Nguồn gốc ngôn ngữ các địa danh Chi Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 38 - 42)

1.1 .Những lí luận chung về địa danh và phức thể địa danh

2.1. Nguồn gốc ngôn ngữ các địa danh Chi Lăng

Nếu như khảo sát địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên cho thấy những phác thảo khái quát về cảnh quan tự nhiên, trình độ kinh tế xã hội, mặt bằng phát triển kinh tế, mức độ đô thi hóa của một khu vực thì những kết quả thu được từ việc khảo sát địa danh dựa theo nguồn gốc ngôn ngữ sẽ cho ta nhiều văn cứ để dự đoán và khẳng định quá trình phát triển của dân tộc ( gắn với quá trình phát triển ngôn ngữ), giao lưu tộc người và giao lưu văn hóa.

Như đã giới thiệu ở phần lý thuyết, chúng tôi dựa vào việc sử dụng thuật ngữ “Phức thể địa danh” trong việc phân tích đặc điểm cấu tạo địa danh Chi Lăng. Theo cách hiểu này, địa danh Chi Lăng được cấu tạo từ hai bộ phận lần lượt là yếu tố chỉ loại (thành tố được hạn định) yếu tố định danh (thành tố để hạn định). Nhìn một cách tổng quan về nguồn gốc ngôn ngữ của các địa danh Chi Lăng, yếu tổ chỉ loại sẽ có 3 loại:

* Yếu tố chỉ loại gốc Tày - Nùng: nà, pắc, rọ… * Yếu tố chỉ loại gốc Hán - Việt: động, xã… * Yếu tố chỉ loại gốc thuần Việt: đèo, chợ…

Như vậy, yếu tố địa danh có nguồn gốc đa dạng và phong phú. Để làm nổi bật nguồn gốc phong phú và đa dạng các địa danh Chi Lăng, chúng tôi phân loại như sau:

2.1.1. Địa danh có nguồn gốc Tày - Nùng

Trong tổng số 574 địa danh thu thập được, thì có tới 314 địa danh gốc Tày -Nùng, chiếm một tỉ lệ áp đảo là 54,7%. Nhóm địa danh này chủ yếu thuộc về sơn danh ( tên khau, tung….), thủy danh ( tên phai, khuổi, khun…), tên cánh đồng ruộng (tên nà, chằm…), tên làng ( tên khòn, đông, lũng…). Ví dụ:

-Sơn danh: Khau Thung (một ngọn núi đất, cao ít người trèo lên được, có hình dạng giống cái nải đan của dân tộc), Tung Mấn (Hang Nhím) , Tung Hon (Hang Hon)…..

-Thủy danh: Phai Mò(Ao Bò), Khuổi Kháo (suối cạn), Khuổi Đáy

(suối trong)….

-Tên cánh đồng ruộng: Nà Thưa (ruộng bậc thang chờ nước trời mưa xuống mới cày được), Nà Pàng (ruộng ở gầnsườn đồi có khe nước chảy ra), Nà Lừa (ruộng bị lở), Chằm Páng (Cánh đồng ở giữa rộng xen kẻ nương ngô, lúa)…

- Tên làng: Khòn Nghiềng (Làng bên ngọn núi nghiêng),Làng Đăm (làng ở dưới sâu xung quanh núi mây mù bao phủ lúc nào cũng tối), Đông Pầu (Làng nhiều vầu), Nặm Nội (Làng ít nước), Lũng Tẵng (Làng sinh sống ở dọc lũng cao) ….

Việc định danh các yếu tố tự nhiên bằng tên gốc Tày - Nùng đã thể hiện đối tượng đầu tiên khai hoang và có vai trò làm chủ vùng đất này là người Tày - Nùng. Các đối tượng được định danh một cách tự nhiên trong quá trình sinh hoạt của người bản địa, thể hiện lối sống, phong tục cũng như văn hóa một cách tự nhiên qua cách đặt tên. Ví dụ: Khau Thung (-

Khau: ngọn núi ở đồi đất cao - Thung: đọc “thổng” là cái Nải đan của dân tộc - Ý nghĩa: một ngọn núi đất, cao ít người trèo lên được, có hình dạng giống cái nải đan của dân tộc.

2.1.2. Địa danh có nguồn gốc Thuần Việt

Chiếm số lượng tương đối không nhiều, một số xuất hiện ở địa danh tự nhiên mang tên thuần Việt với 97 địa danh chiếm 16,9 %. Còn lại tập trung xuất hiện một số ở loại hình địa danh nhân văn định danh thuần Việt trong cách gọi tên cầu, tên trường học, tên chợ, tên đập, tên thác.... Ví dụ: Đập Tràn, Chợ

Chó, Thác Bò Đái, Cầu Ngầm....

