Khung giám sát, đánh giá các hoạt động đồng quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 71 - 77)

Bảng 3 .6 Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan

Bảng 3.20 Khung giám sát, đánh giá các hoạt động đồng quản lý rừng

Nội dung đánh giá Mục tiêu đánh giá Các tiêu chí Kết quả mong đợi Đề xuất giải pháp 1. Sự phù hợp Phát hiện những điểm chưa phù hợp - Các bước thực hiện đồng quản lý - Tổ chức bộ máy - Nội dung quy chế - Nguyên tắc - Giải pháp

Các điểm chưa phù hợp được phát hiện

Sửa đổi, bổ sung những điểm chưa phù hợp. 2. Tính bền vững Đánh giá khả năng duy trì - Con người - Kinh phí - Chính sách - Tổ chức thực hiện Đánh giá được khả năng đảm bảo, duy trì các đầu vào của đồng quản lý

Tăng giảm thành phần Hội đồng sửa đổi ban hành chính sách, tìm kiếm bổ sung hoặc điều chuyển nguồn kinh phí. 3. Kết quả thực hiện đồng quản lý Số lượng và chất lượng công việc - Bảo vệ rừng (số vụ được ngăn chặn, bắt giữ...); - Phát triển rừng (trồng được bao nhiêu ha);

- Thu nhập của các bên tham gia. Số lượng và chất lượng công tác đồng quản lý rừng được đánh giá. Có biện pháp quản lý, kiểm tra

4. Hiệu quả mang lại từ đồng quản lý Bảo vệ và phát triển rừng, môi trường, xã hội, kinh tế - Diện tích rừng bị phá tăng giảm so với trước; - Rừng trồng so với trước;

- Chất lượng rừng;

- Sự xuất hiện các loài động vật quý hiếm;

- Cải thiện thu nhập; - Cải thiện môi trường;

Tác động của phương thức quản lý đến số lượng và chất lượng rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên, môi trường sống thu nhập khi tham gia đồng quản lý được đánh giá đúng. Phát huy đồng thời có giải pháp nâng cao các mặt chưa đạt, hoặc đạt thấp

3.6.2.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục

Các bên liên quan có trình độ chưa đồng đều, đặc biệt kiến thức quản lý bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hiểu biết pháp luật… Do đó, công tác tuyên truyền, giáo dục phải được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao kiến thức về mọi mặt cho các bên liên quan, nhất là cộng đồng dân cư, từ đó tạo điều kiện cho họ chủ động trong việc tham gia các quyết định đồng quản lý, phát huy khả năng góp phần thực hiện nguyên tắc công bằng, dân chủ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

- Công tác quản lý bảo vệ rừng những năm qua của Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên số vụ vi phạm về khai thác vận chuyển lâm sản trái phép vẫn rất cao từ năm 2016 đến năm 2018 đã xảy ra 293 vụ.

- Đời sống của cộng đồng dân cư các xã vùng đệm nói chung và người dân huyện Văn Bàn nói riêng còn thấp, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, ngành nghề khác chưa phát triển, dẫn đến sự phụ thuộc của người dân vào rừng là rất lớn chiếm 37.35%. Phong tục, tập quán, kiến thức bản địa của cộng đồng người dân các xã thuộc huyện Văn Bàn khá phong phú, trong số đó có những kiến thức, phong tục, tập quán quản lý rừng.

- Tiềm năng tham gia quản lý rừng tại huyện Văn Bàn là rất lớn (cả về nguồn lực con người, trình độ chuyên môn về bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học). Mặt khác Ban QLKBT rất cần sự tham gia của các bên liên quan để đảm bảo thực hiện công tác quản lý rừng tại Khu bảo tồn được tốt hơn; về phía các bên liên quan (Hạt Kiểm lâm, các cơ quan tổ chức KHKT, chính quyền xã, xóm, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân), qua phân tích cho thấy họ có điều kiện để tham gia đồng quản lý.

- Mâu thuẫn giữa các bên là không nhiều và chưa ở mức độ gay gắt, có thể giải quyết được thông qua tuyên truyền vận động, thương lượng; về cơ bản các bên liên quan muốn có sự hợp tác với nhau và nhận thức được rằng đồng quản lý rừng phù hợp với khả năng và thực tế hiện nay.

- Công tác quản lý và phát triển rừng gặp nhiều thuận lợi được sự quan tâm sát sao của các cấp, các ngành chức năng từ huyện đến cơ sở. Thêm vào đó là sự đồng tình của người dân tham gia ủng hộ. Phần lớn rừng và đất rừng đã được giao đến chủ quản lý cụ thể…

- Qua phân tích đánh giá các bên liên quan, trong điều kiện cụ thể tại huyện Văn Bàn, đồng quản lý rừng cần phải tuân theo 5 nguyên tắc sau: (1) Đảm bảo tính hợp pháp; (2) Tự nguyện tham gia; (3) Bình đẳng; (4) Đảm bảo lợi ích kinh tế; (5) Đảm bảo tính bền vững.

