Nhận thức và quan niệm về hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 31 - 60)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên

1.2.1. Nhận thức và quan niệm về hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn

nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh

a). QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

- Quan niệm về quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh:

Hiểu một cách nôm na thì QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là việc Cơ quan QLNN (ở Trung ương là chính phủ và Thủ tướng chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ; còn ở địa phương thì chủ yếu là UBND cấp tỉnh, huyện) sử dụng bộ máy, cán bộ, công cụ của mình để thực hiện nhiệm vụ (hay chức năng) quản lý đối với hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn. Nói cụ thể hơn:

* Tác giả luận văn cho rằng, QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh là hành vi của Cơ quan nhà nước hữu trách và đối tượng được quản lý là hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn NSNN (và gắn với các hoạt động ấy là cá nhân, tổ chức).

* QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh được hiểu là việc cơ quan QLNN cấp tỉnh (UBND tỉnh, huyện) sử dụng bộ máy, cán bộ của mình và luật pháp, chính sáh để thực hiện chức năng quản lý của mình đối với hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh theo luật định.

- Chủ thể quản lý: Cơ quan nhà nước hữu trách: Chính phủ chỉ đạo, quản lý thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh; UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện trực tiếp quản lý đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn. Giúp UBND tỉnh có Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở Ban ngành liên quan.

Giúp UBND huyện có Phòng Tài chính - Kế hoạch cùng các Phòng ban liên quan. Mỗi chủ thể thực hiện QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN theo quy định của pháp luật (đặc biệt được điều chỉnh bởi các đạo luật có liên quan trực tiếp như luật đầu tư, luật đầu tư công, luật đấu thầu, luật quy hoạch, luật ngân sách, luật xây dựng...).

- Đối tượng quản lý: Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, ban quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, nhà thầu và các tổ chức có liên quan trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và các hoạt động khác có liên quan (ví dụ giải phóng mặt bằng, quyết định giá đền bù...).

- Công cụ quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh: Luật pháp, chính sách về ĐTPT Và đầu tư bằng nguồn vốn NSNN

Hình 1.3: Sơ đồ hóa quan niệm, bản chất QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh

Nguồn: tác giả

b). Hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN

Đây là vấn đề hết sức quan trọng và cần làm rõ để có căn cứ nghiên cứu vấn đề hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện QLNN đối với

ĐTNSNN (Theo nội dung quản lý) Cơ quan QLNN ở tỉnh Cơ quan QLNN ở Trung ương Luật pháp, chính sách Bộ máy và cán bộ Chính phủ - Thủ tướng chính phủ - Các Bộ hữu trách UBND tỉnh - Chủ tịch UBND - Các Sở hữu trách UBND huyện - Chủ tịch UBND - Các Phòng hữu trách

Ở phần này, tác giả xin trình bày khái quát và để đảm bảo có tính hệ thống về vấn đề hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

Thực tế chỉ ra rằng, muốn QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN tốt phải tiến hành đánh giá hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Từ kết quả đánh giá đó mà tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém để xác định các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Vậy hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là gì hay được hiểu như thế nào?

Tác giả luận văn cho rằng, hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN được phản ánh thông qua hiệu quả của việc đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Hay nói cách khác, hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thể hiện trực tiếp hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn nghiên cứu. Nếu QLNN không tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chắc chắn sẽ có hiệu quả thấp hoặc thậm chí sẽ không thể có hiệu quả. Hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là một trong các bộ phận quan trọng của hiệu quả ĐTPT trên địa bàn. Ở đây tác giả muốn nói thêm rằng, hiệu quả ĐTPT cấu thành bởi hiệu quả đầu tư của nhà nước và hiệu quả đầu tư của tư nhân (gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài). Vì thế hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là một trong những bộ phận cấu thành hiệu quả ĐTPT. Hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN được trực tiếp phản ánh qua hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN tới phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. Nó được phân tích thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, đóng góp của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN vào gia tăng quy mô, chất lượng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng về kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu xác định.

