Hiện trạng diện tích các loại đất loại rừng năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 39 - 44)

Đơn vị tính: ha LOẠI RỪNG Tổng cộng PHÂN THEO XÃ Liêm Phú Nậm Xây Nậm Xé Tổng diện tích 25.093,55 670,50 10.520,20 13.902,85 A. Diện tích đất lâm nghiệp 25.093,20 670,50 10.520,20 13.902,50 I. Diện tích có rừng 23.525,10 253,00 10.215,80 13.056,30

1. Rừng tự nhiên 23.372,00 253,00 10.215,80 12.903,20

1.1. Rừng gỗ 22.186,20 253,00 9.445,90 12.487,30

1.2. Rừng núi đá 1.027,50 718,00 309,50

1.3. Rừng hỗn giao (gỗ, tre nứa) 158,30 51,90 106,40

2. Rừng trồng 153,10 153,10

II.Đất chưa có rừng 1.568,10 417,50 304,40 846,20

- Ia 413,60 206,50 207,10

- Ib 362,70 362,70

- Ic 791,80 417,50 97,90 276,40

B. Diện tích đất ngoài lâm

nghiệp (trụ sở) 0,35 0,35

(Nguồn: BQL Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn 2016 - 2018)

Về chất lượng rừng: Rừng giàu diện tích 16.894,8 ha (bằng 67,32% diện tích của Khu bảo tồn), Rừng trung bình 2.670,00 ha (chiếm 10,64%),

rừng nghèo 104,8 ha (chiếm 0,41%), còn lại là diện tích rừng phục hồi, rừng hỗn giao và rừng tre nứa.

Diện tích đất có rừng đã đáp ứng các quy định về tiêu chí đối với rừng đặc dụng (Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp).

3.1.2. Đa dạng sinh học của rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

3.1.2.1. Đa dạng các hệ sinh thái

Văn Bàn có 5 hệ sinh thái gồm: Hệ sinh thái rừng; Hệ sinh thái Đồng Cỏ; Hệ sinh thái Làng xóm; Hệ sinh thái ruộng nương; Hệ sinh thái đất ngập nước. Các hệ sinh thái này có diện tích không đồng đều và bị chia cắt nhiều.

a) Hệ sinh thái rừng

Là hệ sinh thái lớn chủ đạo có phân bố tập trung nhiều ở sườn Tây-Bắc và Tây-Nam dãy núi, trên ranh giới giữa huyện Than Uyên - Văn Bàn. Hệ sinh thái rừng trên núi cao đã tạo nên cảnh quan, môi trường rừng khu bảo tồn và chi phối sự phát triển của các hệ sinh thái khác trong khu vực. Các trạng thái rừng giàu và trung bình khá nhiều nhưng ở nơi xa, hẻo lánh, hiểm trở thuộc các tiểu khu 447, 462, 473, 488, 500, 506, 510, 518, 522, 526, 527, 528, 533, 534, 535. Tiểu khí hậu rừng khá ổn định, hệ sinh thái rừng ở đây đã làm giảm đáng kể các đợt gió nóng từ Than Uyên tràn sang. Đặc biệt là số và chất lượng nguồn nước của suối Nậm Chăn là do hệ sinh thái rừng ở đây quyết định.

b) Hệ sinh thái đồng cỏ

Hệ sinh thái đồng cỏ ở Văn Bàn gồm những bãi cỏ đã có từ trước đây khá lâu, phân bố trên một số đỉnh núi thấp dọc đường quốc lộ 279 lên Khau Co và dọc suối Nậm Xây. Ngoài ra là một số diện tích do đốt nương làm rẫy hoặc bị đốt bỏ hàng năm để lấy cỏ non chăn nuôi trâu bò, những diện tích này phân bố trên những đường dông phụ và sườn núi cao.

Các loài cây phổ biến trong Hệ sinh thái đồng cỏ là: Cỏ tranh, Cỏ rác, Cỏ lá tre cao, Cỏ lông lợn, Cỏ lau, Cỏ chít, Cỏ lào tím, Cúc lá bạc, Ngải cứu,

Quanh Châu, Đáng. Do bị tàn phá nặng nên nguồn giống cây gỗ (cây mẹ) và nguồn cây gỗ tái sinh rất ít, khả năng phục hồi rừng rất chậm, dễ bị cháy rừng.

