Khái quát về huyện Chi Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 26 - 31)

1.1 .Những lí luận chung về địa danh và phức thể địa danh

1.2. Khái quát về huyện Chi Lăng

Chi Lăng là huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp huyện Lộc Bình, phía Tây giáp huyện Văn Quan, phía Bắc giáp huyện Cao Lộc, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng và giáp huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Với địa giới hành chính huyện Chi Lăng có diện tích tự nhiên

704,81km, trong đó núi và đồi chiếm ¾ diện tích. Toàn huyện hiện nay có tất cả 2 thị trấn và 19 xã bao gồm: Thị trấn Đồng Mỏ, Thị trấn Đồng Bành, xã Vân An, xã Chiến Thắng, xã Hữu Kiên, xã Lâm Sơn, xã Vân Thủy, xã Bắc Thủy, xã Nhân Lý, xã Mai Sao, xã Quan Sơn, xã Gia Lộc, xã Quang Lang, xã Hòa Bình, xã Bằng Hữu, xã Bằng Mạc, xã Vạn Linh, xã Y Tịch, xã Chi Lăng, xã Liên Sơn. Xét về lịch sử, năm 1964, 8 xã thuộc huyện Bằng Mạc đã sáp nhập với huyện Ôn Châu thành huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Thời phong kiến, Chi Lăng đươ ̣c nói đến như mô ̣t tấm cửa lim vững chắc ở cửa ngõ phía Bắc của Tổ quố c, mồ chôn kẻ thù từ phương Bắc tràn xuống xâm lược nước ta. Tháng 10 - 1427, chiến thắ ng Chi Lăng - Xương Giang củ a đô ̣i dân binh do người anh hù ng Đa ̣i Huề chỉ huy cùng với nghĩa quân Lam Sơn đã góp phần làm nên chiến công hiển hách của quân dân cả nước quét sa ̣ch giă ̣c Minh ra khỏi bờ cõi. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Chi Lăng mô ̣t lần nữa trở thành đi ̣a phương tiêu biểu cho ý chí kiên cường chống quân xâm lược. Nổi bâ ̣t nhất là cuô ̣c khởi nghĩa của nhân dân các dân tô ̣c Chi Lăng và các vùng lân câ ̣n do Hoàng Đình Kinh lãnh đa ̣o. Trong cao trào Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, nhân dân các dân tô ̣c Chi Lăng dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng đã đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân (ở Bằng Ma ̣c ngày 11-5-1945 và ở Ôn Châu ngày 23-8-1945). Bước vào cuô ̣c kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chi Lăng là mô ̣t trong những đầu mố i giao thông quan tro ̣ng, mô ̣t tro ̣ng điểm bắn phá của giă ̣c Mỹ. Chi Lăng là huyê ̣n duy nhất trong tỉnh bi ̣ máy bay B - 52 tàn phá. Dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng, nhân dân các dân tô ̣c Chi Lăng vẫn kiên cường bám tru ̣, tổ chức chiến đấu và phu ̣c vu ̣ chiến đấu ta ̣i chỗ. Ngày 27/12/1975, tỉnh Lạng Sơn sáp nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng, Chi Lăng trở thành huyện của tỉnh Cao Lạng. Ngày 29/12/1978, tỉnh Lạng Sơn tái lập Chi Lăng thành huyện của tỉnh Lạng Sơn .Trong cuô ̣c chiến tranh bảo vê ̣ biên giới năm 1979, Chi Lăng trở thành mô ̣t trong những hâ ̣u cứ quan tro ̣ng của tỉnh, các cơ quan của tỉnh đều

chuyển về làm viê ̣c ta ̣i Chi Lăng và Chi Lăng trở thành nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị của cả tỉnh với các địa phương khác.

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Chi Lăng có vị trí địa lý lợi thế hơn hẳn so với các huyện khác trong tỉnh, nằm trong khoảng giữa thành phố Lạng Sơn với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, vừa có quốc lộ 1A đường sắt liên vận quốc tế đi qua... tạo điều kiện cho huyện có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá, dịch vụ khoa học công nghệ... với các tỉnh lân cận Hà Nội, các tỉnh khác trong cả nước và với Trung quốc.

