Kết quả huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 65 - 75)

STT Nội dung Thành tiền

(tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

1 Ngân sách trung ương, tỉnh 675 8,71

2 Ngân sách huyện 242,7 3,13

3 Ngân sách xã 840,88 10,85

4 Vốn tín dụng 413,4 5,33

5 Vốn doanh nghiệp đầu tư 106,3 1,37

6 Vốn lồng ghép 182,83 2,36

7 Vốn ODA 225 2,90

8 Vốn nhân dân đóng góp 5.066,89 65,35

Tổng 7753,00 100,00

Nguồn: UBND huyện Nga Sơn (2020)

Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã đều được huyện thẩm định nguồn vốn đối ứng, có khả năng bố trí cân đối. Đồng thời, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để các xã có thể huy động tối đa nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất. Vì vậy, các công trình đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã của huyện đều được trả đúng kế hoạch. Đến nay, trên địa bàn huyện không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình xây dựng NTM.

4.2.6. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thônmới mới

4.2.6.1. Kết quả đạt được huyện Nga Sơn

Sau 10 năm triển khai thực hiện, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và BCĐ từ huyện đến cơ sở, sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, Chương trình MTQG xây dựng NTM đã mang lại hiệu quả thiết thực nổi bật đó là:

Nhận thức của cán bộ và nhân dân đã chuyển đổi theo hướng từ tư duy coi chương trình là một dự án đầu tư của Nhà nước sang tư duy nội sinh lấy sức dân là chính, chủ thể của chương trình là người dân nông thôn, Nhà nước đóng vai trò làm bà đỡ. Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, huy động được cả xã hội chung sức xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, xây dựng huyện NTM tự đánh giá đạt 7/9 tiêu chí đó là: Điện, Giao thông, Sản xuất, Thủy lợi, An ninh - Trật tự xã hội và Chỉ đạo xây dựng NTM, Môi trường.

- Bình quân toàn huyện đạt 18,73 tiêu chí/xã (tăng 15,43 tiêu chí/xã so với năm 2010); có 20/24 xã đạt chuẩn NTM; 4 xã chưa đạt chuẩn trong đó có: 01 xã (Nga Vịnh) hoàn thiện hồ sơ được huyện thẩm tra, đã trình tỉnh đang chờ thẩm định công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2021; 03 xã còn lại đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí, đang hoàn thiện hồ sơ trình huyện thẩm tra để trình tỉnh thẩm định vào trung tuần tháng 8/2021.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Nga Sơn giai đoạn 2011-2020

STT hiện chỉ tiêu quyTình hình thực hoạch sử dụng đất

Tình hình thực hiện quy hoạch sản xuất

nông nghiệp

Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng cơ sở hạ

tầng và khu dân cư

Đánh giá chung Tổng số chỉ tiêu đạt 1 Ba Đình Đ Đ Đ Đ 19/19 2 Nga An Đ Đ Đ Đ 19/19 3 Nga Bạch Đ Đ CĐ CĐ 16/19 4 Nga Điền Đ Đ Đ Đ 19/19 5 Nga Giáp Đ Đ Đ Đ 19/19 6 Nga Hải Đ Đ Đ Đ 19/19 7 Nga Liên Đ Đ Đ Đ 19/19 8 Nga Phú Đ Đ CĐ CĐ 16/19 9 Nga Phượng Đ Đ Đ Đ 19/19 10 Nga Sơn Đ Đ Đ Đ 19/19 11 Nga Tân Đ Đ Đ Đ 19/19 12 Nga Thạch Đ Đ Đ Đ 19/19 13 Nga Thái Đ Đ Đ Đ 19/19 14 Nga Thanh Đ Đ Đ Đ 19/19 15 Nga Thành Đ Đ Đ Đ 19/19 16 Nga Thắng Đ Đ Đ Đ 19/19 17 Nga Thiện Đ Đ Đ Đ 19/19 18 Nga Thủy Đ Đ Đ Đ 19/19 19 Nga Tiến Đ Đ Đ Đ 19/19 20 Nga Trung Đ Đ Đ Đ 19/19 21 Nga Trường Đ Đ CĐ CĐ 17/19 22 Nga Văn Đ Đ Đ Đ 19/19 23 Nga Vịnh Đ Đ Đ Đ 19/19 24 Nga Yên Đ Đ Đ Đ 19/19

- Tổng số vốn huy động trong 10 năm là 7.753 tỷ đồng từ các nguồn ngân sách Nhà nước; doanh nghiệp, lồng ghép, tín dụng và nhân dân đóng góp để thực hiện triển khai xây dưng NTM trên địa bàn toàn huyện. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng mới theo hướng đồng bộ và hiện đại. Diện mạo của làng quê nông thôn ngày càng khang trang, đẹp hơn.