1.2.2. Nội dung QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh

Căn cứ vào luật định, kết hợp nghiên cứu lý thuyết và trên cơ sở phân tích thực tiễn tác giả luận văn xác định nội dung QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh. Theo cách đặt vấn đề như vậy nên trước tiên tác giả xin trình bày những quy định đã được ghi trong các đạo luật liên quan đến đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

1.2.2.1. Theo luật pháp hiện hành

Để minh họa thực tế, tác giả xin trích dẫn một số điều trong các đạo luật liên quan.

(1). Theo luật đầu tư công

Điều 13. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công được quy định như sau:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.

3. Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. 4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công; Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công.

5. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.

7. Hợp tác quốc tế về đầu tư công.

* Bảy điểm nêu trên cũng chưa chỉ rõ tránh nhiệm QLNN đối với ĐTC của ai. Phải chăng đó là trách nhiệm của cơ quan QLNN đối với ĐTC?

(2). Theo luật đầu tư

Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là bộ phận của ĐTPT nên cần xem xét thêm quy định ở Luật đầu tư.

Điều 67. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư được quy định như sau:

1. Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.

3. Tổng hợp tình hình đầu tư, đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư.

4. Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. 5. Cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Luật này.

6. Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

7. Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.

8. Kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; Quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư.

9. Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong thực hiện hoạt động đầu tư; Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư.

10. Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư. Mười điểm nêu trên chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai. Phải chăng đó là trách nhiệm của cơ quan QLNN đối với ĐTPT?

Nhìn chung nội dung QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN đã tương đối rõ. Các nội dung đã được liệt kê khá đầy đủ song hơi rối và nhiều

điểm có thể ghép lại với nhau thì rõ hơn và có được sự tinh gọn. Việc kiểm tra, đánh giá phải đi đến điều chỉnh quy mô vốn ngân sách nhà nước.

1.2.2.2. Theo tác giả luận văn

Tác giả cho rằng, nội dung QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh có những nội dung chính như sau:

(1). Ban hành chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (trung hạn và hàng năm) trên địa bàn tỉnh

Việc này nếu cơ quan QLNN làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ có hiệu quả và ngược lại.

Việc xác định phương hướng đầu tư bằng nguồn vốn NSNN có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Nếu chủ trương (phương hướng, quy mô, cơ cấu, trọng điểm đầu tư) đúng thì hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ cao và ngược lại. Chủ trương dễ dàn trải, thiếu tập trung, thiếu trọng tâm trọng điểm thường do lợi ích địa phương (huyện, thành phố, thị xã), lợi ích nhóm (các cá nhân hoặc tập thể). Ban hanh quyết định về chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư cùng với việc phê duyệt và công bố danh mục các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trung hạn và hàng năm.

(2). Tổ chức và giám sát việc lập kế hoạch và dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.

Việc này nếu cơ quan QLNN làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ có hiệu quả và ngược lại.

Quá trình lập kế hoạch, dự án đầu tư nếu không có chuyên gia đủ trình độ và lương tâm đạo đức công vụ thì dễ dẫn đến tình trạng thay đổi định mức, khối lượng công việc để tăng vốn. Kế hoạch, dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN mà sai ngay từ đầu thì không thể có hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN khó có thể có hiệu quả.

(3). Tổ chức thẩm định kế hoạch và dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.

Việc này nếu cơ quan QLNN làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ có hiệu quả và ngược lại. Đây là khâu hết sức quan trọng, nó quyết định chất lượng của kế hoạch, dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Thực tế cho thấy phổ biến hiện tượng cấu kết giữa người thẩm định và người lập kế hoạch, dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN để tăng vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Dân thường nói tăng tiền chùa để chia chác với nhau gây thất thoát vốn ngân sách nhà nước.

(4). Tổ chức đấu thầu và chọn nhà thầu thi công hoặc cung cấp máy móc, thiết bị cho các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.

