Nguyên tắc phân loại địa danh Chi Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 33 - 34)

9. Bố cục luận văn

1.3.2. Nguyên tắc phân loại địa danh Chi Lăng

Như phần khái quát chúng tôi đã trình bày, việc nhận diện và phân loại địa danh là rất phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau. Mỗi cách phân loại địa danh đều có cơ sở khoa họa nhất định của nó, và tùy vào quan điểm khoa học, mục đích nghiên cứu, hướng tiếp cận mà người nghiên cứu chọn cho mình một tiêu chí nhất định. Khi phân loại địa danh Chi Lăng, chúng tôi bắt đầu từ sự phân biết thành hai nhóm: địa danh tự nhiênđịa danh phi tự nhiên. Đối với mỗi nhóm địa danh lại có thể phân thành những tiểu loại nhỏ hơn:

- Nhóm địa danh tự nhiên: sơn danh ( phần lãnh thổ lồi lên so với bề mặt trái đất), thủy danh (phần lãnh thổ lõm xuống so với bề mặt trái đất), vùng đất phi dân cư. Đây là địa danh tiêu biểu của vùng đất Chi Lăng với núi non trùng điệp, đa dạng về loại hình địa lý và đa dạng sinh thái.

- Trong nhóm địa danh phi tự nhiên, chúng tôi phân loại theo tiêu chí hành chính và phi hành chính, bao gồm:

+ Nhóm địa danh hành chính: là những địa danh do chính quyền trung ương hoặc địa phương ban hành nhằm phục vụ cho mục đích quản lí của nhà nước. Chúng có hai tiêu chí để phân loại với các loại địa danh khác là: do Nhà nước (hoặc cơ quan hành chính địa phương) quy định, và có thể xác định được diên cách, diện tích, dân số các cấp.

+ Nhóm địa danh cư trú: bao gồm các đơn vị cư trú phi hành chính như bản, xóm, khu dân cư, khu đô thị, chung cư....

+ Nhóm địa danh nhân tạo: bao gồm công trình giao thông, công trình xây dựng gắn với hoạt động vật chất ( sản xuất - thương mại - dịch vụ), công

trình xây dựng gắn với hoạt động cộng đồng ( công trình phúc lợi, công cộng...) công trình gắn liền với hoạt động tâm linh ( công trình tâm linh - di tích lịch sử, văn hóa...)

Với cách phân loại này, chúng tôi phải xử lí một mối quan hệ. Đó là mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và các yếu tố phi tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên và quá trình trinh phục tự nhiên của con người. Ngoài ra, việc phân loại này còn giúp ta tìm hiểu những dấu ấn lịch sử về việc chinh phục vùng đất Chi Lăng của các tộc người tổ cư nơi đây.

Kết quả thu thập địa danh ở huyện Chi Lăng xét theo tiêu chí tự nhiên - phi tự nhiên. Nhóm địa danh phi tự nhiên được xét theo tiêu chí hành chính - phi hành chính được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1. Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí Địa danh tự nhiên - Địa danh phi tự nhiên

(Địa danh Hành chính - Địa danh Phi hành chính) huyện Chi Lăng Lạng Sơn

Tiêu chí Phân loại địa danh Tổng Số Tỷ lệ %

Địa danh tự nhiên Sơn danh 14 122 2,45 21,3 Thủy danh 23 4,03

Vùng đất phi dân cư 85 14,82

Địa danh Phi tự nhiên Địa danh Hành chính Thị trấn 2 245 0,34 42,7 Xã 19 3,33 Khu 8 1,41 Thôn 216 37,62 Địa danh Phi tự nhiên

Công trình giao thông 8

207

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh huyện chi lăng lạng sơn (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)