Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 56 - 71)

Bảng 3 .6 Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan

Bảng 3.7 Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác

quản lý và phát triển rừng

Đơn vị tính: %

TT Các bên liên quan

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

1 Người dân trong cộng đồng 60,4 34,7 4,9 - 2 Các tổ chức đoàn thể trong xã 14,8 32,7 44,5 7,9

3 Lãnh đạo thôn 67,3 24,7 7,9 -

4 Chính quyền xã 54,5 33,7 11,9 -

5 Hạt kiểm lâm huyện 55,5 35,6 8,9 -

6 Ban quản lý rừng phòng hộ huyện 56,4 34,6 8,9 - 7 Người khai thác, buôn bán lâm sản - 5,9 18,8 75,3

8 UBND huyện 48,5 46,5 4,9 -

(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2019

Kết quả từ Bảng 3.7 cho thấy, vai trò quan trọng nhất trong công tác quản lý, phát triển rừng là lãnh đạo thôn, tiếp đến là người dân trong cộng đồng, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ, chính quyền xã,… Người khai thác, buôn bán lâm sản là những đối tương ít quan trọng nhất trong công tác quản lý, phát triển rừng.

Kết hợp với nhận xét ở bảng 3.6 cho rừng người dân trong cộng đồng chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý phát triển rừng, và kết quả ở bảng 3.7 lại chỉ ra rằng có đến 60,4 % số người được hỏi cho rằng để quản lý rừng tốt thì vai trò của người dân trong cộng đồng là rất quan trọng. Như vậy là, đang có sự không công bằng giữa trách nhiệm và lợi ích của người dân trong cộng đồng. Lợi ích chưa thể hấp dẫn người dân, nhưng thực tế lại cho rằng họ lại là lực lượng quan trọng trong công tác quản lý phát triển rừng.

- Có sự mâu thuẫn giữa lợi ích và trách nhiệm của người dân trong cộng đồng, vì vậy người dân trong cộng đồng nơi có rừng chưa thực sự tha thiết với công tác quản lý phát triển rừng, chưa có động lực hoặc động lực chưa đủ mạnh để lôi kéo người dân tham gia với chính quyền địa phương và các lực lượng quản lý rừng khác vào công tác quản lý, phát triển rừng trên địa bàn.

- Cần nâng cao nhận thực cho chính quyền địa phương, cộng đồng và người dân về tầm quan trọng về sự liên kết giữa các bên trong công tác quản lý PTR.

- Trong công tác quản lý rừng người dân là lực lượng quan trọng nhất, còn chính quyền địa phương, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ chỉ là bộ phận điều phối, chỉ đạo, giám sát, góp phần tạo thành một khối thống nhất cùng quản lý và phát triển rừng. Xóa bỏ suy nghĩ việc quản lý, phát triển rừng là trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.

3.5.2.2. Vai trò của các bên liên quan

Sơ đồ 3.2. Vai trò của các đối tác trong quản lý rừng huyện Văn Bàn

* Vai trò của Ban quản lý Khu bảo tồn

Ban quản lý KBT là cơ quan được Nhà nước giao quyền quản lý, sử dụng đất Lâm nghiệp; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và đất rừng đặc dụng. Có vai trò như sau:

Quyết định lựa chọn đối tác tham gia đồng quản lý rừng Khu bảo tồn

BQL Khu bảo tồn Hạt kiểm lâm Các cơ quan KHKT Cộng đồng xóm Hộ gia đình Kiểm lâm địa bàn Chính quyền cấp xã Tổ chức đoàn thể

Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Buôn bán lâm sản

Chính quyền

Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các bên liên quan trong quá trình thực hiện đồng quản lý. Hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng;

Phối hợp tổ chức thực hiện tư vấn, giám sát đồng quản lý Khu bảo tồn thường xuyên, định kỳ và đột xuất;

Chủ trì soạn thảo và trình cấp có thẩm quyền xem xét các văn bản liên quan đến công tác đồng quản lý (khi chưa thành lập Hội đồng đồng quản lý);

Hàng tháng, quí, năm tổ chức họp giao ban trao đổi, đánh giá khối lượng và chất lượng công việc thực hiện.

* Vai trò của các Hạt kiểm lâm

Giám sát, kiểm tra các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên địa bàn của tỉnh, phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và kiểm soát các hoạt động khai thác lâm sản trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng đến người dân, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư và chính quyền cấp xã và các tổ chức khác.

Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách trong công tác quản lý bảo vệ rừng cho chính quyền các cấp ở địa phương.

* Các cơ quan khoa học kỹ thuật

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trung tâm khuyến nông huyện Văn Bàn có vai trò tư vấn kỹ thuật, phản biện khoa học, tư vấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp, thị trường giúp cộng đồng dân cư phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, trình độ quản lý bảo vệ rừng. Tham gia giám sát, đánh giá tài nguyên rừng.

