Đặc điểm cấu tạo yếu tố chỉ loại trong địa danh Chi Lăn g Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 44 - 69)

1.1 .Những lí luận chung về địa danh và phức thể địa danh

2.2 Đặc điểm cấu tạo địa danh Chi Lăng

2.2.2 Đặc điểm cấu tạo yếu tố chỉ loại trong địa danh Chi Lăn g Lạng Sơn

2.2.2.1 Đặc điểm cấu tạo yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh tự nhiên Chi Lăng- Lạng Sơn

Đây là nhóm có số lượng lớn các yếu tổ chỉ loại gồm cả yếu tố gốc Tày Nùng và yếu tố Việt.

Yếu tố chỉ loại Việt của nhóm địa danh tự nhiên gồm:

- Kết hợp với sơn danh gồm: núi, hang. Ví dụ: núi Phượng Hoàng, núi Cai Kinh, hang Thái Đức, hang Mặt Qủy...

- Kết hợp với thủy danh gồm: sông, đập Ví dụ: sông Thương, đập Tràn Yếu tố chỉ loại gốc Tày Nùng thuộc nhóm địa danh tự nhiên rất phong phú và đa dạng gồm:

- Kết hợp với sơn danh

* Khau: ngọn núi ở đồi đất cao. Ví dụ: Khau Thung (Một ngọn núi đất, cao ít người trèo lên được,có hình dạng giống cái nải đan của dân tộc). Khau Chỉ: Ngọn núi ở đồi đất cao có nhiều câu dương xỉ (Trong tiếng Tày Nùng Chỉ trước đọc là Xỉ để chỉ cây dương xỉ)

* Thầm: nhiều ngọn núi. Ví dụ:Thầm Nà (Nhiều ngọn núi bao quanh tạo thành khe dọc thành ruộng)

*Kéo: khe núi. Ví dụ: Kéo Nà: (Qua 1 khe núi trên đó có ruộng) * Nghiềng: nghiêng. Ví dụ: (Khòn Nghiềng: Làng bên ngọn núi nghiêng) * Tá: bãi đất. Ví dụ: Tá Riềng: bãi đất bằng phẳng

- Kết hợp với thủy danh

*Rọ: khe dọc nhỏ. Ví dụ: Rọ Bo (Khe rọc có giếng nước), Pác rọ (miệng đi vào một khe rọc)

* Cộng: cuối khe dọc. Ví dụ: Nà Cộng ( ruộng ở cuối khe dọc)

* Phai: ao. Ví dụ: Phai Mò (khi trời mưa nước dâng lên, tạo thành thành ao). Phai đeng (ao đỏ)

* Khun: khe dọc lớn. Ví dụ: Khun Khuông ( kheo dọc lớn hình vuông),

Khun Khoai ( khe dọc lớn trồng khoai), Khun Thúng (khe dọc lớn giống hình cái thúng), Khun Đát ( khe dọc lớn cụt, ngắn)

* Nà: để chỉ ruộng. Ví dụ: Nà Thưa (: ruộng bậc thanh chờ nước trời mưa xuống mới cày được), Nà Pàng (sườn đồi có khe nước chảy ra), Nà Pất ( ruộng vịt), Nà Lốc (Ruộng dùng các guồng nước đưa nước về ruộng)....

*Lùng, Lũng: thung lũng. Ví dụ: Nà Lùng (Thung lũng trên các đỉnh ngọn núi cao dân sinh sống làm ruộng được), Lũng Cút(thung lũng nhiều cây dương sỉ, mưa to nước dồn ứ lại, sau chia nước đi khắp nơi), Lũng Nưa (làng trên thung lũng cao, Lũng Trâu ( thung lũng người dân chăn thả trâu), Lũng Luông (thung lũng to), Lũng Gió (thung lũng trên cao nhất đón gió), Lũng Tắng

(làng sinh sống ở dọc thung lũng cao), Lũng Túng ( thung lũng cuối cùng của xã), Lũng Nghiều ( thung lũng nhiều tôm tép)

*Choong: đồi xoáy hình tròn. Ví dụ: Nà Choong (Ruộng trên mỏm đồi xoáy hình tròn)

*Chằm, Tùng, Tồng: cánh đồng. Ví dụ: Chằm Páng: cánh đồng ở giữa rộng xen lẫn nương ngô, lúa), Tùng Càn (cánh đồng bằng phẳng), Tồng Nọt

(cánh đồng ở ngoài).

