Tăng cường đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trong việc thực hiện xây dựng NTM. Chính quyền địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy hết vai trò của mình, quan tâm hơn đến việc thực hiện các công trình hạ tầng thiết yếu, những vùng sản xuất nông nghiệp cũng như sát sao hơn trong công tác huy động nguồn lực, tuyên truyền vận động trên địa bàn. Lãnh đạo cấp ủy được phân công thường xuyên xuống địa bàn phụ trách để trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Thành viên Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện, các ban ngành, đoàn thể được phân công phụ trách các xã phải thực sự năng nổ, nhiệt tình, có trách nhiệm và gương mẫu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Có kế hoạch cụ thể phối hợp với các xã thực hiện nội dung, tiêu chí nào trong năm. Có những theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng và hàng năm, đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp thực hiện hiệu quả những tiêu chí mà các xã chưa thực hiện được.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1. Nga Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Cơ cấu giữa các ngành nông - lâm- thủy sản: 23,7%; công nghiệp - TTCN - xây dựng là 44,8%; dịch vụ - thương mại: 31,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 44,1 triệu đồng/người/năm; bình quân giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 165,5 triệu đồng/ha. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của huyện Nga Sơn là 15.782,30 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 9170,85 chiếm 58,11% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp là 4985,90 ha chiếm 31,59% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 1625,55 ha chiếm 10,30% tổng diện tích tự nhiên.
2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nga Sơn: Tổng số vốn huy động trong 10 năm là 7.753 tỷ đồng từ các nguồn ngân sách Nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 9,5 triệu đồng/người năm 2010 lên 34,1 triệu đồng/người năm 2020. Các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới tăng nhanh, khi triển khai xây dựng nông thôn mới bình quân toàn huyện đạt 3,3 tiêu chí/xã, sau 10 năm triển khai thực hiện, đến nay là 18,73 tiêu chí/xã, tăng 15,43 tiêu chí so với năm 2010.
3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nga Bạch và xã Nga Thạch. Tính đến 31/12/2020 xã Nga Thạch đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới đang xây dựng nông thôn mới nâng cao (, trên địa bàn xã các ngành nghề xây dựng, cơ khí, nghề mộc, may mặc, buôn bán được phát triển mạnh. Tính đến nay, trên địa bàn xã có: 168 người dóc quại, 15 người đan mảnh ghế. Nghề mộc 11 hộ với 22 lao động, nghề cơ khí 11 hộ với 15 lao động, nghề xây dựng 102 lao động, lao động làm ở các nhà máy đóng trên địa bàn huyện 117 người, 416 lao động làm nghề ở xa; 7 hộ kinh doanh lâm sản và vật liệu xây dựng, 9 hộ bán hàng lương thực thực phẩm, 71 hộ bán tạp hoá công nghệ phẩm, 36 hộ kinh doanh dịch vụ khác, 14 hộ kinh doanh vận tải xe ô tô, 18 hộ xe tắc xi, 11 hộ dịch vụ máy cày, máy cấy, máy gặt). Xã Nga Bạch hoàn thành được 16/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Nguyên nhân xã Nga Bạch chưa hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới do chất lượng quy hoạch không cao, công tác tuyên truyền vận động còn nhiều hạn chế, khó khăn về vốn...
4. Để nâng cao hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau: Giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch; Giải pháp tuyên truyền, vận động; Giải pháp huy động nguồn lực tài chính; Giải pháp về chỉ đạo điều hành.
5.2. KIẾN NGHỊ
UBND tỉnh Thanh Hóa cần ban hành cơ chế chính sách đặc thù, khuyến khích, hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tập trung, liên kết chuỗi để tiêu thụ sản các phẩm nông nghiệp của huyện. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các hàng hóa chất lượng cao. Cấp chứng nhận thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm để kích thích tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.
BCĐ xây dựng NTM huyện cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện ở các xã, tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm. Bố trí ngân sách phù hợp, phân bổ vốn một cách hợp lý để các xã thực hiện các tiêu chí còn lại theo đúng lộ trình, quan tâm đặc biệt đến 4 xã thực hiện các tiêu chí còn thấp.
UBND các xã cần đưa nội dung xây dựng nông thôn mới vào các cuộc họp giao ban định kỳ để đánh giá những việc làm được, những khó khăn, tồn tại nhằm giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành được hiệu quả hơn. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, để họ dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện từ đó nhân dân hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó chú trọng tới nguồn lực từ nhân dân như vận động đóng góp ngày công, hiến đất xây dựng NTM. Cần coi trọng việc khích lệ tinh thần thi đua xây dựng nông thôn mới giữa các thôn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Trung ương (2008). Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2012). Báo cáo kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ và nhiệm vụ trọng tâm năm 2012.
Bộ nông nghiệp và PTNT (2009). Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Bộ NN&PTNT, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính (2011). Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ XD - BNNPTNT-BTN&MT (2011). Thông tư liên tịch số: 13/2011/TTLT-BXD- BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009). Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010). Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Đào Nguyên (2020). Thanh Hóa: Cuộc hành trình xây dựng nông thôn mới, không có điểm dừng. Truy cập ngày 17/12/2020 tại https://baoxaydung.com.vn/thanh- hoa-cuoc-hanh-trinh-xay-dung-nong-thon-moi-khong-co-diem-dung-
Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Quang Học, Đỗ Thị Tám (2006). Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Hoàng Tuấn Hiệp và Nguyễn Quang Dũng (2012). Quy định về xây dựng nông thôn mới, Tạp Chí Kiến Trúc Việt Nam số 8/2012
Khánh Phương (2017). Xây dựng nông thôn mới – Kinh nghiệm thế giới. Truy cập ngày 11/12/2020 tại http://vicemvn.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/46769-xay- dung- nong-thon-moi-kinh-nghiem-the-gioi.html.
