5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của các
của các huyện miền núi phía Bắc
Na Rì là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích đất lâm nghiệp lớn: 65.218,6 ha, chiếm 76,46 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Hiện nay công tác bảo vệ, phát triển rừng tại huyện Na Rì chủ yếu do hộ gia đình, cá nhân (43.629,3 ha), UBND huyện (18.209,3 ha), BQL rừng đặc dụng (10.478,5ha), Doanh nghiệp nhà nước (1.774,5 ha), Cộng đồng (1.415,6 ha), các tổ chức khác (24,2 ha). Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã và đang nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước theo các chương trình dự án nhờ vậy những hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã và đang thực hiện có hiệu quả, góp phần nhất định trong phát triển kinh tế của người dân và địa phương. Tuy nhiên cơ cấu thu nhập từ trồng rừng đạt thập chỉ chiếm 4,3 % trong tổng số thu nhập, rừng cộng đồng 2,16% so với tổng thu nhập. Như vậy có thể thấy rằng tài nguyên rừng chưa trở thành nguồn thu chính trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình. Để công tác bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả, bền vững thì một trong những vấn đề mang tính chất quyết định là làm cho các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng trở thành hoạt động kinh tế chính của người dân. Ngoài ra, cần rà soát, điều chỉnh
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng về vị trí, vai trò, trách nhiệm, lợi ích khi tham gia vào các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng; giải pháp về phòng cháy chữa cháy rừng cần phải được quan tâm và duy trì thường xuyên. Đồng thời cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về bảo vệ và phát triển rừng cho các hộ gia đình, cá nhân.
Thuận Châu là một huyện miền núi của tỉnh Điện Biên, có 63.260 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt gần 42%, là một trong những địa phương còn diện tích rừng lớn, bởi vậy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo; triển khai đồng bộ các chương trình dự án đầu tư; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao nhận thức của các chủ rừng và người dân; phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng... Tuy nhiên tình trạng đốt, phát phá rừng để làm nương rẫy, tỉnh trạng cháy rừng vẫn còn xảy ra trên địa bàn. Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, Hạt Kiểm lâm huyện tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng, đặc biệt là các xã, bản xây dựng nội quy, quy ước và hương ước bảo vệ rừng; đẩy mạnh tuyên truyền Luật Lâm nghiệp, góp phần nâng cao ý thức, nhận thức của nhân dân tham gia bảo vệ rừng; bảo đảm các nhu cầu phục vụ đời sống của đồng bào có tác động đến rừng, theo đó, thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng.