Nguyên tắc khảo sát, phân loại địa danh Chi Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 31 - 34)

1.1 .Những lí luận chung về địa danh và phức thể địa danh

1.3. Nguyên tắc khảo sát, phân loại địa danh Chi Lăng

1.3.1. Nguyên tắc khảo sát

Trong phạm vi luận văn thạc sĩ , và do địa hình khá phức tạp của vùng đất Chi Lăng, chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát đầy đủ tất cả các địa danh thuộc mọi khu vực trên địa bàn huyện. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn 574 địa danh với tư cách là những trường hợp tiêu biểu cho địa danh huyện Chi Lăng. Để đảm bảo tình toàn diện, khái quát và tiêu biểu, nguyên tắc và lịch trình làm việc của chúng tôi trong quá trình điều tra là:

+ Khảo sát chung địa danh trên địa bàn của huyện gồm 2 thị trấn; 19 xã và 224 khu, thôn, để thấy được bức tranh tổng quan về địa danh Chi Lăng, xác định những điểm “có vấn đề” cần nghiên cứu.

+Không chỉ tìm hiểu hệ thống các địa danh đương dùng, chúng tôi còn rất quan tâm đến các tên gọi khác, tên gọi không chính thức, thậm chí cả những tên gọi trong lịch sử mà đến nay hoàn toàn không được sử dụng nữa. Sự biến đổi địa danh phần nào giúp chúng tôi có những phán đoán có cơ sở về quá trình hình thành, vận động, phát triển của các đối tượng và địa điểm được định danh trong lịch sử.

+Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đặt điểm nhìn khoa học của mình ở một trục tọa độ không gian và thời gian trung gian, qua đó thấy được diện mạo chung của địa danh Chi Lăng giữa những địa danh cổ và địa danh hiện đại (tạm thời lấy mốc năm 1964, 8 xã thuộc huyện Bằng Mạc đã sáp nhập với huyện Ôn Châu thành huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn làm ranh giới phân định).

+ Trong hệ thống địa danh của huyện Chi Lăng, sẽ có những loại hình đại danh mà theo chúng tôi chứa đựng và phản ánh nhiều giá trị văn hóa như

sơn danh, thủy danh, tên thôn, xóm, cánh đồng, làng mạc, công trình xây dựng gắn với mục đích tâm linh, di tích lịch sử, văn hóa… Bên cạnh đó, có những tiểu loại địa danh mang tính hiện địa, không có giá trị biểu trưng văn hóa nhiều như tên công trình xây dựng hiện đại (nhà máy, công ty, khách sạn), trụ sở hành chính…Chúng tôi tập trung khảo sát nhiều hơn cho nhóm địa danh thứ nhất.

+ Một nội dung quan trọng tron quá trình khảo sát địa danh là việc lí giải ý nghĩa địa danh. Có thể coi ý nghĩa địa danh là sức sống, là phần hồn của một địa danh. Chính vì vậy mà việc giải mã ý nghĩa tên gọi sẽ trả lời được rất nhiều vấn đề về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ. Có những địa danh mà tên gọi của nó phản ánh yếu tố lịch sử, địa lí thì việc giải thích ý nghĩa cần nhiều đến những minh chứng học thuật và đòi hỏi mức độ chính xác cao. Bên cạnh đó, tồn tại rất

nhiều địa danh mà ý nghĩa tên gọi được lấy từ truyền thuyết truyền khẩu dân gian, Ở trường hợp sau, tính chính xác khoa học sẽ ít đi mà thay vào đó là nhiều dị bản phong phú. Nguyên tắc của chúng tôi là khảo cứu thận trọng các tên gọi lịch sử và ghi chép trung thành các tên gọi dân gian cùng sự tích, ý nghĩa của chúng.

1.3.2. Nguyên tắc phân loại địa danh Chi Lăng

Như phần khái quát chúng tôi đã trình bày, việc nhận diện và phân loại địa danh là rất phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau. Mỗi cách phân loại địa danh đều có cơ sở khoa họa nhất định của nó, và tùy vào quan điểm khoa học, mục đích nghiên cứu, hướng tiếp cận mà người nghiên cứu chọn cho mình một tiêu chí nhất định. Khi phân loại địa danh Chi Lăng, chúng tôi bắt đầu từ sự phân biết thành hai nhóm: địa danh tự nhiênđịa danh phi tự nhiên. Đối với mỗi nhóm địa danh lại có thể phân thành những tiểu loại nhỏ hơn:

- Nhóm địa danh tự nhiên: sơn danh ( phần lãnh thổ lồi lên so với bề mặt trái đất), thủy danh (phần lãnh thổ lõm xuống so với bề mặt trái đất), vùng đất phi dân cư. Đây là địa danh tiêu biểu của vùng đất Chi Lăng với núi non trùng điệp, đa dạng về loại hình địa lý và đa dạng sinh thái.

- Trong nhóm địa danh phi tự nhiên, chúng tôi phân loại theo tiêu chí hành chính và phi hành chính, bao gồm:

+ Nhóm địa danh hành chính: là những địa danh do chính quyền trung ương hoặc địa phương ban hành nhằm phục vụ cho mục đích quản lí của nhà nước. Chúng có hai tiêu chí để phân loại với các loại địa danh khác là: do Nhà nước (hoặc cơ quan hành chính địa phương) quy định, và có thể xác định được diên cách, diện tích, dân số các cấp.

+ Nhóm địa danh cư trú: bao gồm các đơn vị cư trú phi hành chính như bản, xóm, khu dân cư, khu đô thị, chung cư....

+ Nhóm địa danh nhân tạo: bao gồm công trình giao thông, công trình xây dựng gắn với hoạt động vật chất ( sản xuất - thương mại - dịch vụ), công

trình xây dựng gắn với hoạt động cộng đồng ( công trình phúc lợi, công cộng...) công trình gắn liền với hoạt động tâm linh ( công trình tâm linh - di tích lịch sử, văn hóa...)

Với cách phân loại này, chúng tôi phải xử lí một mối quan hệ. Đó là mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và các yếu tố phi tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên và quá trình trinh phục tự nhiên của con người. Ngoài ra, việc phân loại này còn giúp ta tìm hiểu những dấu ấn lịch sử về việc chinh phục vùng đất Chi Lăng của các tộc người tổ cư nơi đây.

Kết quả thu thập địa danh ở huyện Chi Lăng xét theo tiêu chí tự nhiên - phi tự nhiên. Nhóm địa danh phi tự nhiên được xét theo tiêu chí hành chính - phi hành chính được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1. Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí Địa danh tự nhiên - Địa danh phi tự nhiên

(Địa danh Hành chính - Địa danh Phi hành chính) huyện Chi Lăng Lạng Sơn

Tiêu chí Phân loại địa danh Tổng Số Tỷ lệ %

Địa danh tự nhiên Sơn danh 14 122 2,45 21,3 Thủy danh 23 4,03

Vùng đất phi dân cư 85 14,82

Địa danh Phi tự nhiên Địa danh Hành chính Thị trấn 2 245 0,34 42,7 Xã 19 3,33 Khu 8 1,41 Thôn 216 37,62 Địa danh Phi tự nhiên

Công trình giao thông 8

207

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)