Việc này nếu cơ quan QLNN làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ có hiệu quả và ngược lại.

Thực tế xảy ra tình trạng gian lận hồ sơ đấu thầu. Khi nhà thầu thiếu năng lực thi công và lại còn móc nối với người lập kế hoạch, dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và với móc nối với người thẩm định kế hoạch, dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thì thất thoát vốn NSNN là không tránh khỏi.

(5). Thành lập Ban quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.

Việc này nếu cơ quan QLNN làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ có hiệu quả và ngược lại.

Ban quản lý dự án phải có năng lực chuyên môn và có trách nhiệm, lương tâm, đạo đức công vụ thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN mới có hiệu quả. Ngược lại Nếu làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN kém thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chắc chắn không thể có hiệu quả và việc thất thoát vốn ngân sách nhà nước là không tránh khỏi.

(6). Tổ chức thực hiện việc đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.

Việc này nếu cơ quan QLNN làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ có hiệu quả và ngược lại.

Nhà thầu triển khai thi công có trách nhiệm và đúng luật pháp thì tốt và ngược lại.

Nhà thầu thi công nếu móc nối với ngân hàng, nhà cung cấp vật tư thiết bị để làm thay đổi thời gian cấp vốn và thay đổi giá vật tư, thiết bị theo thời gian thì chắn chắn vốn ngân sách nhà nước sẽ bị đội lên.

Trong quá trình nhà thầu thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cần chỉ đạo chủ đầu tư chọn đúng. Tổ chức giám sát đầu tư. Tổ chức này hoạt động theo luật pháp quy định.

(7). Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.

Cơ quan QLNN thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

Việc này nếu cơ quan QLNN làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ có hiệu quả và ngược lại.

Cơ quan nhà nước hữu trách tổ chức thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thì sẽ đem lại kết quả, hiệu quả tốt và ngược lại. Giám sát móc nối với nhà thầu, giám sát qua loa, hời hợt thì hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ thấp hoặc không có là chuyện đương nhiên.

Việc này nếu cơ quan QLNN làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ có hiệu quả và ngược lại.

Việc kiểm tra, giá sát phải khách quan, công tâm và theo đúng pháp luật. Từ việc kiểm tra, giám sát nếu thấy cần thiết thì điều chỉnh quy mô vốn dự án hoặc ra quyết định dừng dự án. Vào năm 2017 Chính phủ đã phải tạm dừng 04 dự án kém hiệu quả (ví dụ tạm dừng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN như dự án Xơ sợi Đình Vũ, Methenol Phú Thọ, Đạm Ninh Bình, Luyện thép Thái Nguyên…).

(8). Tổ chức đánh giá chất lượng việc thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và quyết toán trên địa bàn tỉnh

Việc này nếu cơ quan QLNN làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ có hiệu quả và ngược lại.

Phải có những chuyên gia giỏi chuyên môn, có trách nhiệm công vụ, có đạo đức công vụ, làm việc khoa học, và với tinh thần vì sự nghiệp chung thì góp phần làm cho đầu tư bằng nguồn vốn NSNN có hiệu quả và ngược lại.

(9). Giám sát việc đưa công trình đã hoàn thành vào khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh.

Việc này nếu cơ quan QLNN làm tốt thì đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ có hiệu quả và ngược lại.

Đưa nhanh công trình và hoạt động khai thác và có kế hoạch khai thác hợp lý thì công trình nhanh chóng được phát huy tác dụng và hiệu quả công trình sẽ tăng lên và ngược lại.

Việc bàn giao công trình và đưa vào khai thác phải có kế hoạch từ trước để khi công trình hoàn thành là đưa vào khai thác ngay.

Trong quá trình đưa công trình vào khai thác còn phải quản lý chặt các hoạt động khai thác, duy tu, sửa chữa công trình. Thực tế cho thấy nhiều đường cao tốc đưa vào sử dụng mới “vỡ lẽ” nào là dự toán không đúng, dự kiến thời

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 31 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)