Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu này sẽ kế thừa phương pháp chọn mẫu và kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước đây nhằm sử dụng kết hợp dữ liệu theo thời gian và đánh giá công tác bảo vệ và phát triển rừng toàn diện hơn. Theo đó, các xã (Liêm Phú, Nậm Xây, Nậm Xé) được chọn theo các tiêu chí sau:
+ Tỷ lệ che phủ rừng cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp;
+ Cộng đồng thôn bản, người dân có tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp ở địa phương, nhận và được khoán rừng;
+ Có liên quan chặt chẽ với công tác quản lý và phát triển rừng.
Đây là các xã đặc trưng của huyện Văn bàn tỉnh lào Cai về quản lý và bảo về rừng
Trong 3 xã được chọn điều tra lựa chọn 90 hộ sẽ được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Tiêu chí chọn đối tượng phỏng vấn là cán bộ quản lý Nhà nước về lâm nghiệp (cán bộ kiểm lâm cấp huyện, cán bộ lâm nghiệp xã)
Sẽ sử dụng phương pháp tham vấn tại hiện trường với sự tham gia của các bên có liên quan như cán bộ thôn bản, các cán bộ và chuyên gia lâm nghiệp, các ban quản lý bảo vệ - phát triển rừng… nhằm thảo luận và thu thập thông tin liên quan phục vụ thẩm định các vấn đề chủ chốt bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả tham vấn cũng được sử dụng vào phân tích và đánh giá tính phù hợp, mặt tích cực và tiêu cực của các công tác bảo vệ và phát triển rừng.
2.3.2. Thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu,...liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Sử dụng phương pháp kế thừa thông tin có sẵn tại địa phương để đánh giá thực trạng về việc bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu thông qua số liệu báo cáo hằng năm của huyện Văn Bàn.
- Phương pháp chuyên gia: Dựa trên ý kiến của cán bộ hạt kiểm lâm,
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi (90 hộ),
phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn sâu cán bộ lâm nghiệp tại các cấp từ xã đến huyện.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp được sử dụng trong luận
văn phương pháp thống kê so sánh. Sử dụng các số liệu và thông tin thu thập được, số liệu, thông tin lượng hóa từ bảng hỏi… tác giả tiến hành so sánh, phân tích công tác bảo vệ rừng đến phát triển rừng, giá trị lâm nghiệp, số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển, số vụ cháy rừng… nhằm đánh giá công tác bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở Văn Bàn. Tác giả so sánh theo chiều dọc và theo chiều ngang để so sánh sự biến động về kết quả thực hiện chính sách qua các năm (theo chiều ngang) và giá trị kinh tế giữa ngành lâm nghiệp với các ngành khác (theo chiều dọc).