Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 30 - 35)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Văn Bàn là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Lào Cai, gồm 22 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 142.345,55 ha (theo số liệu kiểm kê rừng 2016) trong đó, đất có rừng 81.597,910 ha; độ che phủ đạt 62,9%; nằm trong toạ độ địa lý từ khoảng 210 55’ đến 220 30’ vĩ độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu. - Phía Nam giáp huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. - Phía Đông giáp huyện Sa Pa và Bảo Thắng.

- Phía Tây giáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai và huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.

Thị trấn Khánh Yên là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách Thành phố Lào Cai 75 km theo tỉnh lộ 151 và Quốc lộ 279 và cao tốc Nội Bài- Lào Cai. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn.

2.1.2. Địa hình

Văn Bàn có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500m, cao nhất là núi trong dãy Hoàng Liên (xã Nậm Chày) với độ cao 2.193m, thấp nhất ở xã Tân An với độ cao 50m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông

* Địa hình vùng núi đá

Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã Nậm Chầy, Dần Thàng, Nậm Xé, Nậm Xây, Minh Lương, Thẳm Dương với độ dốc trên 200. Tại nhiều nơi núi đá còn có độ dốc tới 600 với độ cao thay đổi từ 300m - 500m. Nhiều khối núi đá vôi được đánh giá là loại địa hình caxtơ trẻ với những đỉnh đá tai mèo, vách đứng, vực sâu, nhiều sông suối chảy ngầm, vô cùng nguy hiểm.

* Địa hình vùng núi đất

Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau có độ cao thay đổi từ 300m - 700m. Địa hình vùng này rất phức tạp, hầu hết các dãy núi được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng hầu hết đã được khai thác để trồng lúa màu. Ở vùng này thực vật phát triển rất đa dạng và phong phú, những nơi còn rừng đất đai còn tốt, tầng đất dày. Một số nơi do việc khai thác không hợp lý, độ che phủ thực vật giảm, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, hàm lượng các chất dinh dưỡng suy giảm nhiều.

Địa hình của huyện Văn Bàn đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới.

2.1.3. Khí hậu, thủy văn

a. Khí hậu

- Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Sa Pa thì Văn Bàn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chuyển tiếp của vùng núi cao Đông Bắc và Tây Bắc, được chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa mưa (tháng 4 ÷ 9) bị ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô và nóng; mùa khô (tháng 10 ÷ 3 năm sau) có gió mùa Đông Bắc lạnh và ít mưa.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,90C, nhiệt độ cao nhất là 27,70C vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất 16,00C vào tháng 1.

- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.764,4 mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90,67% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa bình quân 132 ngày/năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 9,33% tổng lượng mưa cả năm.

- Ẩm độ: Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 86%, thời gian có độ ẩm thấp nhất trong năm từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, đặc biệt tháng có độ ẩm thấp nhất tuyệt đối vào tháng 2 là 25% rất dễ gây cháy rừng vào thời gian này.

- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 832mm.

- Gió: Nơi đây có hai hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam, do địa hình núi đá bao bọc nên tốc độ gió bình quân nhỏ 1m/s.

- Các đặc điểm khí hậu đặc trưng: Do trong vùng có những khu núi đá bức xạ nhiệt mạnh nên biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Vì các triền núi của Khu bảo tồn Hoàng Liên Văn Bàn thường hướng về phía Bắc và phía Đông nên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây ra sương mù dày đặc, khiến điều kiện ở đây luôn ẩm ướt. Vào thời điểm lạnh nhất trong mùa Đông có khi có tuyết hay băng giá trên núi. Vào mùa khô Khu bảo tồn chịu ảnh hưởng rất lớn của gió Tây (gió Lào); khô hanh kéo dài, độ ẩm xuống rất thấp, tốc độ gió rất lớn nên dễ gây cháy rừng, cần có các biện pháp PCCC rừng.

b. Thủy văn

Huyện Văn Bàn có 2 hệ thống suối chính đó là suối Chăn và suối Nhù. Hai hệ thống suối này có nhiều khe nhánh nhỏ và đón nước từ dãy Hoàng Liên Sơn ở ranh giới phía Tây, phía Nam rồi đổ về suối Chăn sau đó chảy ra Sông Hồng; lưu lượng nước biến đổi theo mùa. Tuy nhiên, ở hệ suối chính thường có lưu lượng nước khá lớn, nhất là về mùa mưa.

Trong khu vực có lượng nước ngầm khá nhưng do ảnh hưởng của hiện tượng Kaster nên mùa khô mực nước ngầm có thể xuống thấp, xong theo đánh giá thì đây là địa bàn giữ nước ổn định nhờ có độ che phủ cao của hệ sinh thái rừng trong vùng.