- Tiến trình đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn gồm 6 bước theo thứ tự sau đây: (1) Họp thống nhất các bên liên quan; (2) Đánh giá các giá trị tài nguyên; (3) Thành lập hội đồng đồng và xây dựng quy chế hoạt động; (4) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; (5) Đồng quản lý quy hoạch, xây dựng kế hoạch; (6) Đồng quản lý tài nguyên rừng.

- Cơ cấu tổ chức hoạt động đồng quản lý rừng như sau: Hội đồng đồng quản lý rừng cấp xã (gồm ban lãnh đạo, 3 bộ phận chức năng); ở các xóm trong xã có hội đồng đồng quản lý rừng xóm. Hỗ trợ, tư vấn chuyên môn kỹ thuật là Hội đồng tư vấn. Giám sát đánh giá hoạt động đồng quản lý rừng là Hội đồng giám sát, đánh giá.

Các giải pháp đưa ra bao gồm gải pháp chung và giải pháp riêng cho công tác phát triển và bảo vệ rừng đối với các hộ gia đình tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

2. Kiến nghị

- Các bên tham gia đồng quản lý rừng, nhất là Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn sớm bắt tay vào xây dựng dự thảo Quy chế đồng quản lý rừng, trình cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt để tiến hành tổ chức thực hiện.

- UBND tỉnh Lào Cai, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp… tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện đồng quản lý. Hỗ trợ kinh phí, dự án hỗ trợ cho công việc trồng rừng, sản xuất nông nghiệp và phát triển rừng theo hướng kinh tế giúp đỡ người dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo phụ thuộc vào rừng giảm các vụ vi phạm pháp luật liên quan đến rừng.

- Chỉ đạo cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn dành nhiều thời gian xuống cơ sở, bám nắm địa bàn được phân công phụ trách, xác định những khu rừng thường xảy ra chặt phá rừng trái phép, trọng điểm để xảy ra cháy rừng, phát hiện sớm và huy động lực lượng để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm pháp luật về rừng.

- Tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo ở một số xã thuộc Khu bảo tồn khác nhằm khẳng định thêm tính phù hợp về phương thức đồng quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Đối tác hỗ trợ ngành Lâm Nghiệp (FSSP) (2013), Đánh giá thực hiện 10 năm thực hiện Luật BV & PTR năm 2004, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thông tư Số 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/6/2009

3. Chính phủ (2011), Tổng kết thực hiện Dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” và Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn2011-2020 (243/CB-CP), Hà Nội.

4. Địa chỉ thông tin điện tử http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-dia- phuong/Do-che-phu-rung-Viet-Nam-dat-4084/283007.vgp

5. Hội thảo khoa học ngày 24/5/2013 tại tỉnh Hòa Bình về “Đồng quản lý rừng đặc dụng Việt Nam-Những bài học thực tiễn và khuyến nghị chính sách” (bài đăng trên http://www.vietnamplus.vn/Home/Xay-dung-chinh- sach- nham-quan-ly-rung-dac-dung/20135/199092.vnplus.

6. Vũ Biệt Linh (2006), Một số suy nghĩ về rừng và nghề rừng ở Việt Nam,

Diễn đàn lâm nghiệp quốc gia, Hà Nội tháng 7/2006.

7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.

8. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg,Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội ngày 5/2/20076. Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2014

9. Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016

10. Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố hiện trạng rừng năm 2015 11. Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của thủ tướng chính phủ

12. Chi cục Thống kê huyện Văn Bàn, Niên giám thống kê các năm 2016, 2017, 2018.

13. UBND huyện Văn Bàn (2016, 2017, 2018). Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội huyện Văn Bàn các năm 2016, 2017, 2018.

14. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lâm nghiệp cộng đồng - Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, năm 2006.

15. Hiệp hội hợp tác và phát triển Thụy Sĩ, Hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng, Helvetas Vietnam, 2005.

16. Nguyễn Bá Ngãi, Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng - Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn, Dự án FGLG, Hà Nội, (2009), 4 – 20.

17. Nguyễn Trọng, Đánh giá kết quả 10 năm giao rừng cộng đồng có sự tham gia của người dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội thảo Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E), 38 – 42.

18. Võ Đình Tuyên, Cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Hội thảo Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E), 7 – 11.

19. Giáo trình “ Phát triển và bảo vệ rừng”, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2013

20. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật Lâm nghiệp , 2017

21. Nguyễn Huy Dũng, 2002 “ Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)