Hình ảnh về sản xuất nông nghiệp ở huyện Nga Sơn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 61 - 63)

Nguồn: Tác giả chụp 12/11/2020 Xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng hiệu quả cao ở 12 xã với tổng diện tích 1.800 ha; trồng khoai tây liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm 301,2 ha; năng suất 18,2 tấn/ha, giá trị đạt 122,4 triệu/ha/vụ; diện tích dưa Hấu được nhân rộng, năm 2020 gần 180ha; năng suất đạt 28,5 tấn/ha/vụ, giá trị đạt 250 triệu đồng/ha/vụ; sản xuất rau củ quả trong nhà kính, nhà lưới được 35.450 m2; cho thu nhập từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm; làm mô hình thí điểm khoai lang chế biến tinh bột diện tích 10,25 ha, năng suất 19 tấn/ha, giá trị đạt 86 triệu đồng/ha/vụ; xây dựng vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh tại 2 xã Nga Yên và Nga Thành với tổng diện tích 11 ha cho giá trị thu nhập bình quân ngoài nhà lưới từ 250-300 triệu đồng/ha/năm. Toàn huyện có 385 máy làm đất, 57 máy cấy và 30 máy gặt đập liên hợp góp phần nâng cao năng suất lao động. 100% diện tích gieo trồng được cơ giới hóa khâu làm đất, hàng năm có từ 375 ha được áp dụng mạ khay, cấy máy; có 40% được cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đã góp phần giảm áp lực lao động trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí nhân công đầu vào cho sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện năm 2020 đạt 15.567 ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 58.641 tấn, bình quân lương thực đầu người là 417,8 kg/người/năm.

Tổng giá trị thu nhập trên đơn vị ha canh tác tăng từ 65 triệu đồng/ha năm 2010, lên 130 triệu đồng/ha năm 2020. Toàn huyện có trên 997 trang trại, gia trại tăng 701 trang trại so với năm 2010 (trong đó có 71 trang trại công nghiệp, tăng 68 trang trại CN so với năm 2010). Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2020 đạt 14.574 tấn, tăng gấp 2,08 lần so với năm 2010. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp từ 27,8% năm 2010 lên 33,7% năm 2020. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng năm 2020 đạt 7.018 tấn (tăng 3.508 tấn so với cùng kỳ, gấp 2 lần so với năm 2010), trong đó sản lượng nuôi 4.482 tấn, sản lượng khai thác 2.536 tấn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 1.717,0 ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 920,0 ha, nước lợ là 427ha, nước mặn (ngao) là 370 ha. Đến nay, toàn huyện hiện có 217 tàu thuyền, trong đó có 208 tàu có chiều dài <12 m, 09 tàu có chiều dài ≥12 m.

b) Phát triển Công nghiệp -TTCN và dịch vụ

phát triển công nghiệp, nhằm phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và khu vực nông thôn, đồng thời triển khai kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn gắn với việc thực hiện Nghị quyết về "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, TTCN và dịch vụ trên địa bàn huyện. Đến 31/12/2020, toàn huyện có 305 doanh nghiệp lớn nhỏ (trong đó có 04 doanh nghiệp FDI giải quyết việc làm cho trên 9.000 lao động có thu nhập ổn định); có 23 làng nghề, 18 doanh nghiệp sản xuất hàng TTCN với trên 15.000 hộ tham gia.

Chỉ đạo chuyển đổi chợ nông thôn, kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp vào chuyển đổi chợ Thị trấn sang vị trí mới, tạo điểm nhấn về cảnh quan và rất thuận lợi cho việc kinh doanh tại chợ. Năm 2020 tổng giá trị sản xuất CN, TTCN đạt 1.751,8 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu tăng từ 23 triệu USD năm 2010 lên 111 triệu USD năm 2020. Các ngành dịch vụ có bước phát triển khá, giá cả hàng hóa tương đối ổn định, cung ứng kịp thời phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 đạt 2.665 tỷ đồng.

4.2.3.2. Kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu lao động

Công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật được quan tâm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu, điều kiện của người học và bước đầu đã đem lại hiệu quả, phần lớn lao động được đào tạo nghề nông nghiệp đã biết vận dụng những kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, qua đó đã giúp họ từng bước làm chủ quy trình sản xuất, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Trong 10 năm, đã phối hợp tổ chức 295 lớp đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ thương mại cho 19.346 lao động, trong đó có 30 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (chiếm 11,2%), 57 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp (chiếm 16,8%) từ nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ, số còn lại là trường trung cấp nghề, các doanh nghiệp và công ty đào tạo,... Giải quyết việc làm cho 27.850 lao động; xuất khẩu lao động được 2.250 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 49,5% năm 2010 lên 65,3% năm 2020. Từ kết quả chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần tăng giá trị sản xuất và nâng cao thu nhập bình quân đầu người trong những năm qua, đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, hộ khá, hộ giàu tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 21,71% năm 2011 xuống cón 3,37% năm 2020.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 61 - 63)