Chi Lăng là một huyện nằm ở phía nam của Tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn hơn 30km. Huyện Chi Lăng tiếp giáp với các khu vực:

- Phía bắc giáp với huyện Văn Quan và Cao Lộc - Phía tây giáp huyện Hữu Lũng

- Phía đông giáp với Huyện Lộc Bình - Phía nam giáp với tỉnh Bắc Giang.

Đi ̣a hình huyê ̣n Chi Lăng được chia làm 2 phần (được ngăn cách bởi vù ng đi ̣a ma ̣o thung lũng thềm thấp cha ̣y do ̣c theo quố c lô ̣ 1A): nửa phần phía Đông là vùng núi đất, khu vực phòng hô ̣ quan tro ̣ng của sông Thương và hồ Cấm Sơn và nửa phần phía Tây là các dãy núi đá vôi hiểm trở. Huyê ̣n Chi Lăng nằ m trọn trong vùng khí hâ ̣u nhiê ̣t đới gió mùa, có nhiê ̣t đô ̣ trung bình năm khoảng 21,50C, lươ ̣ng mưa trung bình trên 1400 mm và ít chi ̣u ảnh hưởng của bão. Những điều kiê ̣n tự nhiên đó đã ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho Chi Lăng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và ngành công nghiê ̣p vâ ̣t liê ̣u xây dựng. Bên cạnh đó, huyê ̣n có hê ̣ thống đường giao thông khá thuâ ̣n tiê ̣n: tru ̣c quốc lô ̣ 1A Hà Nô ̣i - La ̣ng Sơn đi qua đi ̣a bàn huyê ̣n và tuyến đường sắt Hà Nô ̣i - La ̣ng Sơn qua ga Đồng Mỏ, mô ̣t trong những ga trung chuyển lớn, cho phép giao lưu đi lại, trao đổi, vâ ̣n chuyển hàng hóa nhanh chóng, thuâ ̣n tiê ̣n từ Chi Lăng đi thành phố Lạng Sơn và xuôi về Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nô ̣i. Tuyến đường Đồng

Mỏ vượt Đèo Bén qua chợ Bãi đi Tu Đồng là trục đường giao thông quan trọng trong phát triển kinh tế , nối liền nhiều xã trong huyện. Đó cũng là con đườn giao thôngliên huyện Chi Lăng - Văn Quan, gặp nhau tại đường quốc lộ 1B đi các huyện Bình Gia, Bắc Sơn rồi tới Thái Nguyên. Hầu hết các xã trong huyện đều có đường dân sinh liên xã, tỏa ra các nhánh đường nhỏ nối liền các thôn, bản, phục vụ thiết thực cho vận chuyển hàng hóa, vật tư cho sản xuất và đi lại sinh hoạt của nhân dân các dân tộc.

Là huyện miền núi của tỉnh Lạng sơn địa hình Chi Lăng bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, hang động khe suối. Phía tây bắc là vùng núi đá vôi thuộc vùng cung Bắc Sơn có nhiều sườn núi dốc đứng với độ cao trên 400m, giữa các núi đá là các cánh đồng tương đối bằng phẳng xen kẽ. Phía nam địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông bắc, gồm nhiều đồi núi thấp, độ cao từ 200-350m Chi Lăng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu ẩm và mưa nhiều ở phía tây, tiểu vùng lạnh và mưa ít ở phía đông, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía bắc. Nhiệt độ trung bình năm 22,7ºC lượng mưa trung bình năm 1.379mm. Chi Lăng có sông Thương chảy qua theo hướng đông bắc- tây nam, công rất hẹo, độ rộng bình quân 6m, độ cao trung bình 176m, độ rốc lưu vực 12,5%, dòng chảy năm là 6,46m³/s lưu lượng vào mùa lũ chiếm 67,6-74,9% còn mùa cạn là 25,1-32,45. Sông Thương là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khu.vực nông thôn. ngoài sông Thương, Chi Lăng còn có hệ thống các suối, hồ ao, các mạch ngầm chẩy lộ thiên... cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi, có trục đường QL 1A chạy qua địa bàn huyện 32 km, QL 279 là 25 km và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng đi qua, 27 km đường liên huyện, 79 km đường liên xã và 82 km đường liên thôn. Có thể thấy, Chi Lăng là huyện có lợi thế về giao thông cả đường bộ lẫn đường sắt. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc, Trung Quốc và là cửa

ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội

Với địa thế thuận lợi là một vùng thung lũng rộng lớn Chi Lăng chủ yếu là đất feralít có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch xen lẫn và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối. Đất đai ở Chi Lăng thích hợp trồng các loại cây ăn quả (na, nhãn, vải thiều, hồng); trồng rừng lấy gỗ (thông, bạch đàn, keo); trồng nấm, trồng bưởi Diễn và trồng củ mài. Trên địa bàn Chi Lăng có quốc lộ 1A, quốc lộ 279 và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng đi qua tạo điều kiện phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận và Trung Quốc.