- Thực hiện tốt việc vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất thực hiện quy hoạch NTM, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Kết quả đến 31/12/2012 toàn huyện đã hoàn thành việc dồn đổi ruộng đất ở 25 xã, thị trấn, sau dồn đổi số thửa đã giảm từ 2,36 thửa/hộ, xuống còn 1,53 thửa/ hộ. Đặc biệt, đã dành quỹ đất công cho các công trình xây dựng NTM là 1.151 ha; vận động nhân dân hiến đất được 373,66 ha cho đầu tư phát triển giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi công cộng.

- Bộ mặt nông thôn được đổi mới, văn minh hơn, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển mạnh, cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất và nhân rộng, áp dụng các tiến bộ khoa học, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giải phóng sức lao động của người dân. Cơ cấu lao động tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm lao động nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thương mại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 9,5 triệu đồng/người năm 2010 lên 34,1 triệu đồng/người năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững từ 21,17% năm 2011 xuống còn 3,37% năm 2020, phong trào trồng hoa thay cỏ dại ven đường được nhân rộng, toàn huyện có trên 45 km đường hoa...

- Hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng được củng cố, vững mạnh, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được giữ vững và ổn định, dân chủ cơ sở được phát huy. Tỷ lệ người dân hài lòng trong xây dựng NTM ở các xã đã đạt chuẩn đạt từ 94-97,5%. Không có đơn thư khiếu nại, tố cáo trong xây dựng NTM.

- Các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới tăng nhanh, khi triển khai xây dựng nông thôn mới bình quân toàn huyện đạt 3,3 tiêu chí/xã, sau 10 năm triển khai thực hiện, đến nay là 18,73 tiêu chí/xã, tăng 15,43 tiêu chí so với năm 2010. Rút kinh nghiệm của từ khi xây dựng NTM, những năm gần đây các xã đã

đăng ký các tiêu chí phấn đấu và xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết và cụ thể hơn về các nội dung, biện pháp và giải pháp để tổ chức thực hiện. Đến nay phong trào xây dựng nông thôn mới ở Nga Sơn đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, mô hình nông thôn mới đang từng bước được hình thành, diện mạo nông thôn được thay đổi rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội đã có bước phát triển, nhất là hệ thống giao thông và các công trình phúc lợi công cộng. Kết quả làm đường giao thông thôn, xóm, đường trục chính nội đồng, thu gom rác thải, đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ thôn, xóm đạt kết quả tốt, các giải pháp chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất bước đầu đã phát huy được hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống người dân nông thôn.

4.2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất ở một số xã còn chậm. Chưa lựa chọn, ưu tiên đầu tư có trọng điểm cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, sản xuất chưa gắn với thị trường tiêu thụ; việc liên kết các doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp, chất lượng hàng hóa thấp tiềm ẩn rủi ro, hiệu quả đạt chưa cao; công tác phát triển TTCN còn chậm, một bộ phận nhân dân không thiết tha với đồng ruộng, nhất là ở các xã đồng chiêm trũng.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể còn lúng túng, chưa xác định rõ được các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, phương pháp, lộ trình thực hiện, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh xây dựng NTM, một số xã huy động các nguồn lực trong nhân dân còn hạn chế, có xã còn để lạm thu ở thôn, một số xã nợ trong XDCB còn ở mức cao.

Các tiêu chí như giao thông, thủy lợi tỷ lệ các xã đạt được ở mức rất thấp, nhiều công trình ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất như đường trục chính nội đồng, đường thoát nước.... chưa được quan tâm. Nhiều xã chưa đạt được tiêu chí về trường học và y tế.

Công tác tuyên truyền ở một số xã có thời điểm chưa thường xuyên, chưa sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, chưa phát huy tốt vai trò chủ thể của người

dân, vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên trong xây dựng nông thôn mới. Một số xã thực hiện chưa tốt việc báo cáo, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện chương trình.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xã an toàn thực phẩm một số xã còn lúng túng, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm còn hạn chế.

Một số tiêu chí đạt được nhưng chưa thực sự bền vững thể hiện ở một số nội dung như: Bảo hiểm y tế, Môi trường và an toàn thực phẩm, An ninh trật tự, xây dựng hệ thống chính trị. Vấn đề giải quyết về ô nhiễm môi trường mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực song vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của người dân trong vấn để xử lý rác thải sinh hoạt, ô nhiễm môi trường các trang trại chăn nuôi công nghiệp. Một số xã chưa thực sự quyết liệt trong lãnh chỉ đạo thực hiện tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp, vì vậy một số tuyến đường còn nhiều cỏ, rác thải sinh hoạt, không có cây xanh.

b. Nguyên nhân

Chất lượng quy hoạch chưa cao: Việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã được các đơn vị tư vấn có nghiệp vụ giúp đỡ xây dựng quy hoạch cho nên nhiều quy hoạch còn thiếu tính thực tế, quy hoạch không sát với thực tiễn của địa phương dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác thực hiện quy hoạch.

