Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện quy hoạch xây dựng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 39)

nông thôn mới

Trong thời gian qua việc thực hiện Chương trình vẫn còn một số hạn chế: Tiến độ triển khai Chương trình còn chậm so với mục tiêu; việc triển khai vốn trái phiếu Chính phủ còn chậm, việc giám sát, đánh giá kết quả sử dụng vốn còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp về những nội dung thiết yếu của Chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa sát thực tế, dẫn đến một số nơi còn huy động vốn đóng góp của dân quá mức;

môi trường nông thôn có xu hướng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, năng lực ứng phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Vì vậy bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Nga Sơn là:

- Xây dựng nông thôn mới phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và của Ban Chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội. Điều này có ý nghĩa quan trọng dẫn dắt và thúc đẩy thực hiện Chương trình;

- Khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân thực sự làm chủ thể, phát huy vai trò tích cực của các thôn, bản, ấp trong xây dựng Nông thôn mới là yếu tố quyết định cho sự thành công của Chương trình;

- Nắm vững mục tiêu và hệ thống tiêu chí nông thôn mới để có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địa phương; phát huy cao nguồn lực tại chỗ; lồng ghép các chương trình, dự án; lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng, tạo niềm tin vào Chương trình;

- Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng công cuộc xây dựng NTM vẫn còn những bất cập trong công tác quy hoạch làng xã, kiến trúc nhà ở, nhà công cộng, công tác bảo tồn phát huy di sản kiến trúc cũng như việc quản lý công tác xây dựng… Điều này đòi hỏi các cấp ngành Trung ương, địa phương, các nhà quản lý, đặc biệt quan trọng là cộng đồng cư dân nông thôn khắc phục tồn tại, góp sức chung tay xây dựng nông thôn Việt Nam ngày một khang trang, kiến trúc đẹp lên trong sự phát triển bền vững.

Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu 02 xã đại diện:

- Xã Nga Bạch: Hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội phát triển nhanh và hoàn thiện. Nổi bật nhất phải kể đến như hệ thống giao thông, điện, trường, trạm được hoàn thiện khang trang...xã chưa đạt nông thôn mới

- Xã Nga Thạch: Được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng và phát triển cơ sở vật chất cho trường, chạm, các mạng lưới điện dẫn tới từng thôn. Nổi bật nhất phải kể đến như giao thông, thủy lợi, trường, điện...xã đạt nông thôn mới và hướng tới nông thôn mới nâng cao.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thới gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2020 đến tháng 06/2021

Thời gian thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn từ 2010- 2020.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Tình hình thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã trong huyện.

- Các văn bản có liên quan đến việc lập và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Nga Sơn

- Điều kiện tự nhiên;

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; - Hiện trạng sử dụng đất năm 2020;

3.4.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn huyện Nga Sơnđịa bàn huyện Nga Sơn địa bàn huyện Nga Sơn

- Đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí về quy hoạch;

- Đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội; - Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất;

- Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội;

- Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực;

- Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

3.4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xãNga Bạch và xã Nga ThạchNga Bạch và xã Nga Thạch Nga Bạch và xã Nga Thạch

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nga Thạch; - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nga Bạch; Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn xã Nga Thạch và xã Nga Bạch

3.4.4. Đề xuất một số gıảı pháp để thực hıện hıệu quả quy hoạch xây dựngnông thôn mớı trên địa bàn huyện Nga Sơn nông thôn mớı trên địa bàn huyện Nga Sơn

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm để lựa chọn 02 xã trong 24 xã, thị trấn theo các tiêu chí sau:

- Nhóm các xã thực hiện tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chọn xã

Nga Thạch là xã đại diện.

- Nhóm các xã thực hiện chưa tốt, còn nhiều tồn tại thiếu sót trong quá trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chọn xã Nga Bạch là xã đại diện

3.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về xây dựng NTM có sẵn tại các cơ quan, phòng ban chức năng: Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn tại UBND huyện cùng các phòng, ban

chức năng tại huyện Nga Sơn; Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai xã điểm; Thu thập kế hoạch, đề án, các báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa, của huyện Nga Sơn và của các xã trong huyện.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Mục đích: Thu thập số liệu phục vụ cho việc nhận định, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới được chính xác, toàn diện và khách quan hơn.

