9. Bố cục luận văn
2.2 Đặc điểm cấu tạo địa danh Chi Lăng
Như đã giới thiệu ở phần lý thuyết, chúng tôi dựa vào việc sử dụng thuật ngữ “Phức thể địa danh” trong việc phân tích đặc điểm cấu tạo địa danh Chi Lăng. Theo cách hiểu này, địa danh Chi Lăng được cấu tạo từ hai bộ phận lần lượt là yếu tố chỉ loại ( thành tố được hạn định) và yếu tố định danh (thành tố để hạn định). Để phân tích phức thể địa danh Chi Lăng, trước hết chúng tôi có một vài điều cần lưu ý về địa danh Chi Lăng như sau:
- Địa danh Chi Lăng có sự pha trộn tương đối lớn giữa các yếu tố Tày và yếu tố Việt.
- Hiện tượng cùng một địa điểm có thể mang nhiều tên gọi trong các giai đoạn có nhiều hơn một tên gọi không phải là hiếm.
Ví dụ: Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đời nhà Lý [1010-1224] đất
Châu Ôn gọi là châu Quang Lang; thời Minh thuộc [1407-1427] gọi là Khâu Ôn hay Huyện Ôn [thuộc phủ Lạng Sơn]. Thời Hậu Lê, đổi Khâu Ôn là Châu
Ôn. Bấy giờ Châu Ôn thuôc phủ Trường Khánh, trấn Lạng Sơn. Từ năm 1964 chiển theo quyết định của Hội đồng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Ôn Châu và 8 xã phía Đông Nam của huyện Bằng Mạc được hợp nhất thành huyện mới có tên gọi là huyện Chi Lăng cho đến ngày nay.
- Với địa danh có nguồn gốc là tiếng nước ngoài, hoặc có nguồn gốc số và chữ, hoặc có nguồn gốc tên người, sự kiện lịch sử hay các cuộc di dân, chúng tôi không đi vào tìm hiểu mô hình cấu tạo của các nhóm có nguồn gốc này. Những địa danh này chỉ được xem xét kỹ hơn trong phần phương thức định danh và ý nghĩa địa danh trong chương 3.