c) Hệ sinh thái sông suối, ao hồ

Hệ sinh thái này nhỏ về diện tích và tập trung chủ yếu dọc các suối ... Trong hệ sinh thái này rất nghèo các loài động vật tự nhiên sống dưới nước. Thực vật trong hệ sinh thái này có các loài phổ biến như: Rành Rành suối, Kháo suối, Cỏ ba cạnh, Cỏ bợ, Các loài Nghể răm, Lác tràn, Rau Ngổ, Diếp cá, Thuỷ xương bồ, một số loài khác trong họ Ráy và một số Rong suối. Hệ sinh thái sông suối ao hồ ở sinh cảnh: Suối, hồ nước, đất ngập nước chân núi.

d) Hệ sinh thái làng xóm

Hệ sinh thái này nằm rải rác trong các xã của Văn Bàn nhưng chủ yếu nằm ở chân và sườn các dông phụ, dọc đường quốc lộ 279 nơi có địa hình khá bằng, có các khe nước cho sinh hoạt. Trong hệ sinh thái làng xóm, người dân thường chăn nuôi gia súc thả rông và trồng nhiều các loài cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc như Nhãn, Vải, Cam, Bưởi, Chuối, Cây cảnh,…

e) Hệ sinh thái đồng ruộng, nương rẫy

Hệ sinh thái đồng ruộng, nương rẫy trong Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn không rộng. Ruộng nước ở gần khu dân cư, nương ngô, sắn ở rất xa và thường bám vào rừng phục hồi rất dễ gây cháy rừng khi dọn nương. Hệ sinh thái đồng ruộng, nương rẫy phân bố dọc đường 279, dọc suối Nậm Xây. Nương Thảo quả nằm rải rác và ở rất cao (từ 1.300m trở lên) và xa, thường dưới tán các cây lớn của rừng già nên rất khó quản lý.

3.1.2.2. Đa dạng thảm thực vật

Qua quá trình điều tra, nghiên cứu thực địa đã xác định và mô tả được 7 kiểu thảm thực vật chính ở Văn Bàn dựa trên cơ sở những nguyên tắc sinh thái phát sinh của TS. Thái Văn Trừng đó là:

a) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp

Hình thành do khai thác bừa bãi trước đây, do đốt nương làm rẫy, lửa rừng, chăn thả gia súc,… Diện tích còn ít, phân bố ở độ cao 700-1.200 m, chủ

yếu ở phía Đông thuộc xã Nậm Xé và Nậm Xây, nằm dọc hai bên các suối chính và Quốc lộ 279. Thành phần cây rừng gồm: Dẻ gai đỏ, Sồi ghè, Vối thuốc, Mạ sưa, Kháo đá, Thẩu tấu, Trâm trắng, Giổi xanh, Giổi đá, Dẻ cau, Hà nu....

b) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Chiếm diện tích khá lớn và đặc trưng cho, phân bố ở các đỉnh núi cao hay sườn các dông núi cao chạy từ các đỉnh núi kéo dài xuống từ độ cao 700- 1.700 m. Do khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ bình quân chỉ 15-200C, nhiều mây, độ ẩm cao nên kiểu thảm này có nhiều loài nguồn gốc bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc. Tuy nhiên kiểu rừng này không còn rừng nguyên sinh, chỉ có rừng thứ sinh nhân tác gồm các trạng thái: đất trống đồi núi trọc, rừng nghèo, rừng trung bình và rừng giàu. Có 2 kiểu phụ:

- Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp chạy từ ranh giới Khu bảo tồn giữa Than Uyên - Văn Bàn, Mù Cang Chải - Văn Bàn đến tận Lang Cúng. Thực vật điển hình ở loại rừng này chủ yếu là các loài cây trong các họ Magnoniaceae, Theaceae, Lauraceae, Fagaceae, Sapotaceae, Betulaceae, Altingiaceae, Araliaceae....

- Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở sườn các dông núi, độ cao 1.000-1.700 m, độ che phủ 60-80%. Thành phần cây lá rộng chủ yếu là các loài cây như: Re, Dẻ cau quả bẹt, Dẻ gai, Sến mật, Chè rừng, Tô hạp, Mắc niễng, Giổi găng, Giổi thơm,…

c) Rừng kín thường xanh mưa ẩm ôn đới núi trung bình

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá kim ôn đới núi cao: Chiếm diện tích nhỏ, nằm ở đỉnh dông ranh giới giữa Sa Pa, Than Uyên với Văn Bàn, trên độ cao 1.700-2.500m, cấu trúc khá đơn giản, không có tầng vượt tán. Thành phần cây lá kim đáng kể có Pơ mu, Thông tre, Thông nàng,... nhưng trong đó nhiều chỗ Pơ mu được xem như thuần loài. Trong rừng Pơ mu cây lá rộng có số lượng rất ít và phân bố không đều, đôi khi theo đám nhỏ.

