Dự báo cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước của Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 112 - 135)

Đơn vị: Tỷ VNĐ (giá hiện hành)

2019 2020 2025

Tổng Thu ngân sách trên địa bàn 5.562 6.840 14.535

Tỷ lệ so với chi ngân sách nhà nước của tỉnh 40,0 47,0 67-70

Tổng chi ngân sách của tỉnh 13.884 14.500 16.150

Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển 4.373 4.785 5.653

% so tổng chi ngân sách nhà nước 31,5 33 35

Riêng xây dựng cơ bản (XDCB) 4.137 4.685 5.596

% so với ĐTNSNN 94,6 98 99

Nguồn: Niên giám thống kê 2018 và dự báo của tác giả.

Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn diễn ra theo hướng tiến bộ. Tỷ lệ vốn ngân sách Trung ương trong tổng ĐTXH giảm dần (từ 44,4% vào năm 2010 giảm xuống còn 21.1% vào năm 2018. Đặc biệt vốn ngân sách Trung ương giảm nhanh hơn (từ 13,8% năm 2010 giảm xuống 6,7% vào năm 2018). Như vậy có thể nói rằng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương sẽ không nhiều và có thể vẫn giảm đi về tỷ trọng trong tổng ĐTXH.

Riêng đầu tư bằng nguồn vốn NSNN của tỉnh tuy tăng lên về số tuyệt đối nhưng cũng giảm đi về số tương đối. Đó là xu hướng rất rõ. Vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN tỉnh tuy có tăng về số tuyệt đối (từ Tỷ trọng vốn NSNN của tỉnh trong tổng vốn ĐTXH giảm từ 30,6% năm 2010 xuống còn khoảng 14,7% năm 2018).

Nếu 2010 vốn ngân sách tỉnh chiếm 30,6% vốn ĐTXH trên địa bàn tỉnh thì đến 2018 giảm xuống còn khoảng 14,7%. Như vậy mỗi năm vốn ngân sách địa phương giảm đi khoảng 1,98% mỗi năm. Đây có thể xem là xu thế tốt. Giảm dần vốn ngân sách để ĐTPT là hợp lý. Vì vốn ngân sách nhà nước còn dành

cho giải quyết nhiều vấn đề xã hội, phúc lợi và hỗ trợ chính sách.

Bảng 3.7: Dự báo cơ cấu vón ĐTNSNN theo cấp quản lý của tỉnh Phú Thọ (giá thực tế)

Chỉ tiêu 2019 2020 2025

Tỷ đ % Tỷ đ % Tỷ đ %

Vốn Ngân sách nhà nước 5.783 100 5.910 100 7.690 100

- Ngân sách Trung ương 1.833 31,7 325 5,5 155 2

- Ngân sách địa phương 3.950 68,3 5.585 94,5 7.535 98

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2018 và dự báo của tác giả.

Theo số liệu thống kê của tỉnh, vốn ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ bản (XDCB), ít đầu tư phát triển kinh tế. Đây cũng phù hợp với một tỉnh đang phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Trong những năm tới 2025 vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn tăng nhưng Phú Thọ nên chú ý hơn đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cho phát triển nhân lực khu vực hành chính công để nâng cao năng lực quản trị địa phương, xây dựng chính quyền điện tử và tận dụng sự phát triển của kinh tế số (thương mại điện tử, quảng cáo trên các trang mạng điện tử, chính quyền điện tử, viễn thông, ngân hàng, khai thác dữ liệu lớn...).

Đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng, gia tăng nguồn vốn cho nghiên cứu khoa học và phát triển nhân lực…

Bảng 3.8: Dự báo cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN theo lĩnh vực của tỉnh Phú Thọ 2019 2020 2025 Tỷ đ % Tỷ đ % Tỷ đ % Vốn Ngân sách nhà nước 5.783 100 5.910 100 7.690 100 Trong đó:

- Đầu tư thủy lợi 1.758 30,4 1.720 29,1 2.153 28

- Đầu tư GTVT 3.528 61 3.635 61,5 4.614 60

- Đầu tư tu bổ di tích 399 6,9 443 7,5 615 8

- Đầu tư xây dựng CS và

khoa học công nghệ 52 0,9 53 0,9 146 1,9

- Đầu tư phát triển nhân

lực cho khu vực công 46 0,8 59 1 162 2,1

Nguồn: Số liệu 2019 là thống kê của tỉnh, Tác giả; Ghi chú: CS: chính sách.

3.2.4 Định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Phú Thọ.

3.2.4.1. Quan điểm chỉ đạo quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Phú Thọ

Căn cứ vào định hướng tái cơ cấu, hình thành sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh, huyện mà quyết định quy mô, cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

a). Coi trọng hiệu quả.

b). Theo nguyên tắc đầu tư trọng tâm, trọng điểm phải tập trung đầu tư, không đầu tư dàn trải, quán triệt phương châm cái gì và ở đâu cần đầu tư được thì phải dồn vốn để hoàn thành bằng được.

c). Phải đầu tư phải dứt điểm.

