5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.3. Đánh giá công tác tuần tra phát hiện vi phạm pháp luật
Công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên huyện Văn Bàn trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng có chiều hướng giảm cả về quy mô, tính chất; ý thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng được nâng lên. Kết quả hoạt động công tác quản lý bảo vệ rừng qua bảng sau:
Bảng 3.4. Kết quả công tác pháp chế trong quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2016 - 2018 TT Hoạt động ĐVT Khối lượng Tổng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Công tác Pháp chế Vụ 293 108 83 102 2 - Phá rừng làm nương rẫy Vụ 14 8 1 5 3 - Khai thác rừng trái phép Vụ 35 12 6 17 4 - Vi phạm quy định PCCCR Vụ 2 1 1 0
5 - Vận chuyển buôn bán trái phép Vụ 242 87 75 80
Từ bảng trên cho thấy trong những năm gần đây công tác bảo vệ và phát triển rừng tại khu huyện Văn Bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, động vật hoang dã.
Tính riêng trong năm 2018, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn đã thường xuyên chỉ đạo cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của huyện tổ chức tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý động vật hoang dã, thường xuyên kiểm tra, rà soát các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã. Tính đến ngày15/12/2018 trên địa bàn toàn huyện có 04 hộ gia đình gây nuôi động vật hoang dã (02 hộ nuôi Nhím; 02 hộ nuôi Rắn). Tổng số: 1.508 cá thể, trong đó Rắn Hổ Mang thường: 1.480 cá thể (Đực: 597; cái 883); Nhím: 28 cá thể (Đực 13; cái 15). Hầu hết các cơ sở nuôi ĐVHD có quy mô nhỏ, hệ thống chuồng trại được xây dựng kiên cố không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và cộng đồng dân cư.