Đặc điểm tự nhiên huyện Chi Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 72 - 124)

1.1 .Những lí luận chung về địa danh và phức thể địa danh

3.2 Địa danh phản ánh đặc điểm tự nhiên của Huyện Chi Lăng và một số địa

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Chi Lăng

3.2.1.1 Địa danh huyện Chi Lăng phán ánh tính đa dạng các loại hình đối tượng địa lý

Chi Lăng là vùng đất có địa hình núi cao xen lẫn thung lũng. Qua thống kê với 574 địa danh thu thập được, có thể bao quát được tổng thể của một bức tranh toàn cảnh về cấu trúc địa hình, sự phân bố các loại hình địa lý, cũng như phán ánh được tính đa dạng các loại hình địa lý như núi cao, đồi, đồi bè, núi thấp, thung lũng, hủm, nguồn nước, dòng sông, dòng suối, cánh đồng….Điều này được thể hiện qua 2 yếu tố: yếu tố chỉ loại và yếu tố định danh.

Trong phức thể địa danh yếu tố chỉ loại dùng để định loại chính xác từng loại địa hình trong khu vực. Vì vậy, hiện tượng chuyển hóa trong nội bộ loại hình địa danh ở huyện Chi Lăng xuất hiện nhiều hiện tượng một nhóm loại hình địa lú với các yếu tố chỉ loại khác nhau nhưng có chung địa danh.

Trong 574 địa danh có 52 địa danh có chứa thành tố riêng thể hiện loại hình địa lý , chiếm 9,1% số địa danh. Ví dụ: Khau Thung tức là một ngọn núi đất, cao ít người trèo lên được, hình nải đan của dân tộc; Tá Riềng tức là

leo lên một eo hẹp sau đó vào một bãi đất bằng phẳng; Thầm Nà tức là nhiều ngọn núi bao quanh tạo thành khe dọc thành ruộng; Kéo Nà tức là qua một eo núi trên đó có ruộng; Tình Lùng tức là thung lũng trên các đỉnh ngọn núi cao dân sinh sống làm ruộng được; Khòn Nghiềng tức là làng bên ngọn núi nghiêng….

Với việc sử dụng các yếu tố chỉ loại và yếu tố định danh trong việc miêu tả địa hình đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh hết sứ đa dạng và phong phú về loại địa hình sông núi thung lũng của vùng đất Chi Lăng.

3.2.1.2 Địa danh Chi Lăng phản ánh hệ động thực vật đa dạng và phong phú

Sau cả nghìn năm sinh sống và khai hoang vùng đất Chi Lăng thì con người đã để lại những dấu ấn khai phá và chinh phục thế giới tự nhiên. Việc nghiên cứu địa danh Chi Lăng đã cho thấy một môi trường tự nhiên phong phú, đa dạng các chủng loại lâm thổ sản tại vùng đất này. Với việc nghiên cứu địa danh cho thấy được hệ sinh thái động thực vật nơi đây như sau:

Về động vật, Chi Lăng là vùng đất có nhiều rừng rậm, đó là môi trường sống thuận lợi nên hệ động vật ở đây phong phú và đủ các chủng loại như: nhím, gà rừng, sóc, dơi…. Trong 574 địa danh thì có 10 địa danh xuất hiện có sự xuất hiện của tên các loại động vật từng sinh sống trong vùng, chiếm 1,7% số địa danh. Ví dụ: Hang Dơi: hang có nhiều dơi; Túng Mẫn: hang có nhiều nhím; Tung Hon: hang có nhiều con hon, cùng họ với nhím nhưng nhỏ hơn tầm 2-4kg; Phai : ao để bò ra uống nước; Nà Pất: ruộng để chăn vịt; Pắc Mả: mồm chó; Lũng Goại: lũng để chăn trâu; Mu Cay: khu nhiều gà rừng; Nà Lải: ruộng nhiều trạch bùn; Lũng nghiều: lũng nhiều tôm tép