Kinh phí để thực hiện Chương trình xây dựng NTM đòi hỏi lớn, các tiêu chí về sau cần nguồn lực nhiều, song thu ngân sách ở một số xã đạt thấp đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các tiêu chí. Vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước hạn chế; nguồn lực nhân dân có hạn gây khó khăn cho việc lập, xây dựng kế hoạch và huy động nguồn vốn để thực hiện Chương trình.

Công tác chỉ đạo của BCĐ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM một số xã có thời điểm quan tâm chưa đúng mức, chưa quyết liệt, chưa có giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn trong xây dựng NTM, chưa có giải pháp huy động nguồn vốn tốt, một bộ phận còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ NGA BẠCH VÀ XÃ NGA THẠCH

4.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xãNga Thạch Nga Thạch

4.3.1.1. Khái quát chung xã Nga Thạch

a. Vị trí địa lý.

Nga Thạch là xã đồng bằng nằm ở phía Nam huyện Nga Sơn cách trung tâm huyện 6 km. Có ranh giới tiếp giáp với các xã như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nga Phượng và Nga Bạch. - Phía Nam giáp xã Liên Lộc - Huyện Hậu Lộc. - Phía Đông giáp xã Đa Lộc - Huyện Hậu Lộc. - Phía Tây giáp xã Quang Lộc - Huyện Hậu Lộc.

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình tương đối bằng phẳng được chia thành 2 vùng rõ rệt: Phía Bắc có địa hình cao chuyên trồng lúa, trồng mầu. Phía Nam theo hình bán nguyệt ôm lấy vùng đất màu và ruộng thấp trũng chuyên trồng lúa, thấp nhất là khu đất Thanh Lãng.

c. Tình hình dân số

Tổng dân số của toàn xã năm 2020 là 5633 người, trong đó 3380 khẩu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp chiếm 60% dân số của xã. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã năm 2020 là 0,77%.

4.3.1.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nga Thạch

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới thể hiện 3 trong 1, bao gồm 3 loại quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng. Kết quả thực hiện từng loại quy hoạch như sau:

Hình 4.9. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Nga Thạch

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Nga Thạch là khá tốt, nhiều loại đất có diện tích vượt chỉ tiêu quy hoạch đề ra.

Đất nông nghiệp: Tính đến hết năm 2020, Diện tích đất nông nghiệp của xã là 212,90 ha đã đạt 99,58% so với chỉ tiêu quy hoạch năm 2020 của xã. Một số loại đất trong nhóm đất nông nghiệp vượt chỉ tiêu quy hoạch đề ra như đất trồng lúa đạt 108,30%; đất trồng cây hàng năm khác đạt 100,67%; đất trồng cây lâu năm đạt 100,74%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đạt 92,10% thấp hơn so với chỉ tiêu quy hoạch năm 2020.

Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp của xã là 195,69 ha đã đạt 95,81% so với chỉ tiêu quy hoạch năm 2020. Loại đất đạt tỷ lệ thực hiện cao nhất là đất trụ sở cơ quan đạt 107,41%. Đất ở nông thôn đạt tỷ lệ 97,77%, đất phát triển hạ tầng đạt 98,58% so với chỉ tiêu quy hoạch năm 2020. Các loại đất đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất cơ sở tôn giáo, đất sinh hoạt cộng đồng... đều đã được thực hiện đúng tiến độ đề ra so với chỉ tiêu quy hoạch năm 2020.

a. Tình hình thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Nga Thạch STT Chỉ tiêu sử dụng đất Quy hoạch được duyệt Kết quả thực hiện Biến động Tỷ lệ(%) 1 Đất nông nghiệp NNP 387,86 386,22 -1,64 99,58 1.1 Đất trồng lúa LUA 196,58 212,90 16,32 108,30

Trong đó: Đất chuyên lúa nước LUC 188,93 205,25 16,32 108,64

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 32,70 32,92 0,22 100,67 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 8,14 8,20 0,06 100,74 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 142,56 131,30 -11,26 92,10 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 7,88 0,90 -6,98 11,42

2 Đất phi nông nghiệp PNN 204,24 195,69 -8,55 95,81

2.2 Đất an ninh CAN 0,08 0,08 100,00

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 5,00 -5,00

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 2,00 1,50 -0,50 75,00 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 1,87 1,87 100,00 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,

cấp huyện, cấp xã DHT 75,19 74,12 -1,07 98,58 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 53,77 52,57 -1,20 97,77 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,27 0,29 0,02 107,41

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,47 0,47 100,00

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 6,82 6,02 -0,80 88,27

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 6,52 6,52 100,00 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0,90 0,90 100,00

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,14 0,14 100,00

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 48,68 48,68 100,00 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 2,53 2,53 100,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 10,19 10,19

Nguồn: UBND xã Nga Thạch (2020)

Đất chưa sử dụng: Theo quy hoạch đưa toàn bộ đất chưa sử dụng vào sử

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 65 - 75)