Bảng 2.2. Bảng thống kê yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh tự nhiên huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn được

phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ

STT Nhóm địa danh Yếu tố thuần Việt Số lượng Tỉ lệ % Yếu tố Tày Nùng Số lượng Tỉ lệ %

1 Sơn danh Núi 14 11,48

Hang 6 4,92 Tổng 20 16,39 2 Thủy danh Sông 1 0,82 Khuổi 2 1,64 Giếng 1 0,82 Rọ 2 1,64 Thác 1 0,82 Phai 3 2,46 Suối 6 4,92 khun 7 5,74 Tổng 9 7,38 14 11,48 3 Vùng đất phi dân cư Làng 30 24,59 Nà 35 28,69 Lũng 14 11,48 Tổng 30 24,59 49 40,16 Tổng 59 48,36 63 51,64

2.2.2.2 Nhóm yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh hành chính - địa danh hành chính Chi Lăng - Lạng Sơn

Nhóm địa danh hành chính Chi Lăng gồm 2 thị trấn, 19 xã, 224 khu và thôn, được đặt tên cho các khu vực được phân định ranh giới rõ ràng, theo quy định của nhà nước, do các cấp chính quyền thông qua. Các nhóm địa danh này có mô hình như sau:

Khung Yếu tố chỉ loại Yếu tố định danh

Ví dụ: Huyện Thị trấn Khu Xã Thôn Chi Lăng Đồng Mỏ Thống Nhất II Quang Lang Nà Thưa

Theo quy định của nhà nước, từ sau ngày giải phóng Chi Lăng đến nay, các yếu tố chỉ loại thuộc địa danh hành chính được phân tầng như sau:

2.2.2.3 Đặc điểm yếu tố chỉ loại của nhóm địa danh hành chính huyện Chi Lăng - Lạng Sơn

Nhóm các địa danh công trình xây dựng: Nhóm địa danh này gồm các công trình xây dựng, cả công trình vật chất và tinh thần, gồm 207 địa danh, chiếm 36,0% tổng số địa danh được nghiên cứu. Nhóm này chiếm tỷ lệ không lớn nhưng có số lượng yếu tố chỉ loại đa dạng và phong phú, do đây là nhóm công trình mới được xây dựng và hình thành.

+ Các công trình giao thông gồm: Cầu, đường, Quốc lộ. Ví dụ: quốc lộ 1A, Đường 279, Cầu Đồng Mỏ…..

+Các công trình xây dựng gắn đến các hoạt động kinh tế gồm: nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, công ty, xí nghiệp, khu du lịch…..

+Các công trình công cộng, công trình phúc lợi gồm: trường, bệnh viện, trạm xá, nhà văn hóa…

+ Các công trình tâm linh gồm: đền, chùa. Ví dụ: Đền Hổ Lai, Đền Chầu Mười, Đền Mỏ Ba, Chùa Hang.

+ Các công trình di tích lịch sử gồm di tích. Ví dụ: Di tích lịch sử Aỉ Chi Lăng.

Bảng 2.3. Bảng phân loại các yếu tố chỉ loại của nhóm các địa danh công trình xây dựng Chi Lăng Lạng Sơn theo yếu tố Việt

Nhóm địa danh Yếu tố Việt Số lượng địa

danh Tỉ lệ (%)

Công trình giao thông

Đường Quốc lộ

Cầu

8 3,9

Công trình xây dựng gắn với hoạt động kinh

tế Nhà hàng Khách sạn Chợ ... 16 7,7 Công trình công cộng, phúc lợi, trụ sở cơ quan