2.1.4. Đất đai

a. Địa chất

Địa chất mang tính đặc trưng của dãy Hoàng Liên Sơn. Các dãy núi chủ yếu là đá cứng và Mácma silicat cổ cuối kỷ Palacosoic - đầu kỷ Mesozoic (Dovzikov và et al, 1965). Những vận động kiến tạo kỷ thứ ba đã đẩy những dãy núi đá này lên độ cao như hiện nay và quá trình xói mòn sau đó đã tạo nên đặc trưng cảnh quan của Hoàng Liên Sơn, đỉnh núi nhọn và rất dốc (30 ÷ 900), rất nhiều vách đá dựng đứng và suối hẹp, rãnh sâu (Fridland, 1961; Rundel, 1999; Averyanovetal).

b. Thổ nhưỡng

Căn cứ kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng năm 1999 (Hội khoa học đất Việt Nam, năm 2000), bổ sung năm 2006 và kết quả điều tra thực địa tháng 10 năm 2016; Văn Bàn có một số dạng đất như sau:

- N1IIIAa3: Phân bố trên núi cao (độ cao > 1.700 m), độ dốc từ 16 ÷ 250, đất mùn Alit trên núi cao phát triển trên đá Mác ma axít kết tinh chua, tầng mỏng.

- N1IVAa3: Phân bố trên núi cao (độ cao > 1.700 m), độ dốc từ 26 ÷ 350, đất mùn Alit trên núi cao phát triển trên đá Mác ma axít kết tinh chua, tầng mỏng.

- N1VAa3: Phân bố trên núi cao (độ cao > 1.700 m), độ dốc > 350, đất mùn Alit trên núi cao phát triển trên đá Mác ma axít kết tinh chua, tầng mỏng. - N2IIIXha1: Phân bố trên núi trung bình (độ cao 700 ÷ 1.700m), độ dốc từ 16 ÷ 250, đất Xám mùn trên núi trung bình, phát triển trên đá Mác ma axít kết tinh chua, tầng trung bình.

- N2IVXha3: Phân bố trên núi trung bình (độ cao 700 ÷ 1.700m), độ dốc từ 26 ÷ 350, đất Xám mùn trên núi trung bình, phát triển trên đá Mác ma axít kết tinh chua, tầng mỏng.

- N2VXha1: Phân bố trên núi trung bình (độ cao 700 ÷ 1.700m), độ dốc từ > 350, đất Xám mùn trên núi trung bình, phát triển trên đá Mác ma axít kết tinh chua, tầng trung bình.

- N3III Xha3: Phân bố trên núi thấp (độ cao <700m), độ dốc từ 16 ÷ 250, đất Xám feralit phát triển trên đá Mác ma axít kết tinh chua, tầng mỏng.

Nhìn chung đất đai trong khu vực còn tốt, còn tính chất đất rừng. Kết cấu chủ yếu là viên hạt, một loại kết cấu mang lại cho đất nhiều ưu điểm. Thành phần cơ giới nằm trong khoảng từ thịt nhẹ đến thịt nặng phù hợp với đặc tính sinh thái của nhiều loài thực vật. Hầu hết đất có độ dốc lớn nên rất dễ bị xói mòn nếu không có lớp phủ thực vật hợp lí.

2.1.5. Những thuận lợi khó khăn cho việc nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào cai bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào cai

Nằm ở phía Nam tỉnh Lào Cai trên độ cao từ 700 đến 900 mét so với mặt nước biển, Văn Bàn là huyện vùng cao, có diện tích lớn thứ 2 trong tỉnh, gồm 12 dân tộc: Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Xa Phó, Thái, Nùng, Cao Lan, Hà Nhì, Mường, Hoa đông nhất là dân tộc Tày (chiếm hơn 50%), các dân tộc có số lượng ít là Nùng, Mường, Hoa, Cao Lan, Hà Nhì. Đặc biệt, Văn Bàn là nơi duy nhất của tỉnh Lào Cai có dân tộc Mông Xanh - một trong 5 ngành của dân tộc Mông cư trú ở Việt Nam.

Huyện Văn Bàn gồm có 22 xã và 01 thị trấn gồm: Nậm Xé, Nậm Xây, Minh Lương, Thẳm Dương, Dương Quỳ, Nậm Chầy, Dần Thàng, Hòa Mạc, Làng Giàng, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken, Liêm Phú, Nậm Tha, Sơn Thủy, Võ Lao, Văn Sơn, Nậm Mả, Nậm Dạng, Tân An, Tân Thượng và thị trấn Khánh Yên.

* Thuận lợi:

- Có phong tục, tập quán đã có truyền thống từ rất lâu đời và có những khu rừng được truyền thừa từ đời này sang đời khác nên rừng được quản lý, phát triển tốt hơn.

- Diện tích rừng tương đối lớn thuận lợi cho việc phát triển rừng - Được sự quan tâm của các cấp từ tỉnh, huyện đến cơ sở

- Lực lượng lao động dồi dào, có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước trong công tác quản lý và phát triển rừng

* Khó khăn

- Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn

- Lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa được đào tạo, trình độ dân trí còn thấp, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng và còn nhiều khó khăn.

- Lực lượng kiểm lâm địa bàn còn mỏng so với tổng diện tích rừng hiện có của huyện Văn Bàn

- Thu nhập từ rừng chưa phải là nguồn thu nhập chính của các hộ nên không được chú trọng phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)