Về thực vật, địa danh Chi Lăng cũng sử dụng một khối lượng lớn các loại tên thực vật sinh sống, thể hiện một hệ thực vật cực kỳ phong phú với đủ các chủng loại từ gỗ quý cho đến cây bụi nhỏ, từ cây rừng đến các loại cây ăn quả. Có 15 địa danh sử dụng tên của các loại thực vật để đặt tên. Chiếm 2,6% tổng địa danh.Ví dụ: Co Hồng tức là nói thôn có nhiều cây hồng; Co Hương

tức là nói có cây thị; Co Lải tức là bãi đất rộng có nhiều cây; Co Riềng tức là thôn có nhiều cây xoan; Gạ Nảm qua khu rừng có nhiều cây cỏ gianh có gai nhọn; Suối Phục: cạnh bờ suối trồng nhiều cây bưởi; Nà Chuổi: ruộng trồng nhiều chuối; Rọ Cút: một cái dọc có nhiều cây dương sỉ; Kéo Gà: đường đi qua khe có nhiều cây cỏ ranh; Co Mười: Thôn trồng nhiều cây mai ( măng mai); Cam: ruộng trồng nhiều cam; Đông Pầu: làng nhiều vầu; Làng Muồng: làng trồng nhiều cây muồng; Kéo Phi: khe có nhiều cây phì ( cây tre), Pá Tào: khu vực trồng nhiều cây đào.

3.2.2 Một số địa danh gắn với đời sống, lịch sử, văn hóa huyện Chi Lăng

Địa danh gắn với đời sống, lịch sử, văn hóa huyện Chi Lăng có rất nhiều địa danh gắn với các cuộc dựng nước và giữ nước. Nhưng trong luận văn chúng tôi chỉ chọn một vài địa danh tiêu biểu trong quần thể di tích Ải Chi Lăng để đi sâu, tìm hiểu, phân tích, lí giải vì sao địa danh lại được đặt tên như vậy.

3.2.2.1 Tên gọi “Chi Lăng” trong các chính sử và quốc sử các đời ở Việt Nam Châu Ôn hay Ôn Châu tức là huyện Chi Lăng ở tỉnh Lạng Sơn ngày nay. Xưa vùng Châu Ôn gọi là Khâu Ôn. Theo An Nam Chí Nguyên của Cao Hùng Trưng, xưa ở Khâu Ôn có núi Khâu Mạ, đỉnh núi luôn luôn phủ mây trắng.. .. Núi này ở về phía tây Châu Ôn và sau này gọi là núi Kháo Sơn, có hai đỉnh cao có hình dáng như hai mẹ con, cho nên có tục danh là núi Kháo Mẹ và núi Kháo Con. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đời nhà Lý [1010-1224] đất Châu Ôn gọi là châu Quang Lang; thời Minh thuộc [1407-1427] gọi là

Khâu Ôn hay Huyện Ôn [thuộc phủ Lạng Sơn]. Thời Hậu Lê, đổi Khâu Ôn

Châu Ôn; có 5 tổng [Mai Pha, Vân Thê, Tràng Quế, Bằng Mạc, Sơn Trang] và 57 phố, chợ, động, quán. Bấy giờ Châu Ôn thuôc phủ Trường Khánh, trấn Lạng Sơn. Theo Danh mục Các Làng Xã BắcKỳ - Nomenclature des Communes du Tonkin [của Ngô Vi Liễn, Imprimerie Mạc Dình Tư, Hà Nội, 1928] Châu Ôn còn 3 tổng : Quang Lang, Sơn Trang và Vân Thê [2 tổng kia chuyển sang châu Cao Lộc cùng tỉnh Lạng Sơn].

Theo Địa dư Các Tỉnh Bắc Kỳ, thời Pháp thuộc, vị trí và giới hạn của

Châu Ôn đã bị thu hẹp: phía bắc giáp tỉnh lỵ Lạng Sơn và châu Cao Lộc, phía tây giáp châu Bằng Mạc [do đất của Châu Ôn tách ra] và phía nam giáp tỉnh Bắc Giang. Cư dân Châu Ôn ngoài người Việt con có người Khác [tức người Tàu] và người Nùng Áo Trắng [sinh sống nhiều ở các trại Nho Lâm, Thượng Muộn, Na Pá, Kim Quan, Bản Lũng, Bản Cục]. Theo Đại-Nam Nhất Thống Chí, hiện con dấu tích các bảo [dồn đắp bằng đất] Đan Sa ở xã Bình Khê gần trấn thành Lạng Sơn, dồn binh ở xã Sơn Trang và cửa Quang Lang hay cửa ải

Chi Lăng ở xã Quang Lang.

Từ năm 1964 chiển theo quyết định của hội đồng chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, Huyện Ôn Châu và 8 xã phía Đông Nam của huyện

Bằng Mạc được hợp nhất thành huyện mới có tên gọi là huyện Chi Lăng cho đến ngày nay. Huyện lỵ Chi Lăng đặt tại thị trấn Đồng Mỏ thuộc hữu ngạn thượng nguồn Sông Thương.

Theo tiếng Tày Chi trước kia đọc là Chư: có nghĩa là nhớ. Sau này để thuận tiện người ta đọc là Chi. Trong tiếng Tày, Lăng: nghĩa là sau. Như vậy Chi Lăng là nhớ để sau này không dám quay lại. Trong suốt lịch sử xâm lăng của kẻ thù phương Bắc, từ nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh đến nhà Thanh Giặc phương Bắc sang đô hộ nước ta chỉ có một con đường độc đạo, địch bị chặn đánh ở đây, chúng thề không dám quay lại. Chi Lăng nghĩa là nhớ về sau không dám đến.

3.2.2.2 Qủy Môn Quan

“Cửa quan Quỷ Môn” thuộc địa phận xã Chi Lăng - huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn. MônCửa, QuanAỉ, Qủy: là đá có hình đầu ma đầu quỷ. Đường ải nhỏ hẹp, đá núi hiểm cao, phía tây gần khe sâu, nước độc không thể ăn uống, rừng rú rậm rạp, hình thể hiểm ác, có đá như đầu ma quỷ, nên đặt tên như vậy. Năm 1427 tướng Liễu Thăng giặc Minh bị đại bại bởi quân của Bình Định Vương Lê Lợi. Tướng giặc Hán Mã Viện năm 43 sau Công Nguyên xâm

lăng nước ta và cũng bị đánh. Ngạn ngữ nói: “Quỷ Môn quan, thập nhân khứ, nhất nhân hoàn” , nghĩa là tại Quỷ Môn quan, mười người (Trung Quốc) ra đi (vào nước Nam), chỉ có một người trở về (Trung Quốc). Kết cục lịch sử xâm lăng của kẻ thù phương Bắc.

Từ Biệt Thự Xứ là trung tâm của các kì tích Chi Lăng, theo đường quốc lộ 1A đi ngược lên phía Bắc, qua đoạn đường dài 2km rợp bóng xanh xum xuê của lá cành phượng vĩ, ta sẽ đến một dải đất hẹp này là dòng sông Thương xanh trong, chảy giữa hai triền núi đá. Giữa đường nhựa 1A và dòng sông, còn lại một mẩu thành hình thang dài 20 thước, mang một ý nghĩa lịch sử vô cùng đặc biệt đó là Qủy Môn Quan.

Hình như thiên nhiên đã cố ý tạo nên cửa ải lịch sử này. Hai rặng núi đá từ Đông Bắc và Tây Bắc chạy về đến đây đều khép lại như nan cái của chiếc quạt giấy chạy về điểm tựa. Và cũng từ Qủy Môn Quan này, hai rặng núi như hai cánh tay khổn lồ giang rộng ra ôm cả một vùng đất nước đến mãi sông Cầu.

Nếu đứng từ phía Bắc nhìn về phía Qủy Môn Quan quả là mút của một chiếc hom giỏ khổng lồ nơi địa đầu tổ quốc. Địa thế ở đây hiểm trở vô cùng, hai bên là vách đá cao thẳng đứng. Rừng cây trùng điệp, ở giữa là dòng sông, mùa thu nước trong xanh chảy êm đềm vuốt ve hai bờ đá lởm chởm hình thù kỳ lạ, gợi cho ta biết bao những hình ảnh kì vĩ ngày xưa. Từ giữa dòng sông sâu, nổi lên những hòn đá màu xanh thẫm, nhấp nhô trên sóng nước. Có thể gọi đây là hình ảnh thu nhỏ của vịnh Hạ Long

Mời các bạn trèo lên mặt chiến lũy. Nắm đất thiêng liêng này đã được nhiều khách tham quan trong và ngoài nước phát biểu với một sự trân trọng đặt biệt, suy nghĩ của đồng chí S.Lô-vắc-xốc nhà dân tộc học nổi tiếng của Tiệp Khắc nhân dịp đồng chí đến thăm Qủy Môn Quan“ Có lẽ đây là một chiến lũy hình thang độc nhất trên thế giới. Nó thể hiện đầu óc thông minh và tài trí quân sự tuyệt vời của một dân tộc luôn luôn phải chống trả với những đội quân xâm

lược mạnh hơn mình gấp trăm lần trong quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước”.

Thông thường các dân tộc trên thế giới xây thành lũy để bảo vệ tổ quốc thì mặt ngoài của thành lũy bao giờ cũng xây thẳng đứng để cản bước quân địch, nhưng thành lũy của ta ở đây có hai mặt trong ngoài như nhau. Tiến cũng được, thoái cũng được, nó là con dao hai lưỡi, phải là một dân tộc cao tay lắm thì mới sử dụng nổi con dao hai lưỡi này. Lịch sử bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước đã chứng minh hung hồn tài trí quân sự tuyệt vời của dân tộc ta.

Dân tộc ta luôn phải đứng trước những đội quân xâm lược khổng lồ mạnh hợn mình gấp bội ( đời Trần, ta có 6 triệu dân đánh bại nhà Nguyên một trăm triệu dân). Chiến lũy hình thang này cũng thể hiện một phần tư tưởng chiến lược chống ngoại xâm nổi tiếng của ta: Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, mà vẫn thắng, lại thắng rất vẻ vang

Khi quân địch ào ạt tiến công vào thì bằng những chiến lũy kì diệu ấy ta chặn đứng quân thù, từng bước chia cắt và tiêu hao sinh lực địch. Ta lùi từng bước, để bảo toàn lực lượng và để dử dịch vào những trận kịch chiến mà ta đã định trước. Trong khi đó, ta gài lại một lực lượng quan trọng xung quanh chiến lũy, lực lượng này chủ yếu là dân binh các dân tộc địa phương. Khi địch lọt vào sâu đất nước ta thì các chiến lũy ở các cửa ải trở thành một chiếc khóa, khóa chặt sau lưng chúng lại. Qua nhiều triều đại, nhiều tên tướng giỏi con cưng “ thiên triều” ở các thời kỳ khác nhau đã bỏ xác lại Qủy Môn Quan. Ở đây chỉ xin đơn cử chuyện Quách Qùy mà thôi:

Sau khi vượt qua Qủy Môn Quan với một giá máu khá đắt, chỉ ba tháng sau hắn đã cùng quân sĩ chạy tháo thân về nước. Lúc chạy qua Qủy Môn Quan, chúng khiếp đảm đến nỗi tướng sĩ giẫm đạp lên nhau, cố sống cố chết chạy qua cửa tử, mặc dù Quách Qùy đã sai đốt hương tế thần núi, quỳ trên mình ngựa

nhìn một đám tướng sĩ xéo lên nhau mà chạy, ngửa cổ gạt nước mà than: “ Đi mười, về không được một nửa. Cửa quỷ này là đất của trời”.