Các địa danh nơi đây mang dấu ấn sâu sắc của con người, văn hóa và lối sống của con người ngơi đây. Qua các thế hệ, người dân nơi đây đã phát triển vùng đất này thành một thế chế vững mạnh. Với sự đoàn kết của các dân tộc anh em khác, vùng đất Chi Lăng đã trải qua nhiều chiến tranh, tranh chấp, đã chống lại nhiều thế lực bạo tàn. Vào những năm trước và sau công nguyên, Chi Lăng đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đấu tranh chống các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược. Thế kỷ 14, tể tướng nhà Trần là Phạm Sư Mạnh khi cưỡi ngựa qua biên ải đã hạ một câu thơ bất hủ: "Chi Lăng ải hiểm tựa lên trời". Năm 1077, phụ quốc Thái uý Lý Thường Kiệt đi thân hành về Chi Lăng gặp phò mã Thân Cảnh Phúc bàn bạc việc binh. Với chiến tuyến Quyết Lý và Giáp Khẩu (Chi Lăng), Thân Cảnh Phúc và quân dân xứ Lạng đã góp sức đánh tan bọn xâm lược Tống lần thứ hai. Thế kỷ 13, cả thế giới kinh hoàng trước vó ngựa của đế quốc Nguyên Mông. Tuy nhiên, năm 1284, khi cánh quân Nguyên qua ải Chi Lăng đã bị quân ta chặn đánh kịch liệt và tướng Nguyên là Nghê Nhuận bị giết chết tại chỗ. Chính Hưng Ðạo Ðại vương Trần Quốc Tuấn đã thể hiện thiên tài quân sự của ông ở đây: bằng hố bẫy ngựa, phục binh của ta từ dưới hố dùng mã tấu phạt đứt chân ngựa, tách bọn Nguyên Mông thiện chiến ra khỏi ngựa mà tiêu diệt chúng...Thế kỷ 15, Chi

Lăng lại ghi vào lịch sử Việt Nam một trang chói lọi, đó là chiến thắng 1427, giết chết Nguyên soái An Viễn hầu Liễu Thăng - chủ tướng của giặc cùng 1 vạn quân Minh, góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh, giải phóng đất nước. Thế kỷ 18, dưới thời Hoàng đế Quang Trung - một nhà quân sự thiên tài, Chi Lăng lại một lần nữa cùng quân dân cả nước đánh tan tành quân xâm lược nhà Thanh... Vào các thế kỷ 19 và 20, Chi Lăng lại chứng kiến những chiến công đánh Pháp, đuổi Nhật của quân dân ta. Chi Lăng đã được nhiều quan khách quốc tế, các nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh, nhà sử học, khách du lịch... đến thăm với một sự trân trọng đặc biệt. Slôvắcxốc - nhà dân tộc học nổi tiếng Tiệp Khắc trước đây trong chuyến đi thăm ải Chi Lăng đã từng đánh giá: "Có lẽ đây là chiến luỹ hình thang độc nhất trên thế giới, nó thể hiện đầu óc thông minh và tài trí quân sự tuyệt vời của một dân tộc luôn phải chống trả với một đội quân xâm lược mạnh hơn mình gấp trăm lần trong quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước. Thể hiện một tầm nhìn chiến lược nổi tiếng: "Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh".

Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Chi Lăng có những địa danh nổi tiếng như ải Chi Lăng, Quỷ Môn Quan, núi Mã Yên, ngõ Luỹ Thề, hang Dơi, hang Gió, khu di tích đập Cấm Sơn, chợ tình bản Thí… với sự tham gia của tất cả các dân tộc quanh vùng, mang đến những nét đặc sắc thú vị cho vùng đất Chi Lăng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)