Lê Nguyễn (2016). Xây dựng nông thôn mới – những bài học kinh nghiệm giai đoạn 2010-2015, Truy cập ngày 04/12/2020 tại http://dangcongsan.vn/khuyen- nong- huong-toi-su-phat-trien-ben-vung/dien-hinh-nhan-to-moi/-xay-dung-nong- thon-moi-nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-giai-doan-2010-2015-366308.html Lê Tâm (2015). Sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, Truy cập ngày 07/02/2021 từ hanoi.gov.vn. Mai Thanh Cúc, Nguyễn Trọng Đắc, Quyền Đình Hà và Nguyễn Thị Tuyết Lan (2005).
Giáo trình Phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Quang Dũng (2010). Nghiên cứu hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách xây dựng nông thôn mới trong điều kiện của Việt Nam. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. Hà Nội.
Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh (2009). Xây dựng mô hình nông thôn mới nước ta hiện nay. Nhà xuất bản Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia.
Phùng Hữu Phú, Bùi Văn Hưng và Nguyễn Viết Thông (2009). Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Tuấn Anh (2012). Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới, Truy cập ngày 9/2/2021 từ http://www.tapchicongsan.org.vn.
Trần Thị Thu Trang (2021). Xây dựng Nông thôn mới – những kết quả đạt được giai đoạn 2016-2020. Truy cập ngày 12/6/2021 tại http://consosukien.vn/xay-du-ng- nong-thon-mo-i-nhu-ng-ke-t-qua-da-t-duo-c-giai-doa-n-2016-2020.htm.
UBND huyện Nga Sơn (2011). Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Nga Sơn giai đoạn 2010 - 2020.
UBND huyện Nga Sơn (2012). Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của huyện Nga Sơn, tỉnh Nghệ An.
UBND huyện Nga Sơn (2016). Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, của huyện Nga Sơn, tỉnh Nghệ An.
UBND huyện Nga Sơn (2019). Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới của huyện Nga Sơn giai đoạn 2016-2020.
UBND huyện Nga Sơn (2020). Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Nga Sơn.
UBND xã Nga Bạch (2011). Đề án xây dựng nông thôn mới xã Nga Bạch giai đoạn 2011 - 2020.
UBND xã Nga Bạch (2020). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Nga Bạch.
UBND xã Nga Thạch (2011). Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nga Thạch. UBND xã Nga Thạch (2020). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện xây dựng nông thôn
mới xã Nga Thạch.
UBND tỉnh Thanh Hóa (2020). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Vũ Văn Phúc (2012). Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
PHỤ LỤC
BCĐ CHƯƠNG TRÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
MTQG XÂY DỰNG NTM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HUYỆN NGA SƠN
Số: /BC-BCĐ Nga Sơn, ngày tháng 8 năm 2019
BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược để thực hiện thành công Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mười năm qua, với sự quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở; sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Nga Sơn đã đạt được nhữngkết quả quan trọng.
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI,
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 1. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của tỉnh và Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
- Nhân dân Nga Sơn có truyền thống đoàn kết, cần cù chịu khó, năng động sáng tạo, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền; nắm bắt kịp thời chỉ đạo của các cấp về xây dựng NTM; Chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng trên toàn địa bàn huyện với sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân, các địa phương đã thực hiện tốt quy chế dân chủ trong triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM.
- Hệ thống giao thông, thủy lợi đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng một cách đồng bộ phát huy tốt, tạo điều kiện để phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
- Là huyện có xuất phát điểm thấp, bắt đầu xây dựng nông thôn mới, bình quân tiêu chí toàn huyện đạt 3,3 tiêu chí/xã, cơ sợ hạ tầng nhiều xã còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao: 21,7% (năm 2011), thu nhập bình quân đầu người năm 2010 chỉ đạt 9,5 triệu đồng/người/năm.
- Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có đội ngũ xây dựng nông thôn mới chuyên trách, trình độ năng lực cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể còn lúng túng, chưa xác định rõ được các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, phương pháp, lộ trình thực hiện, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, một số xã vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào cấp trên.
- Khinh tế các xã phát triển không đồng đều, chênh lệch lớn, có một số xã kinh tế chậm phát triển như các xã bãi ngang, một số xã vùng đồng chiêm cũng đã làm ảnh hưởng chung tới tiến độ xây dựng NTM của toàn huyện.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 1. Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình.
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014; Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối NTM các cấp; Thông báo của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc thay đổi Trưởng Ban chỉ đạo, từ Chủ tịch UBND huyện sang Bí thư Huyện ủy... Đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban. Văn phòng điều phối NTM do đồng chí Phó chủ tịch phụ trách Nông nghiệp làm Chánh Văn phòng. Đồng thời, phân công cụ thể trách nhiệm cho các thành viên thực hiện Chương trình. Ban chỉ đạo thường xuyên được kiện toàn, khi có sự thay đổi nhân sự, đảm bảo đúng quy định.
2. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và cơ chế hỗ trợ.
2.1. Về văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện:
Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 29/02/2012 của Ban thường vụ Tỉnh