Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 53 - 54)

Đơn vị tính: % STT Yếu tố Số lượng người được phỏng vấn Yếu tố

thuận lợi Yếu tố hạn chế Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Tự nhiên 90 6 6,67 84 93,33 2 Kinh tế - xã hội 90 37 41,11 53 58,89 3 Phong tục, tập quán 90 68 75,56 22 24,44 4 Khác 90 13 14,44 77 85,56 Mean 31 34,44 59 65,56 N 90

(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra, 2019)

Kết quả từ biểu chỉ ra rằng tất cả các yếu tố (tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và các yếu tố khác) đều có những ảnh hưởng thuận lợi hay hạn chế đối với công tác quản lý rừng cộng đồng, tuy nhiên yếu tố có sự thuận lợi nhiều nhất trong công tác quản lý rừng là yếu tố phong tục, tập quán vì mỗi dân tộc, dòng họ, cộng đồng đều có những phong tục, tập quán khác nhau trong đời sống sinh hoạt và kỹ thuật canh tác, sản xuất khác nhau. Vì vậy việc quản lý, phát triển rừng dựa vào yếu tố phong tục, tập quán đã có truyền thống từ rất lâu đời và có những khu rừng được truyền thừa từ đời này sang đời khác nên rừng được quản lý, phát triển tốt hơn. Yếu tố có nhiều điểm bất lợi nhất đối với công tác quản lý phát triển rừng cộng đồng là yếu tố tự nhiên vì diện tích rừng được giao là nơi có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, nêu yếu tố tự nhiên là yếu tố bất lợi nhất.

Yếu tố kinh tế - xã hội cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng thuận lợi đối với công tác quản lý rừng vì: huyện Na Rì có lực lượng lao động dồi dào, có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước trong công tác quản lý và phát triển rừng, ngoài

ra yếu tố kinh tế - xã hội cũng có những hạn chế cụ thể trong công tác quản lý rừng vì lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa được đào tạo, trình độ dân trí còn thấp, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng và còn nhiều khó khăn.

3.5.2 Vai trò của sự quan tâm của các bên liên quan trong công tác bảo vệ vầ phát triển rừng

Để khai thác hiệu quả tiềm năng, chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, cần phải đánh giá đúng khả năng, vai trò của các bên liên quan trong việc phối hợp, tổ chức, triển khai thực hiện công tác đồng quản lý rừng.

3.5.2.1. Phân tích mối quan tâm của các bên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)