Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 27 - 30)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Từ tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan tới đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Nhìn chung các nghiên cứu đã thực hiện, kể cả trong nước và ngoài nước, đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến đề tài như: Hệ thống chính sách bảo vệ và phát triển rừng; Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử

dụng bền vững tài nguyên rừng; Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng; Quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng; Chia sẻ lợi ích trong quản lý tài nguyên rừng;

Đối với các nghiên cứu trong nước, một số nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu phân tích về sự thay đổi trong phân loại và quy hoạch rừng, quy chế quản lý các loại rừng, quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng, hỗ trợ trong bảo vệ và phát triển rừng, chia sẻ lợi ích,...đồng thời các nghiên cứu này cũng phân tích và chỉ ra những tồn tại hạn chế liên quan đến các lĩnh vực trên. Một số nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu phân tích các hình thức quản lý rừng, kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, các nghiên cứu này đã chỉ ra những mặt tích cực và những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian qua. Các nghiên cứu này đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương, của khu vực và trên phạm vi toàn quốc

Nghiên cứ của Nguyễn Huy Dũng, 2002 về quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam tác giả cho rằng bảo vệ rừng bao gồm các hoạt động sau:

Thứ nhất, phải thực hiện tốt công tác tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật.

Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại cho cây rừng.

Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

Với những lý do như đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng, việc hình thành và triển khai nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ

và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” là thực sự cần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)