3.2.4.2. Định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Phú Thọ

a). Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

Tỉnh Phú Thọ cần phát triển mạnh kinh tế để gia tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Tỉnh Phú Thọ mới có quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020. Dự án này đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, trong đó cũng đã chỉ rõ cơ cấu ngành, nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng kỹ thuật đô thị và xây dựng hệ thống đường giao thông. Tuy nhiên lúc đó chưa tính hết ảnh hưởng của đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và các tuyến kết nối với Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang... Vì thế định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Phú Thọ đến năm 2025 phải coi trọng hình thành và phát triển các sản phẩm chủ lực, các lĩnh vực mũi nhọn, các vùng lãnh thổ phát triển hàng hóa tập trung. Hoàn thiện mạng lưới giao thông đối ngoại và hoàn thiện các tuyến đường kết nối trong tỉnh. Bên cạnh đó cần coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch.

b). Đổi mới cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Thay đổi cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là vấn đề quan trọng nổi bật. Tỉnh Phú Thọ nên dành vốn NSNN cho cải tạo duy tu, bảo tồn di tích văn hóa lịch sử phục vụ phát triển du lịch.

Tuy số tuyệt đối vẫn tăng nhưng tỷ trọng vốn dành cho xây dựng hệ thống giao thông vận tải xây dựng mang lưới chuyển tải điển sẽ giảm đi vì khối lượng công trình phải làm không còn nhiều như trước và quy mô công trình cũng nhiều cái nhỏ hơn.

Vốn NSNN dành cho xây dựng trường học, bệnh viện vẫn tăng nhiều để đáp ứng đủ trường học và nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn cũng như cho một số tỉnh gần sát Phú Thọ như Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang…

Vốn NSNN dành cho việc xây dựng hàng nông sản và chợ đầu mối nông sản tăng lên. Có như vậy mới hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Vốn NSNN dành cho xây dựng trụ sở của các cơ quan nhà nước giảm dần và theo phương châm sử dụng hiệu quả các công trình, trụ sở đã có, có khả năng sử dụng đa mục đích trong tương lai.

Bảng 3.9: Dự báo cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong những năm tới

Chỉ tiêu 2019 2020 2025

Tỷ trọng vốn NSNN trong tổng đầu tư xã hội 49,5 40 35

Cơ cấu ĐTNSNN, % 100 100 100

Trong đó:

- Xây dựng giao thông vận tải 62,5 61,5 56,5

- Xây dựng hệ thống cấp điện 20,6 22,1 18,5

- Cải tạo duy tu, bảo tồn di tích 4,2 3,5 9,5

- Trường học, bệnh viện 8,9 8,5 9,7

- Trụ sở, chợ và sàn hàng hóa 2,7 3 3,5

- Quảng cáo, quảng bá hình ảnh 1,1 1,4 2,3

Nguồn: Số liệu 2018 là số liệu thống kê, còn số liệu 2020 là dự báo của tác giả.

c). Phân cấp rõ ràng.

- Phân cấp không chỉ theo quy mô vốn NSNN mà còn theo tính chất của công trình đầu tư. Các công trình cải tạo di tích thì tùy theo giá trị và vai trò của di tích mà phân cấp.

- Đã phân cấp đầu tư thì phải thúc đẩy trách nhiệm tự tìm vốn để thực hiện. Các huyện không nên ỉ lại vào cấp tỉnh và Trung ương. Ai là người quy hoạch, kế hoạch đầu tư thì phải là người có trách nhiệm tìm vốn để thực hiện.

- Các Sở chỉ làm chủ đầu tư các công trình lớn, có ý nghĩa trọng điểm và các huyện không đủ sức đảm đương.

d). Thực thi quyền và trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

- Lâu nay đây là khâu chưa rõ ràng nhất. Theo nguyên tắc, ai quyết định thì người đó phải chịu trách nhiệm đến cùng về quyết định của mình. Tránh tình trạng tập thể chịu trách nhiện. Người đứng đầu chịu rách nhiệm cao nhất thì người tham mưu cũng phải có trách nhiệm. Người lập kế hoạch, người thẩm định, tư vấn giám sát thực hiện đầu tư, người đánh giá chất lượng công trình và quyết toán cũng phải có trách nhiệm trực tiếp, chịu trách nhiệm một cách thỏa đáng. Chẳng hạn họ phải chịu đền bù bao nhiêu khoản thiệt hại do họ gây ra. Có làm như thế thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN mới an toàn và có hiệu quả như người dân mong muốn.

đ). QLNN tốt ngay từ khâu lập kế hoạch, dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cho tới khâu đánh giá chất lượng công trình đầu tư và quyết toán.

- Cơ quan QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN phải quan tâm tới chất lượng của tất cả các khâu trong quy trình đầu tư như tác giả đã đề cập ở phần trước. Cơ quan QLNN không chỉ theo dõi diễn biến mà còn để ý tới cả nhân lực tham gia từng khâu và nội dung thực hiện của từng khâu. Muốn vậy chính quyền các cấp cần có hướng dẫn cụ thể về các quy định liên quan tới những người hữu trách.

- Khâu đánh giá chất lượng công trình là khâu khó. Vì thế ở khâu này không chỉ cần người có trình độ mà còn cần có công cụ, phương pháp đánh giá hiện đại. Đồng thời ngay đối với hành vi đánh giá chất lượng công trình cũng cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

e). Công khai các khâu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

Kết quả mỗi khâu đều cần được công khai minh bạch để xã hội được biết và tham gia ý kiến cũng như tham gia ý kiến một cách kịp thời.

g). Tăng cường kiểm tra và công khai kết quả kiểm tra.

Chất lượng thanh tra, kiểm tra là vấn đề quan trọng. Khâu này lâu nay dễ xảy ra tình trạng qua loa, đại khái gắn liền với tham nhũng, vòi vĩnh và làm mất đi giá trị đích thực của thanh kiểm tra, giám sát.

Kiểm tra định kỳ và bất thình lình để nâng cao chất lượng và ý nghĩa của việc thanh, kiểm tra.

3.3. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Phú Thọ trong những năm tới

Để đạt được các mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN tác giả cho rằng, ngoài việc đổi mới định hướng phát triển kinh tế, đổi mới định hướng đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và nhất là đổi mới cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cùng với phải tiết kiệm vốn NSNN, sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN, chính quyền tỉnh Phú Thọ cần thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp. Mỗi giải pháp có căn cứ riêng nhưng về nguyên tắc phải căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN (đã trình bày ở chương 1), nguyên nhân của hạn chế yếu kém (đã xác định ở chương 2) và yêu cầu đặt ra từ phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như từ phương hướng đầu tư phát triển. Dưới đây tác giả xin trình bày những giải pháp chủ yếu:

3.3.1. Giải pháp số 1: Đẩy mạnh cải cách hành chính đi đôi với nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Theo nguyên tắc, thể chế kinh tế quyết định sự thành bại của phát triển kinh tế. Nhà nước sinh ra thể chế kinh tế nên suy cho cùng nhà nước quyết định sự thành bại của phát triển kinh tế. Do đó tác giả cho rằng, cải cách hành chính đi đối với nâng cao năng lực QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là giả pháp số 1. Cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị địa phương

phải nhắm tới cả phát triển kinh tế để tăng nguồn thu ngân sách và gia tăng hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

Trước hết cần đổi mới nhận thức về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và vai trò của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cũng như đổi mới tư duy đầu tư bằng nguồn vốn NSNN có tính tới bối cảnh mới (toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh mà Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới.

Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của nhiều địa phương trong cả nước chất lượng hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên thì việc nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 3.10: Dự báo kết quả xếp hạng PCI và PAPI của Phú Thọ Năm Hạng PCI trong 63 tỉnh Hạng PAPI trong 63 tỉnh

2018 37 41

2020 25 25

2025 18 20

Nguồn: Năm 2018 theo VCCI còn 2020 và 2025 là dự báo của tác giả.

3.3.2. Giải pháp số 2: Cụ thể hóa nhanh chóng, sáng tạo luật pháp, chính sách của Nhà nước về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.

- Phổ biến kịp thời, đầy đủ thông tin pháp luật tới cán bộ quản lý và người dân để mọi người hiểu biết tốt hơn về pháp luật, nhất là để người dân biết, dân bàn cũng như tham gia giám sát việc đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở các địa

phương. Người dân ở các thôn, xã tham gia tốt hơn vào các quyết sách đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và giám sát chủ động, tích cực quá trình thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Thông qua đó, người đứng đầu cơ quan QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN biết rõ quyền và trách nhiệm của mình trong việc đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở địa phương.

- Phố biến tốt chủ trương, chính sách phân cấp QLNN trong đầu tư bằng nguồn vốn NSNN để các cơ quan QLNN các cấp biết rõ hơn quyền và trách nhiệm của mình trong việc đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Huy động tốt sự tham gia của người dân và của các tổ chức chính trị (nhất là của mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh vào quá trình lập, phê duyệt, triển khai việc đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

- Dựa vào những đặc thù của địa phương, ban hành thêm những quy định cụ thể thêm luật pháp nhà nước để dễ dàng triển khai đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn. Một trong những lĩnh vực cần có quy định rõ thêm là định mức đầu tư theo địa bàn huyện, thị. Mỗi địa bàn huyện thị có những điều kiện đầu tư khác nhau nên định mức đầu tư cũng không thể giống nhau được và vì thế suất đầu tư cũng không thể giống nhau hoàn toàn. Ở thành thị cũng cần có

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 112 - 135)