Địa danh được định theo tên người, các sự kiên lịch sử hay các cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 41 - 42)

9. Bố cục luận văn

2.1.6 Địa danh được định theo tên người, các sự kiên lịch sử hay các cuộc

dân

- Nhóm địa danh đặt tên theo tên người: Loại địa danh này hầu hết là tên đường, được đặt theo quy chế nhà nước với 11 địa danh chiếm 2,0 %. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là tên đường được đặt theo tên của những người có công với cách mạng giải phóng Chi Lăng. Ví dụ: đường Đại Huề, đường Lợi, đường Thân Cảnh Phúc, đường Chu Văn An….

- Nhóm địa danh đặt theo sự kiện lịch sử: Loại địa danh này tồn tạo ở nhóm địa danh di tích lịch sử với 1 khu di tích lịch sử chiếm 0,2 % đó là Khu quần thể di tích lịch sử Ải Chi Lăng

Nhìn chung, nguồn gốc ngôn ngữ của yếu tố định danh các địa danh huyện Chi Lăng mang đậm nét đặc trưng của vùng đất này với các yếu tố định danh gốc Tày-Nùng chiếm đại đa số: 314 địa danh, chiếm 54,7%.

Từ nghiên cứu trên có thể thấy, xét về nguồn gốc ngôn ngữ, địa danh Chi Lăng được chia thành 6 nhóm cơ bản: 1. Nhóm địa danh có nguồn gốc Tày - Nùng (54,7%); 2. Nhóm địa danh có nguồn gốc Thuần Việt (16,9 %); 3.Nhóm địa danh có nguồn gốc Hán-Việt (24,2%); 4. Nhóm địa danh có yếu tố nước ngoài(0,3%); 5. Nhóm địa danh được định danh theo hình thức đánh số và chữ cái (1,7%); 6. Địa danh được định theo tên người, các sự kiện lịch sử hay các cuộc di dân (2,2%). Trong số đó, nhóm địa danh Tày - Nùng có số lượng lớn nhất (54,7%), sau đó là nhóm địa danh Hán - Việt chiếm một tỉ lệ tương đối lớn

24,2% và chủ yếu rơi vào địa danh hành chính xã, di tích lịch sử. Nhóm địa danh gốc Việt tồn tại không nhiều (16,9%) do lịch sử phát triển và tồn tại của người Kinh ở đây không lâu. Địa danh nước ngoài không chiếm tỉ lệ lớn do ảnh hưởng của yếu tố nước ngoài vào khu vực miền núi phái Bắc còn hạn chế. Điều đáng chú ý ở đây là việc kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt giữa các yếu tố để tạo nên kết hợp hỗn hợp về nguồn gốc đã tạo ra tính đa dạng và cũng mang nét đặc trưng vùng miền sâu sắc. Sự kết hợp này là kết quả của việc phát triển bó hẹp trong cộng đồng Tày - Nùng trong thời gian dài giữa không gian văn hóa chung cũng như chế độ phong kiến chung của toàn đất nước Việt Nam. Những yếu tố định danh như Hán Việt, yếu tố Số và Chữ, yếu tố nước ngoài, hay phương thức định danh theo tên người hay sự kiện, đều là những phương thức mới phát triển sau khi người Việt tản cư trong chiến tranh đến định cư ở vùng đất này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)