5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.5. Những thuận lợi khó khăn cho việc nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và
bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào cai
Nằm ở phía Nam tỉnh Lào Cai trên độ cao từ 700 đến 900 mét so với mặt nước biển, Văn Bàn là huyện vùng cao, có diện tích lớn thứ 2 trong tỉnh, gồm 12 dân tộc: Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Xa Phó, Thái, Nùng, Cao Lan, Hà Nhì, Mường, Hoa đông nhất là dân tộc Tày (chiếm hơn 50%), các dân tộc có số lượng ít là Nùng, Mường, Hoa, Cao Lan, Hà Nhì. Đặc biệt, Văn Bàn là nơi duy nhất của tỉnh Lào Cai có dân tộc Mông Xanh - một trong 5 ngành của dân tộc Mông cư trú ở Việt Nam.
Huyện Văn Bàn gồm có 22 xã và 01 thị trấn gồm: Nậm Xé, Nậm Xây, Minh Lương, Thẳm Dương, Dương Quỳ, Nậm Chầy, Dần Thàng, Hòa Mạc, Làng Giàng, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken, Liêm Phú, Nậm Tha, Sơn Thủy, Võ Lao, Văn Sơn, Nậm Mả, Nậm Dạng, Tân An, Tân Thượng và thị trấn Khánh Yên.
* Thuận lợi:
- Có phong tục, tập quán đã có truyền thống từ rất lâu đời và có những khu rừng được truyền thừa từ đời này sang đời khác nên rừng được quản lý, phát triển tốt hơn.
- Diện tích rừng tương đối lớn thuận lợi cho việc phát triển rừng - Được sự quan tâm của các cấp từ tỉnh, huyện đến cơ sở
- Lực lượng lao động dồi dào, có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước trong công tác quản lý và phát triển rừng
* Khó khăn
- Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa được đào tạo, trình độ dân trí còn thấp, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng và còn nhiều khó khăn.
- Lực lượng kiểm lâm địa bàn còn mỏng so với tổng diện tích rừng hiện có của huyện Văn Bàn
- Thu nhập từ rừng chưa phải là nguồn thu nhập chính của các hộ nên không được chú trọng phát triển rừng