết quả tăng trưởng các ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 2.1: GRDP và thu chi ngân sách tỉnh Phú Thọ (theo giá hiện hành) Đơn vị: Tỷ đồng Ngành 2010 2015 2019 Tỷ đ % Tỷ đ % Tỷ đ % 1. GRDP 20.909 100 38.057 100 41.959 100 - Nông nghiệp 5.368 25,7 9.734 25,6 10.725 25,5 - Công nghiệp 7.263 34,7 14.444 37,9 16.087 38,4 - Dịch vụ 8.278 39,6 13.879 36,5 15.147 36,1
2. Thu chi ngân sách trên địa bàn
Thu ngân sách trên địa
bàn 3.940 5.174 8.463
Chi ngân sách 9.116 23.224 25.145
% thu so tổng chi 43,2 22,3 33,6
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả theo Niên giám thống kê 2019, tỉnh Phú Thọ.
Khả năng tích lũy tự nội bộ nền kinh tế để đầu tư hạn chế. Theo thống kê tỉnh năm 2019, tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách mới được khoảng 34 - 40%. Tức là hàng năm tỉnh vẫn phải nhận trợ cấp ngân sách từ trung ương khoảng 60 - 64%.
2.1.3. Yếu tố xã hội.
Theo Niên giám thống kê của tỉnh Phú Thọ tính đến 31/12/2018, dân số trung bình 1,4 triệu người (01/4/2019 tổng điều tra dân số); trong đó, nam chiếm 49,1%, dân số đô thị là 18,2%. Tổng nguồn lao động xã hội toàn tỉnh là 864,4 ngàn người, chiếm 64,5% dân số; trong đó tỷ lệ độ tuổi lao động qua đào tạo đến năm 2019 đạt khoảng 44% (số người đang làm việc là 14,4%, đứng thứ 6/14 tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ). Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc Kinh có số lượng đông nhất chiếm hơn 85% dân số. Với nguồn nhân lực dồi dào và tụ hội từ nhiều nơi tạo nên tính đa dạng
và có trình độ dân trí khá so các tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đây là lợi thế để tỉnh Phú Thọ hội tụ, phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong thời gian tới.
Phú Thọ là tỉnh có nhiều giá trị văn hóa truyền thống nổi tiếng nếu được đầu tư phát triển thì đem lại giá trị kinh tế khá. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như hát xoan, lễ hội Tứ xã, phong tục thờ cúng Hùng Vương, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ.