1.1 .Những lí luận chung về địa danh và phức thể địa danh
3.1 Phân loại địa danh về mặt ý nghĩa
Ý nghĩa của địa danh rất rộng lớn, nó bao hàm mọi lĩnh vực nội dung, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trên thực tế và tồn tại trên địa bàn Việc phân loại các nhóm nghĩa trong địa danh sẽ tạo ra được cách nhìn vừa có tính chất khái quát, vừa có tính chất cụ thể khi nghiên cứu những đặc điểm về ý nghĩa của đối tượng này.
Dưới góc độ đặc điểm về mặt ý nghĩa, chúng tôi phân địa danh huyện Chi Lăng thành 5 lại sau đây: địa danh ký hiệu, địa danh đăng ký, địa danh thể hiện ước vọng, địa danh mô tả và địa danh do yếu tố lịch sử. Tỉ lệ xuất hiện của 5 loại ý nghĩa khác nhau của địa danh đóng vai tròn quan trọng trong việc thể hiện các yếu tổ bản sắc vùng miền.
Vùng đất Chi Lăng, với hệ sinh thái tự nhiên đa dạng phong phú, địa hình đa dạng chủng loại, lại có vị trí địa lý cách biệt nên việc đại danh huyện Chi Lăng chủ yếu mang ý nghĩa mô tả các nét đặc trưng về địa hình, hệ động vật, thực vật phong phú.
3.1.1 Địa danh mô tả
Địa danh mô tả là địa danh dựa trên dấu hiệu điển hình của đối tượng (về tự nhiên, con người...) để định danh. Với đặc trưng sử dụng phương thức định danh tạo mới làm phương thức chủ đạo thì các địa danh mang các dấu hiệu hình thức như màu sắc, hình dáng, tính chất, hay các yếu tố kiến tạo đối tượng địa danh được thể hiện rất rõ nét. Đây là loại địa danh chiếm số lượng lớn nhất trong các địa danh ở huyện Chi Lăng và được thành các loại nhỏ như sau:
- Nhóm phản ánh địa hình kiến tạo đối tượng: Đây là nhóm địa danh phổ biến trong đị danh huyện Chi Lăng, bởi huyện Chi Lăng là vùng đất có địa hình kiến tạo đa dạng và phong phú. Ví dụ: sử dụng vị trí để mô tả địa hình
như: Nà Choong (ruộng trên mỏm đồi xoáy hình tròn); Nà Cộng (ruộng trong cùng của một khe dọc);Tá Riềng (lên một eo hẹp sau đó vào một bãi đất bằng phẳng); Nà Pàng (sườn đồi có khe nước chảy ra); Nà Nhạn (ruộng xấu, cây lúa khó phát triển); Thầm Nà (nhiều ngọn núi bao quanh tạo thành khe dọc thành ruộng); Kéo Nà (qua 1 eo núi trên đó có ruộng); Rọ Bo (khe rọc có giếng nước)….Hoặc sử dụng hình dáng của địa hình để định danh, ví dụ: Túng Mẫn
( hang nhím); Pắc Ma ( mồm chó); Nà Pất (ruộng vịt); Co Mười( gốc mai);
Tung Hon (hang hon); …..Hoặc sử dụng những đặc điểm đặc trưng của địa hình để đặt tên cho địa danh, ví dụ: Tình Lùng (thung lũng trên các đỉnh ngọn núi cao dân sinh sống làm ruộng được); Nà Lừa (ruộng bị lở); Nà Ké (ruộng khai phá); Khuổi Kháo (suối cạn); Khuổi Đáy (suối trong)…..
- Nhóm phản ánh động vật, thực vật mang tính điển hình của đối tượng: Đây là nhóm địa danh mang đặc trưng cho vùng đất huyện Chi Lăng, bởi Chi Lăng có một hệ sinh thái động thực vật đa dạng, phong phú. Với 32 địa danh phản ánh loại động vật địa hình và 50 địa danh phản ánh loại thực vật điển hình cho địa danh. Sử dụng động vật và thực vật mang tính điển hình để định danh bản làng: Khòn Cau ( làng trước đây trồng toàn cau); Co Hương ( làng trước đây trồng nhiều cây thị); Đông Pầu (làng nhiều vầu)….Hay dùng để định danh sơn danh, ví dụ:Tung Dơi (hang có nhiều con dơi); Tung Hon (hang nhiều hon); Sa Đán (núi trắng)…..Hay được dùng để định danh thủy danh, ví dụ: Lũng Cút (thời xưa là 1 thung lũng nhiều cây dương sỉ, mưa to nước dồn ứ lại,sau chia nước đi khắp nơi); Phai Mò (khi trời mưa nước dâng lên, tạo thành thành ao); Nà Pàng (sườn đồi có khe nước chảy ra); Rọ Bo (khe dọc có giếng nước)….
- Nhóm phản ánh phương hướng của đối tượng: Việc sử dụng phương hướng được áp dụng trong việc định danh nhưng không quá nhiều. Ví dụ: Ga Nam, Ga Bắc, Làng Thượng (làng trên), Làng Hạ (làng cuối), Làng Trang (làng giữa)
Địa danh kí hiệu là loại địa danh được cấu tạo theo phương thức hiện đại trên cơ sở đánh số vốn được nhiều quốc gia sử dụng. Loại địa danh kí hiệu xuất hiện muộn sau khi huyện Chi Lăng được giải phóng và bắt đầu xây dựng chính quyền xã hội chủ nghĩa; sau việc chia nhỏ các địa danh hành chính huyện Chi Lăng hoặc xây dựng các công trình nhân tạo. Hầu hết loại địa danh này được cấu tạo theo phương thức thuần túy mang tính kí hiệu bằng việc đánh số đếm tiếng Việt (một, hai, ba, bốn…..) chữ cái tiếng Việt (A,B,C….. Vì vậy, việc phân chia các địa danh hành chính gốc Tày - Nùng cũ thành các địa danh nhỏ hơn bằng việc đánh số với các số đếm, chữ cái tiếng Việt thì tạo nên hỗn hợp cấu tạo Tày Nùng - Số.
Có tất cả 21 địa danh kí hiệu được sử dụng ở trong phạm vi nghiên cứu tại huyện Chi Lăng.
Trong đó có thể nhận ra chủ yếu địa danh kí hiệu được sử dụng bằng việc phân chia địa danh hành chính mới theo khu, ví dụ: Thống Nhất 1, Thống Nhất 2; Hòa Bình 1, Hòa Bình 2; Nà Cà 1, Nà Cà 2; Giáp Thượng 1, Giáp Thượng 2… và phân chia các thôn thành A,B ví dụ: Suối Mạ A, Suối Mạ B; Làng Giai A, Làng Giai B….Ngoài ra, các công trình nhân rạo mới cũng mang các yếu tố ký hiệu như: Quốc lộ 1A, đường 279…
3.1.3 Địa danh đặt theo danh nhân
Địa danh đăng kí là địa danh bị chi phối bởi nguyên tắc võ đoán của ngôn ngữ. Nó là địa danh được đặt tên “không lý do”, tức là không thể tìm thấy cách giải thích tại sao địa danh này mang tên đó. Loại địa danh này không phổ biến trong phạm vi được nghiên cứu. Hầu hết loại địa danh đều mới được hình thành và được định danh theo Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 26/03/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn, vì vậy, tất cả các địa danh đăng ký tại huyện Chi Lăng đều mang tính quy định một cách võ đoán. Ví dụ: đường Chu Văn An, phố Tô Hiệu, Trường tiểu học Lê Lợi….
Đây là loại định danh khá phổ biến, nhất là trong địa danh hành chính ở Việt Nam, tuy nhiên loại địa danh này không phổ biến trong các địa danh huyện Chi Lăng. Chỉ có hai trường hợp địa danh thể hiện ước mơ Thống Nhất, Hoà Bình. Trong đó, khu Thống Nhất, khu Hòa Bình là những cái tên mới được sử dụng do ảnh hưởng của văn hóa Việt sau giải phóng.
Với việc phân tích đặc điểm ý nghĩa của loại ý nghĩa địa danh, làm nổi bật đặc trưng ý nghĩa của địa danh huyện Chi Lăng. Từ đó ta có thể tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, văn hóa, xã hội của vùng đất này. Những thể hiện cuả chúng qua địa danh được thể hiện trong phần tiếp theo của việc phân tích ý nghĩa địa danh huyện Chi Lăng.