giai đoạn 2016 - 2018 TT Hoạt động ĐVT Khối lượng Tổng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Công tác Pháp chế Vụ 293 108 83 102 2 - Phá rừng làm nương rẫy Vụ 14 8 1 5 3 - Khai thác rừng trái phép Vụ 35 12 6 17 4 - Vi phạm quy định PCCCR Vụ 2 1 1 0
5 - Vận chuyển buôn bán trái phép Vụ 242 87 75 80
Từ bảng trên cho thấy trong những năm gần đây công tác bảo vệ và phát triển rừng tại khu huyện Văn Bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, động vật hoang dã.
Tính riêng trong năm 2018, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn đã thường xuyên chỉ đạo cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của huyện tổ chức tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý động vật hoang dã, thường xuyên kiểm tra, rà soát các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã. Tính đến ngày15/12/2018 trên địa bàn toàn huyện có 04 hộ gia đình gây nuôi động vật hoang dã (02 hộ nuôi Nhím; 02 hộ nuôi Rắn). Tổng số: 1.508 cá thể, trong đó Rắn Hổ Mang thường: 1.480 cá thể (Đực: 597; cái 883); Nhím: 28 cá thể (Đực 13; cái 15). Hầu hết các cơ sở nuôi ĐVHD có quy mô nhỏ, hệ thống chuồng trại được xây dựng kiên cố không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và cộng đồng dân cư.
3.4. Thực trạng phát triển rừng tại huyện Văn Bàn, giai đoạn 2016-2018
Thực hiện Quyết định số 1568/QĐ-UBND, ngày 20/12/2017 của UBND huyện Văn Bàn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Quyết định số 57 ngày 25/01/2018 của UBND huyện Văn Bàn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng phòng hộ năm 2018 trên địa bàn huyện Văn Bàn; Hướng dẫn số 01/HDLN-SNN-SKHĐT-STC ngày 09/02/2018, hướng dẫn trồng rừng sản xuất theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tính đến ngày 15/12/2018 tiến độ triển khai thực hiện như sau:
3.4.1. Thựctrạng trồng rừng sản xuất
- Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân trồng rừng 620,84 ha /475,0 ha, đạt 130,7% kế hoạch được giao. (Trên địa bàn các xã: Sơn Thủy 45,0 ha; Tân An 85,0 ha; Tân Thượng 65,5ha; Dương Quỳ 61,32 ha; Hòa Mạc 31,36 ha; Thẳm Dương 32,50 ha; Dần Thàng 21,19 ha; Nậm Chày 11,0 ha;
* Trồng rừng Phòng hộ: 18/18 ha, đạt 100% kế hoạch giao trên địa bàn xã Nậm Chày.
- Chăm sóc rừng trồng thay thế năm 2; 25,0 ha trên địa bàn xã Nậm Tha (đã đang tiến hành trồng dặm, chăm sóc theo hồ sơ thiết kế).
- Chăm sóc rừng trồng phòng hộ năm 2: 53,7ha. Trên địa bàn các xã Dần Thàng 25,0 ha; Nậm Chày 10,0 ha; Nậm Tha 18.7 ha. (đã tiến hành trồng dặm, chăm sóc theo hồ sơ thiết kế).
- Chăm sóc rừng trồng năm 3: 90 ha. Trên địa bàn các xã Võ Lao 40 ha; Sơn Thủy 40 ha; Minh Lương 10,0 ha. (đã tiến hành chăm sóc theo hồ sơ thiết kế).
- Chăm sóc rừng trồng năm 4: 100 ha, trên địa bàn các xã Võ Lao 50,0, Minh Lương 50,0 ha (đã tiến hành chăm sóc theo hồ sơ thiết kế).
- Chăm sóc rừng trồng thay thế năm 4: 3,0 ha xã Sơn Thủy. (đã tiến hành chăm sóc theo hồ sơ thiết kế).
- Khoanh nuôi tái sinh chuyển tiếp năm 2: 300/300 ha trên địa bàn xã Nậm Chày 144,0 ha; xã Nậm Mả: 156,0ha. (Đầu năm đơn vị đã ký hợp đồng với 10 hộ nhận khoán thường xuyên tuần tra canh gác, không để xảy ra hiện
tượng cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép.
3.4.2. Thực trạng chăm sóc rừng trồng phòng hộ thay thế và Đường băng xanh cản lửa năm 3
- Rừng trồng phòng hộ thay thế 64,83 ha tại xã Nậm Tha: đã thực hiện chăm sóc theo hồ sơ thiết kế.
- Đường băng xanh cản lửa 5,0 ha: đã thực hiện chăm sóc theo hồ sơ thiết kế. (Đường băng dài 3.333m, rộng 15,0 m) tại tiểu khu 538 xã Nậm Tha giáp ranh với xã Nậm Có huyện Mù Cang Chải.
Đã thực hiện khoán Bảo vệ rừng với tổng diện tích: 12.687,0 ha (có đầu tư: 12.639,0 ha; không có đầu tư: 55,0 ha) trên địa bàn các xã: Minh Lương; Nậm Xây; Dần Thàng; Nậm Chầy; Dương Quỳ; Dương Quỳ;Võ Lao; Sơn thủy Nậm Dạng; Nậm Mả; Nậm Tha; Thẩm Dương. Hình thức khoán BVR theo công việc dịch vụ (Bảo vệ rừng theo Tổ, Đội và Bảo vệ rừng theo cộng
đồng dân cư thôn bản). Cộng đồng dân cư thôn, các Tổ, Đội nhận khoán bảo vệ rừng, thường xuyên tuần tra canh gác, không để xảy ra hiện tượng cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép.
Thực hiện Chỉ thị số 12; Chỉ thị số 08 và Chỉ thị số 1685/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ đồng thời tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo công tác quản lý, Bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR và phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng, PCCCR. Tính đến thời điểm ngày 15/12/2018 trên địa bàn quản lý xảy ra 51 vụ vi phạm (giảm 02 vụ so cùng kỳ năm 2017). Trong đó: Hành vi cất giữ lâm sản trái quy định 14 vụ; Hành vi vận chuyển lâm sản trái quy định 28 vụ; Hành vi phá rừng trái phép 09 vụ. Kết quả xử lý 51 vụ, trong đó:
+ Hình thức xử lý: Khởi tố 01 vụ; Phạt tiền 34 vụ; Tịch thu lâm sản không chủ 14 vụ; Chưa xử lý 02 vụ (chưa đến thời hạn xử lý).
+ Tang vật tịch thu: Gỗ các loại 40,577 m3 (gỗ xẻ từ nhóm I đến nhóm VI =26,321 m3; gỗ tròn từ nhóm I đến nhóm VIII = 14,256 m3 tăng 7,174 m3 so với cùng kỳ năm 2017) Lâm sản khác 3.779 kg măng vầu tươi.
+ Phương tiện tịch thu: 01 ô tô; 02 xe mô tô; 01 máy cưa xăng.
+ Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước 869.166.000 đồng (thu tăng 214.928.000 đồng so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Tiền thu do xử phạt VPHC 527.900.000 đồng (thu tăng 350.500.000 đồng so với cùng kỳ năm 2017); Tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu 341.266.000 đồng (thu giảm 135.572.000 so với cùng kỳ năm 2017).
3.5. Vai trò của của các bên liên quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
3.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 3.5