Trường Trạm y tế Bệnh viện

172 83,1

Công trình tâm linh Chùa

Đền 10 4,8

Di tích lịch sử văn hóa Di tích 1 0,5

Tổng số 207 100%

Trong yếu tố chỉ loại này, có nhiều địa danh không phân biệt bằng yếu tố định danh mà bằng yếu tố chỉ loại, do có sự chuyển hóa giữa đơn vị cư trú sang các công trình xây dựng. Ví dụ: địa danh “Chi Lăng” được chuyển hóa sang chợ Chi Lăng, bệnh viện Chi Lăng, công an Chi Lăng, trường trung học

phổ thông Chi Lăng... địa danh“Đồng Mỏ” chuyển hóa sang chợ Đồng Mỏ, trường tiểu học Đồng Mỏ, trường trung học cơ sở Đồng Mỏ....Vì vậy, nhóm địa danh các công trình xây dựng chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ nghĩa, chứ không được quan tâm nhiều dưới góc độ kết cấu.

Nhận xét các yếu tố chỉ loại trong địa danh huyện Chi Lăng

- Các yếu tố chỉ loại trong các địa danh Chi Lăng chỉ thuộc về hai trường hợp, yếu tố chỉ loại Tày - Nùng và yếu tố chỉ loại Việt.

- Địa danh có mối quan hệ với các yếu tố chỉ loại đi trước để tạo thành một cấu trúc định danh, hay còn được gọi là phức thể địa danh. Nhờ các yếu tố chỉ loại trong cấu trúc mà địa danh được hạn định và phân biệt rõ ràng. Ví dụ:

Huyện Chi Lăng, Thị Trấn Chi Lăng, Bệnh viện Chi Lăng, Chợ Chi Lăng.... - Không chỉ tồn tại dưới chức năng chỉ yếu tố được hạn định, nhiều yếu tố chỉ loại đã vượt khỏi ranh giới để chuyển hóa thành một phần trong yếu tố để hạn định, tức yếu tố riêng. Thông thường, khi mới ra đời, các yếu tố chỉ loại này được sử dụng với mục đích chỉ loại hình. Ví dụ: thành tố “Nà” chỉ ruộng như Nà Nhạn, Nà Tình. Sau đó, đối tượng này dần được chuyển hóa để trở thành yếu tố có chức năng định danh, tức chuyển hóa thành tên riêng. Ví dụ như: thôn Nhạn, thôn Tình. Sự chuyển hóa này làm tăng thêm tính đa dạng và phong phú cho địa danh.

- Có sự kết hợp giữa các yếu tố chỉ loại giữa yếu tố Thuần Việt và yếu tố Tày - Nùng, chuyển hóa yếu tố chỉ loại của yếu tố Tày - Nùng thành yếu tố định danh, tức tên riêng. Ví dụ: Làng Khòn Cau. “Khòn” trong tiếng Tày-Nùng nghĩa là “Làng”, có chức năng là yếu tố định danh, nhưng khi yếu tố Việt xâm nhập vào thì đã chuyển hóa “ Khòn” thành một bộ phận của yếu tố để định danh. Điều này tạo ra yếu tố văn hóa đan xem tại khu vực này.

2.2.3 Đặc điểm cấu tạo yếu tố định danh trong địa danh huyện Chi Lăng- Lạng Sơn

Ngoài yếu tố chỉ loại, địa danh còn có yếu tố định danh hay còn được gọi là yếu tố định danh là bộ phận thứ hai, hầu hết đứng sau yếu tố chỉ loại (yếu

tố chỉ loại chỉ loại). Yếu tố định danh là yếu tố dùng để hạn định, là bộ phận được đặt tên và được viết hoa trong địa danh.

Nếu như yếu tố chỉ loại phần nào mang tính giới hạn về số lượng vì nó chỉ một lớp đối tượng nhất định, tồn tại và được gọi tên một cách khách quan (khòn, nà....) thì yếu tố định danh rất phong phú, là yếu tố mang tính khu biệt khu vực này với khu vực khác. Đó chính là tên gọi của từng địa danh.

Ví dụ: Nà Thừa, Nà Nhạn, Nà Tình, Nà Pàn....