* Vai trò của chính quyền UBND các xã

Xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển sản xuất; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án nhằm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn xã; phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn trong việc bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn cấp xã; làm trung gian kết nối các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý tài nguyên rừng, xử lý các vi phạm trong quản lý bảo vệ rừng theo thẩm quyền đã được luật pháp quy định. Theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo các xóm thực hiện quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn xóm. Tham gia giải quyết mâu thuẫn giữa các xóm, phối hợp các xã giáp ranh giải quyết các vụ tranh chấp.

* Vai trò của các tổ chức đoàn thể

Các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…, đây là các tổ chức tập hợp đông đảo lực lượng, hoạt động theo tuân chỉ mục đích của rừng tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra của hội, họ có thể tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động quản lý tài nguyên rừng; tuyên truyền và vận động các hội viên và cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên rừng.

* Vai trò của cộng đồng dân cư xóm

Là những người trực tiếp gần gũi nhất với tài nguyên thiên nhiên, có

kinh nghiệm và hiểu biết về quản lý tài nguyên rừng, nhưng họ cũng là những người trực tiếp làm giảm đa dạng sinh học, ngược lại nếu khai thác vận dụng tốt kiến thức hiểu biết về rừng tại khu bảo tồn thì họ chính là lực lượng quản lý BVR rất có hiệu quả.

* Vai trò của hộ gia đình

Hộ gia đình là những người tham gia trực tiếp vào cả hai quá trình quản lý và sử dụng tài nguyên rừng; được luật pháp cho phép hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng trong khu bảo tồn, tham gia trực tiếp các hoạt động như: trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ; tiếp nhận tổ chức các chương trình dự án, mô hình mà các tổ chức đơn vị khoa học kỹ thuật chuyển giao; tham gia

* Vai trò của cộng đồng xóm ở các xã khác

Các xóm này cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đa dạng sinh thái khu bảo tồn. Có vai trò trong việc phối hợp với chính quyền xã và các xóm khác giải quyết mâu thuẫn giữa các xóm, các hộ trong xóm, tuyên truyền vận động các hộ thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng.

* Người khai thác, buôn bán lâm sản

Phần lớn trong số họ là những người có hiểu biết về đa dạng sinh học của Khu bảo tồn; đặc điểm, đặc tính sinh thái của các loài động thực vật trong khu bảo tồn, có kinh nghiệm kỹ năng khai thác các nguồn tài nguyên trong Khu bảo tồn. Chính vì vậy họ có khả năng tham gia giám sát, đánh giá đa dạng sinh học trong KBT.

Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình, cán bộ thôn, cán bộ xã của các xã ở ven Khu bảo tồn về các hoạt động xâm phạm vào rừng được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.8: Các hoạt động xâm phạm vào rừng ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên

TT Loại hoạt động Thời gian

khai thác Mục đích sử dụng

1 Khai thác củi Quanh năm Đun, bán 2 Khai thác gỗ Quanh năm Bán, làm nhà

3 Lấy mật ong Tháng 3- 5 Bán

4 Lấy dây Mây Quanh năm Bán, đan lát, làm nhà 5 Lấy đọt Mây Quanh năm Ăn, bán

6 Lấy măng Tháng 6-8 Bán, ăn

7 Săn bẫy động vật rừng Quanh năm Bán

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018) 3.5.2.3. Mâu thuẫn giữa các bên liên quan

- Mâu thuẫn giữa cộng đồng xóm này và cộng đồng xóm khác: Quá trình nghiên cứu cho thấy người dân của xóm này không những khai thác

rừng gần xóm họ mà còn khai thác rừng xóm khác, thậm chí rừng xã khác, điều này dẫn đến phá rừng tăng lên do quan điểm xóm mình không “khai thác” thì người từ xóm khác cũng “khai thác” và thường dẫn đến mâu thuẫn.

- Mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm với cộng đồng, hộ gia đình và những người khai thác, buôn bán lâm sản trái phép: Mâu thuẫn này thường xảy ra gay gắt giữa một bên là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý BVR và bên kia vì lợi ích cá nhân, hộ gia đình mà vi phạm pháp luật.

- Mâu thuẫn giữa Ban quản lý Khu bảo tồn với một số hộ dân trong cộng đồng xóm: Xảy ra do một bên được Nhà nước giao đất, giao rừng, đầu tư kinh phí để bảo vệ và phát triển rừng còn hộ gia đình và cá nhân luôn có nhu cầu lâm sản và đất canh tác, do đó họ vào rừng khai thác lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép dẫn đến mâu thuẫn.

3.5.2.4. Khả năng hợp tác giữa các bên liên quan

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy có rất nhiều khả năng hợp tác giữa các bên liên quan, sau đây là một số khả năng hợp tác chủ yếu trong các đối tác tham gia đồng quản lý.

- Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý KBT với chính quyền địa phương: Đây là 3 cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, UBND cấp xã có nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn xã, Ban quản lý khu bảo tồn với tư cách chủ rừng chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm (trực tiếp là các hạt Kiểm lâm tiếp giáp với Khu bảo tồn) có trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện cho nên họ thực sự phải hợp tác chặt chẽ với nhau để thực hiện tốt công tác quản lý BVR. Ngoài ra lực lượng Kiểm lâm còn hợp tác với cộng đồng dân cư, các cơ quan đơn vị khác trên địa

bàn để thu thập nắm bắt thông tin, huy động lực lượng phòng cháy chữa cháy khi có cháy rừng xẩy ra.

- Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về vốn rừng trên địa bàn, UBND xã cần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan, đặc biệt chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các xóm và tổ chức đoàn thể xã để làm tốt nhiệm vụ Nhà nước giao.

- Cộng đồng xóm và các đoàn thể: Cộng đồng xóm có trách nhiệm BVR trên địa bàn xóm cho nên họ cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp phục vụ công tác BVR, thông qua sinh hoạt đoàn thể tuyên truyền giáo dục cộng đồng dân cư nâng cao ý thức QLBVR nói chung và rừng đặc dụng Hoàng Liên - Văn Bàn nói riêng.

3.5.3 Phân tích phong tục tập quán và các thể chế công đồng dân cư và trong đời sống sinh hoạt sản xuất trong bảo vệ và phát triển rừng

3.5.3.1. Phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng dân cư tại huyện Văn Bàn liên quan đến công tác quản lý rừng

Kiến thức bản địa là những hiểu biết truyền thống đặc trưng tồn tại trong một điều kiện riêng biệt của cả giới nam và nữ trong một vùng địa lý riêng biệt nào đó. Sự phát triển hệ thống kiến thức bản địa bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống, trong đó bao gồm cả lĩnh vực quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nó là vấn đề tồn tại của con người ở từng địa phương.

Qua quá trình nghiên cứu tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai với đặc điểm thành phần dân tộc đa dạng…, có quá trình hình thành từ lâu đời, người dân sống và lao động sản xuất qua nhiều thế hệ đã hình thành các phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa khá phong phú.

3.5.3.2.Trong đời sống hàng ngày và sản xuất nông nghiệp

- Trong đời sống hàng ngày người dân sống rất gắn bó với nhau, vào các buổi sáng hay chiều tối sau những ngày làm việc đồng áng các gia đình thường quây quần bên nhau uống nước chè để trao đổi về chuyện làm ăn, bàn

kế hoạch làm việc cho những ngày tới, trao đổi cho nhau những kinh nghiệm trong sản xuất trong đó có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.

- Diện tích đất sản xuất của các hộ gia đình là đất cha ông lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó được bà con nhân dân phân định với nhau bằng các biện pháp đánh dấu đơn giản như xếp đá nhỏ, trồng một số cây ăn quả, cây vườn nhà xung quanh khu đất nhà mình. Khi xâm canh đất lâm nghiệp người dân vẫn dùng dao đánh dấu vào cây xung quanh khu đất họ dự kiến xâm canh. - Trong chăn nuôi người dân ở đây có tập quán chăn thả tự nhiên, nhất là chăn nuôi trâu bò, sau mùa vụ sử dụng cày kéo trâu bò được thả rông vào rừng.

- Trong trồng trọt người dân thường sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chủ yếu trên đất nương rẫy, đất dốc, phương pháp gieo trồng thủ công.

3.5.3.3.Trong khai thác sử dụng lâm sản

- 100% số hộ trong xã sử dụng vật liệu làm nhà, làm chuồng trại gia súc, gia cầm đều sử dụng các sản phẩm lấy từ rừng. Làm nhà và chuồng trại gia cầm bằng gỗ và các sản phẩm khác lấy từ rừng vì đa số bà con không có tiền để mua vật liệu xây dựng. Nhà bằng gỗ thì phù hợp với sinh hoạt của bà con hơn.

- 100% hộ gia đình sử dụng củi làm chất đốt, lượng củi trong mùa đông sử dụng nhiều gần gấp đôi lần lượng củi sử dụng mùa hè.

- Người dân thường vào rừng thu hái săn bắt các loài động vật để làm thực phẩm, gỗ về làm nhà, một phần trong số đó họ dùng trao đổi buôn bán, cho nên họ rất am hiểu đặc tính của các loài cây, loài con mà họ thường khai thác. Biết các vùng thường xuất hiện của các loài cây đó, biết nơi ngủ, ăn, uống, sinh sản của một số loài.

- Trong hoạt động săn bắn người dân thường sử dụng súng kíp và một số loại bẫy tự tạo như bẫy kẹp, bẫy sập, bẫy lồng, bẫy lò xo, bẫy thòng lọng.

- Sử dụng một số loài cây trong rừng làm thuốc chữa bệnh như: Nhân trần, cỏ lào, dây bò khai, cỏ tranh, ngải cứu, ráy, dây đau xương, dây đồng tiền, tầm gửi ngái, tầm gửi nghiến…

3.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và bảo vệ rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025

3.6.1. Một số giải pháp chung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 56 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)