Có lẽ Quách Qùy nói thật lòng, bởi vì đi cả người lẫn ngựa 31 vạn có dư mà trở về vẻn vẹn 3 ngàn bốn trăm lính, không hơn không kém. Vì vậy, sau đó ông cha ta đã dựng bia để ca ngợi chiến công của các chiến sĩ dân binh người địa phương và cảnh báo những đội quân xâm lược khác. Bia dựng ngay Qủy Môn Quan với hàng chữ :

Qủy Môn Quan, Qủy Môn Quan Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn Nghĩa là:

Cửa Qủy Môn, Cửa Qủy Môn Mười người đi, Một người về. 3.2.2.3 Núi Vua Ngự

Núi Vua Ngự thuộc xã Quan Sơn - huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn. Mùa thu, đi theo dấu tích của người xưa, ta lên đến đỉnh núi cao bằng phẳng, chói lòa ánh nắng, nơi có bệ vua ngồi, có dấu tích của cái chảo vàng, mười hai quai kì lạ…. Đứng ở đây, hướng mặt về phía tây, ta nhìn được rõ mồn một toàn cảnh trận đồ Chi Lăng như trong lòng bàn tay. Một dãy núi đá chạy tít về tận Bắc Sơn, dưới chân núi đá là thượng nguồn sông Thương, như con trăn bạc khổng lồ trườn qua núi, đồi, nương rẫy, uốn khúc quanh co chạy về phía Nam. Nối tiếp với đỉnh

núi Vua Ngự là núi tiếp núi, rừng tiếp rừng qua những khe dọc, suối sâu, đèo cao chạy dài từ Bắc xuống Nam, sau lưng là bạt ngàn rừng già gỗ quý. Cả trận đồ Chi Lăng hiện ra giữa một bên là dãy núi đá trầm mặc uy nghiêm ở phía tây và một bên là núi đất cao với rừng đại ngàn xào xạc cây lá… Phong cảnh hung vĩ của một vùng đất nổi tiếng sử xanh này dẫn ta đi ngược thời gian về với xa xưa qua câu chuyện để các bạn có thể hiểu được ý nghĩa tên Núi Vua Ngự:

Ấy là sau một đêm ghi nhớ, tại hang Thái Đức, Lê Hoàn đã thức trắng đêm cùng các tướng sĩ tùy tùng bàn bạc với các bô lão và tù trưởng trong vùng bàn mưu kế xây ải Chi Lăng chống giặc.

Lê Hoàn say mê bàn việc nước đến nỗi sáng lúc nào mà không biết, khi đằng đông, chân trời đã ửng đỏ, Lê Hoàn còn một nỗi băn khoăn là phải tìm được ngọn núi nào thuận lợi nhất có thể bao quát được toàn cảnh trận đồ Chi Lăng thì mới yên lòng. Các cụ bô lão trong vùng biết điều đó, nhưng lo cho nhà vua lâu nay đã rong ruổi trên đường dài biên cương tìm kế chống giặc giữ nước, đêm qua lại thức trắng, lấy sức đâu mà đi. Vì vậy, các cụ kiên quyết mời vua nghỉ lấy sức mai lên núi cũng chưa muộn. Lê Hoàn mỉn cười hồn hậu nói:

- Giặc có bao giờ chờ cho ta và các ngươi nghỉ lấy sức rồi mới động binh xâm chiếm nước ta đâu!

Lời nói của Lê Hoàn có sức mạnh thuyết phục mạnh đến nỗi các bô lão lại cùng nhà vua vui vẻ lên đường.

Từ đó đỉnh núi không tên này đã đi vào lịch sử: Núi Vua Ngự. 3.2.2.4 Lũy Ngõ Thề

Lũy Ngõ Thề thuộc xã Chi Lăng - huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn. Hai dãy núi Đại NgànCai Kinh chạy song song đến đồng bằng, dường như khép lại tạo thành một lối đi giống như một cửa ngõ sâu thẳm. Đó là Ngõ Thề. Từ

Qủy Môn Quan xuôi phía Nam đến Ngõ Thề, dài chừng sáu cây số: Ngõ Thề là vọng gác cuối cùng bảo vệ Biệt Thự xứ, bảo vệ kho tàng và trận đồ bí mật Chi Lăng.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, có một chàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 72 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)