- Rừng kín thường xanh cây lá rộng, lá kim mưa ẩm ôn đới núi trung bình: phân bố ở đỉnh và sườn đỉnh dông có độ cao 1.600 - 2.400 m như đỉnh

vực Phu Mang Pang và đỉnh Lang Cúng (2.913 m). Cấu trúc đơn giản, chỉ 2 tầng tán, tầng cây gỗ cao 10 - 20 m. Thành phần cây lá rộng phong phú, chủ yếu là các loài của các họ thực vật như: Giổi đá, Giổi lửa, Màng tang, Mắc niễng, Kháo thơm, Re bầu, Dẻ cuống, Dẻ cau,...

d) Rừng thường xanh trên núi cao và lạnh

Phân bố trên độ cao 2.600m, tập trung ở đỉnh Nam Kang Ho Tao (2.835m), đỉnh Sinh Cha Pao (2.833m) và đỉnh dông núi ranh giới giữa Mù Cang Chải với xã Nậm Xây như đỉnh Lùng Cúng (núi cao nhất khu vực 2.913m). Rừng ở đây là kiểu rừng thưa, lùn. Thân cây gỗ thấp, tán lá xoè rộng, thành phần chủ yếu có các loài như: Dẻ rụng lá, Giổi lửa, Trứng gà ba gân, Mua đất, Thích lá bóng, Rán mật, Việt quất, Đỗ quyên lá bóng, Ỏng ảnh, Vối thuốc, Kháo cuống mập, Kháo cuống đỏ...đặc biệt Sặt gai, Trúc đũa (Trúc tăm). Thành phần cây tầng thấp đáng kể có rêu, địa y, một số loài cỏ quăn, một vài loại mua đất...nhìn chung thực vật phân bố ở đây thấp lùn, cong queo có hình dáng đẹp và có thể làm cây cảnh.

e) Trảng cây bụi thứ sinh

Hình thành sau khai thác kiệt, cháy rừng, nương rẫy bỏ hoang. Phân bố ở sườn các thung lũng, chân núi ranh giới giữa vùng đệm và vùng lõi của Khu bảo tồn. Thực vật chủ yếu là Cỏ lào, Cỏ Lau, Cỏ Chít, Cỏ Chè vè, Cỏ lá tre cao, Cỏ tranh; tuy nhiên vẫn có các loài cây gỗ tái sinh như: Hoắc quang tía, Hu đay, Ba soi, Thẩu tấu, Ba bét, Màng tang, Lá nến, Đỏm lông, Đáng,...

f) Trảng cỏ thứ sinh

Hình thành sau canh tác nương rẫy, lửa rừng, phân bố rải rác với một số diện tích nhỏ nằm xen lẫn và tiếp giáp với trảng cây bụi thứ sinh trong vùng đệm. Thực vật chủ yếu là Cỏ tranh, Cỏ lá. Cây bụi thấp và thưa thớt với các loài đại diện là Cỏ lào, Bọt ếch, Bồ cu vẽ, Bỏng nổ, Mua, Dây khế, Cỏ lào tía...

3.2. Thực trạng các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai Văn Bàn tỉnh Lào Cai

3.2.1. Thực trạng về nguồn nhân lực của các xã điều tra

Hoàng Liên - Văn Bàn nằm trong phạm vi hành chính của 03 xã thuộc huyện Văn Bàn là Nậm Xây, Nậm Xé và xã Liêm Phú. Dân số có 6.494 người, 1050 hộ. Mật độ trung bình là: 11 người/km2, mật độ cao nhất là xã Liêm Phú (24 người/km2) và thấp nhất xã Nậm Xé (3 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn khu vực là 2,02%. Tổng lao động là 3.274 người, chiếm 50,8 % tổng dân số. Trung bình mỗi hộ có 2 lao động. Lao động trong khu vực chủ yếu làm nông, lâm nghiệp (Chiếm trên 90%), còn lại là các ngành nghề khác như: Thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp...

Trong tổng 03 xã trên, số hộ nằm trong vùng lõi Khu bảo tồn là: 14 hộ, 64 nhân khẩu với 29 lao động (Bản Nậm Si Tan thuộc xã Nậm Xé). Đây là đối tượng cần được đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến khích đồng bào tham gia bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)