2.1.3. Địa danh có nguồn gốc Hán Việt

Nhóm địa danh nguồn gốc Hán Việt có 139 địa danh chiếm 24,2 % trong thành phần cấu tạo địa danh huyện Chi Lăng xét theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ. Nhóm địa danh này chủ yếu là tên các xã. Ví dụ: xã Vân An, Hữu Kiên,

Vân Thủy; địa danh gắn với di tích lịch sử. Ví dụ: Mã Yên Sơn, Bảo Đài Sơn, Quận Công, Quảng trường Đồng Định.

2.1.4. Địa danh có yếu tố nước ngoài

Theo kết quả thống kê, chỉ có 2 địa danh được sử dụng yếu tố nước ngoài để định danh chiếm 0,3 %. Đó là Nhà máy Xi măng Vissai Đồng Bành, Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Vinafat. Cũng theo xu hướng hội nhập quốc tế, các ngân hàng trên địa bàn này, bên cạnh việc sử dụng tên chính thức thì cũng sử dụng song song với tên tiếng Anh. Ví dụ: Ngân hàng Agribank (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Chi Lăng),

Ngân hàng VietinBank (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh huyện Chi Lăng) và Ngân hàng BIDV (Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh huyện Chi Lăng. Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển với các nước trên thế giới, tuy nhiên quá trình này vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến địa bàn này. Hiện nay và trong tương lai gần, nhóm địa danh này sẽ liên tục tăng lên nhanh chóng.

2.1.5 Địa danh được định danh theo hình thức đánh số và chữ cái

Trên địa bàn, địa danh được định danh theo phương thức đánh số được sử dụng rộng rãi với 10 địa danh chiếm 1,7 %. Cách định danh này được sử dụng để phân chia các khu vực nhỏ, các đơn vị hành chính là thôn.

Ví dụ: thôn Nà Cà 1, thôn Nà Cà 2; thôn Giáp Thượng 1, thôn Giáp Thượng 2…Hoặc để phân định các khu vực dọc theo quốc lộ: Ví dụ: 1A, 1B,

đường 279…

2.1.6 Địa danh được định theo tên người, các sự kiên lịch sử hay các cuộc di dân dân

- Nhóm địa danh đặt tên theo tên người: Loại địa danh này hầu hết là tên đường, được đặt theo quy chế nhà nước với 11 địa danh chiếm 2,0 %. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là tên đường được đặt theo tên của những người có công với cách mạng giải phóng Chi Lăng. Ví dụ: đường Đại Huề, đường Lợi, đường Thân Cảnh Phúc, đường Chu Văn An….

- Nhóm địa danh đặt theo sự kiện lịch sử: Loại địa danh này tồn tạo ở nhóm địa danh di tích lịch sử với 1 khu di tích lịch sử chiếm 0,2 % đó là Khu quần thể di tích lịch sử Ải Chi Lăng

Nhìn chung, nguồn gốc ngôn ngữ của yếu tố định danh các địa danh huyện Chi Lăng mang đậm nét đặc trưng của vùng đất này với các yếu tố định danh gốc Tày-Nùng chiếm đại đa số: 314 địa danh, chiếm 54,7%.

Từ nghiên cứu trên có thể thấy, xét về nguồn gốc ngôn ngữ, địa danh Chi Lăng được chia thành 6 nhóm cơ bản: 1. Nhóm địa danh có nguồn gốc Tày - Nùng (54,7%); 2. Nhóm địa danh có nguồn gốc Thuần Việt (16,9 %); 3.Nhóm địa danh có nguồn gốc Hán-Việt (24,2%); 4. Nhóm địa danh có yếu tố nước ngoài(0,3%); 5. Nhóm địa danh được định danh theo hình thức đánh số và chữ cái (1,7%); 6. Địa danh được định theo tên người, các sự kiện lịch sử hay các cuộc di dân (2,2%). Trong số đó, nhóm địa danh Tày - Nùng có số lượng lớn nhất (54,7%), sau đó là nhóm địa danh Hán - Việt chiếm một tỉ lệ tương đối lớn

24,2% và chủ yếu rơi vào địa danh hành chính xã, di tích lịch sử. Nhóm địa danh gốc Việt tồn tại không nhiều (16,9%) do lịch sử phát triển và tồn tại của người Kinh ở đây không lâu. Địa danh nước ngoài không chiếm tỉ lệ lớn do ảnh hưởng của yếu tố nước ngoài vào khu vực miền núi phái Bắc còn hạn chế. Điều đáng chú ý ở đây là việc kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt giữa các yếu tố để tạo nên kết hợp hỗn hợp về nguồn gốc đã tạo ra tính đa dạng và cũng mang nét đặc trưng vùng miền sâu sắc. Sự kết hợp này là kết quả của việc phát triển bó hẹp trong cộng đồng Tày - Nùng trong thời gian dài giữa không gian văn hóa chung cũng như chế độ phong kiến chung của toàn đất nước Việt Nam. Những yếu tố định danh như Hán Việt, yếu tố Số và Chữ, yếu tố nước ngoài, hay phương thức định danh theo tên người hay sự kiện, đều là những phương thức mới phát triển sau khi người Việt tản cư trong chiến tranh đến định cư ở vùng đất này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)