Dựa vào các bảng phân loại và đánh giá về yếu tố chỉ loại, chúng tôi đi đến nhận định, đối tượng định danh chính được đề cập trong nghiên cứu này là các yếu tố định danh được kết hợp với yếu tố chỉ loại Tày - Nùng và Việt. Việc nghiên cứu kết cấu yếu tố định danh sẽ làm rõ nét phương thức định danh ở khu vực Chi Lăng.

2.2.3.1 Các yếu tố trong địa danh có tần số xuất hiện cao

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy một số yếu tố trong địa danh huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn có tần số xuất hiện cao. Điều này có lí do địa lí - văn hóa - lịch sử mà chúng tôi sẽ giải đáp ở chương 3

Bảng 2.4. Bảng thống kê Các yếu tố trong địa danh có tần số xuất hiện cao

STT Thành tố Số lần xuất hiện 1 : ruộng 35 2 Suối: suối 6 3 Làng: làng 30 4 Khuổi: suối 2 5 Bản: Làng 2 6 Lũng : thung lũng 14 7 Phai: ao 3 8 Khau :ngọn núi 3 9 Pắc: miệng 3 10 Co :cây 5 11 Khun :khe dọc lớn 7 12 Rọ :khe dọc nhỏ 2 13 Kéo :đèo 3

14 Khòn : làng 4

2.2.3.2 Kết cấu của yếu tố định danh

Đối tượng của vấn đề nghiên cứu này chính là 209 địa danh đa âm tiết, tức là địa danh được cấu thành từ 2 âm tiết định danh trở lên. Các kết cấu này tồn tại ở dạng cấu trúc một từ ghép hoặc một cụm từ. Nhìn chung, có sự tồn tại của ba loại quan hệ chủ yếu giữa các âm tiết định danh, đó là quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập, quan hệ chủ vị. Tuy nhiên, có thể nhận thấy quan hệ chính phụ là loại quan hệ phổ biến nhất để cấu thành nên địa danh đa tố Chi Lăng.

STT Loại hình địa danh Kết cấu Chính Phụ Tổng số Tỉ lệ (%) P - C C - P

1 Địa danh tự nhiên 163 163 78,0

2 Địa danh hành chính 3 10 13 6,2

3 Đơn vị cư trú PHC 2 13 15 7,2

4 Công trình nhân tạo 2 16 18 8,6

Tổng số 7 202 209

Tỉ lệ (%) 3,3 96,7 100

Đây là loại quan hệ chủ yếu trong kết cấu địa danh Chi Lăng. Loại quan hệ này được hình thành trên hai kết cấu Chính - Phụ và Phụ - Chính. Tuy nhiêm Chính - Phụ chiếm đa số. Loại kết cấu này có mặt ở tất cả các loại hình địa danh

Ví dụ

Nà Co Hương (Ruộng cây thị)

Có thể nhận ra rằng, kết cấu Chính - Phụ là kết cấu định danh tiếng Việt và tiếng Tày - Nùng. Vì vậy, các địa danh có sự kết hợp khá hài hòa giữa các yếu tố chỉ loại Việt và các yếu tố chỉ loại Tày - Nùng và ngược lại.

- Yếu tố chỉ loại Việt + kết cấu C-P Tày Nùng:

Ngã Ba Tồng Nọt

Thôn Khuổi Kháo

- Yếu tố chỉ loại Việt + kết cấu C-P Việt:

Thác Bò Đái

Loại kết cấu Phụ - Chính xuất hiện rất ít trong các địa danh Chi Lăng, và thuộc về 3 loại hình địa danh là địa danh hành chính, địa danh phu hành chính và địa danh các công trình nhân tạo. Loại kết cấu này được sử dụng để định danh các địa danh gốc Hán - Việt. Ví dụ:

Xã Quan Sơn

Tuy loại kết cấu này ít xuất hiện nhưng đã khẳng định vị trí và sức ảnh hưởng của tiếng Hán - Việt vã xã hội phong kiến Việt Nam trong chế độ chính trị trong khu vực này.

Tuy nhiên, trong các kết cấu Chính - Phụ, chúng tôi đã nhận diện được hai trường hợp

 Yếu tố định danh có kết cấu C - P đóng vài trò là định ngữ cho yếu tố chỉ loại. Trường hợp này chiếm đa số trong tổng số các kết cấu C - P:

Ví dụ: Ngã ba Co Lái ( ngã ba nhiều cây)

Khách sạn Xuân Hòa

Ở đây, kết cấu C - P “ Co Lái”“Xuân Hòa” đóng vai trò định ngữ. Đây là chức năng chính cho hầu hết các kết cấu của định danh Chi Lăng.

 Yếu tố định danh có kết cấu C - P đóng vai trò định danh do hiện tượng chuyển chức năng xảy ra do giao thoa giữa tiếng Việt và tiếng Tày Nùng.

Ví dụ: Làng Khòn Cau ( làng Làng Cau)

Trong trường hợp trên, có hiện tượng chuyển hóa chức năng “ Khòn” là yếu tố chỉ loại trong tiếng Tày Nùng được chuyển hóa chức năng để trở thành yếu tố định danh trong các địa danh trên.

2.2.3.3 Các phương thức định danh của địa danh huyện Chi Lăng

Khái niệm phương thức định danh: phương thức định danh thuộc vào phương thức đặt tên. Chính phương thức định danh giúp cho địa danh có những ý nghĩa sinh động, phong phú, độc đáo. Vì thế khi nghiên cứu các phương thức định danh của địa danh thuộc một địa bàn cụ thể, chúng ta sẽ thấy được những dấu ấn riêng về văn hóa, lịch sử của vùng đất đó.

Về khái niệm địa danh, theo Từ điển tiếng Việt, định danh là “gọi tên sự vật, hiện tượng (nói về mặt chức năng của từ ngữ)” [36, tr325]. Như vậy, định danh là gọi tên các sự vật hiện tượng trong đời sống và trong xã hội. Cũng có nhà nghiên cứu định nghĩa “là sự cố định (hay gắn cho) một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất của một biểu vật các thuộc tính, phẩm chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị của ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” [dẫn theo 49, tr.46].

Như vậy, định danh là đặt tên cho sự vật, hiện tượng một cái tên, đó có thể là từ, có thể là đơn vị trên từ. Sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài thế giới khách quan, do con người tìm hiểu và nhận biết. Đây chính là chức năng định danh của từ, trong ngôn ngữ. Định danh trong địa danh có một điểm đặc biệt ở chỗ mỗi địa danh là lối định danh miêu tả, có lí do, các yếu tố cấu tạo định danh là từ có ý nghĩa nhất định.

Về khái niệm phương thức định danh, theo Từ điển tiếng Việt thì “phương thức là cách thức và phương pháp (nói tổng quát)”; “cách thức là hình thức diễn ra một hành động” và “ phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hành động nào đó” [36, tr.113]. Từ đó có thể hiểu phương thức định danh là cách thức và phương pháp mà chúng ta đặt tên cho đối tượng có trong thực tế, ở một địa phương cụ thể. Đây là một khái niệm mang tính chất tổng thể, vừa thể hiện cách thức vừa thể hiện phương pháp trong quá trình lựa chọn, xắp xếp để đặt tên cho địa danh.

Một địa danh luôn có cấu tạo hai bộ phận, đó là cấu tạo nội dung và cấu tạo hình thức “Cấu trúc nội bộ của địa danh là cấu tạo về mặt ngữ pháp còn nguyên tắc đặt tên chính là nguyên tắc được thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi tên dựa vào cái gì hay gọi theo cái gì. Nếu cấu trúc nội bộ tạo nên những đặc điểm cấu tạo của địa danh thì nguyên tắc đặt tên tạo nên những đặc điểm về ý nghĩa của nó” [dẫn theo 31, tr.135].

Chẳng hạn, trong địa danh thôn “Nà Chuối”, cấu tạo hình thức của địa danh này là cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ, trong đó yếu tố đứng trước là yếu tố chính, còn yếu tố đứng sau là Chuối là yếu tố phụ có chức năng phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 44 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)