Khảo sát thực địa: Tác giả đi khảo sát thực địa tại 2 xã Nga Bạch, Nga Thạch để chụp ảnh, đánh giá về tình hình thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện Nga Sơn nói chung và 2 xã nói riêng.

3.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được về kinh tế, văn hóa, xã hội cùng các tài liệu liên quan đến xây dựng nông thôn mới của huyện, tiến hành phân tích, nhận xét rồi tổng hợp dưới dạng bảng biểu theo 5 nhóm với đầy đủ 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.

3.2.4. Phương pháp so sánh

- So sánh tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới tại hai xã điểm. Qua đó, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch NTM, tìm ra những mặt thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tại vùng nghiên cứu. Từ đó, đề xuất giải pháp để thực hıện hıệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mớı trên địa bàn huyện Nga Sơn.

- So sánh giữa kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới thực tế tại địa phương với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới

3.2.5. Phương pháp đánh giá dựa trên các tiêu chí

Sử dụng phương pháp này để xem xét từng tiêu chí đánh giá (19 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới) và tiến hành đánh giá, cho điểm, cụ thể trong phạm vi nghiên cứu tại huyện Nga Sơn căn cứ đánh giá theo thông tư số 41/2013/TT-BNN&PTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng để đánh giá tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, với 3 phương án quy hoạch: Quy

hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng và dựa trên các tiêu chí như: Nguồn vốn; quy mô diện tích, thời gian thực hiện, địa điểm công trình, tỷ lệ hoàn thành (tính đến thời điểm đánh giá),... để đánh giá.

Việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn các xã dựa trên các tiêu chí:

Tiêu chí về thời gian: So sánh, đánh giá giữa năm dự kiến thực hiện quy hoạch và năm thực hiện quy hoạch.

Tiêu chí về diện tích: So sánh, đánh giá về diện tích quy hoạch và diện tích thực hiện.

Tiêu chí tạo vốn: So sánh, đánh giá nguồn vốn được huy động, cách thức huy động.

Tiêu chí về sự tham gia của người dân. So sánh, đánh giá mức độ đóng góp của người dân, hình thức đóng góp trong việc thực hiện xây dựng NTM.

Đánh giá mức độ hoàn thiện các tiêu chí dựa theo bảng chấm điểm các tiêu chí đạt chuẩn NTM theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NGA SƠN

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Nga Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Có tọa độ địa lý như sau:

- Từ 19056’23’’ đến 20004’10’’ vĩ độ Bắc.

- Từ 105054’45’’ đến 106004’30’’ kinh độ Đông.

Trung tâm huyện là thị trấn Nga Sơn, cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 40 km về phía Đông Bắc, cách thị xã Bỉm Sơn khoảng 10 km về phía Đông Nam và cách thị trấn Kim Sơn (Ninh Bình) 17 km về phía Nam. và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Đông giáp huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Biển Đông. - Phía Tây giáp huyện Hà Trung.

- Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc.

- Phía Bắc giáp huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và huyện Hà Trung (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nga Sơn được bao bọc bởi các sông: sông Càn, sông Hoạt, sông Lèn và Biển Đông, thuận lợi cho giao thông đường thủy. Đường bộ có Quốc lộ 10 chạy qua địa phận huyện dài 18 km theo hướng Bắc Nam, tạo thành trục giao thông chính. Tỉnh lộ 13 nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 1A tại xã Nga Mỹ (gần thị trấn Nga Sơn) dài khoảng 5 km trên địa phận của huyện. Cầu Báo Văn (nằm trên Tỉnh lộ 13) và cầu Điền Hộ (nằm trên Quốc lộ 10) đã được sửa chữa, đảm bảo giao thông thông suốt (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nhìn chung không quá phức tạp. Do quá trình bù đắp của phù sa sông biển, toàn huyện có dạng địa hình lượn sóng tạo ra những dãy đất cao, thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam. Phía Tây Bắc là dãy núi đá thuộc vòng cung Tam Điệp. Có thể chia địa hình Nga Sơn thành 3 tiểu vùng như sau:

- Vùng phía Tây: Khu vực này bao gồm các xã: Nga Thiện, Nga Vịnh, Nga Trường, Nga Văn, Ba Đình, Nga Thắng. Nằm dọc theo Sông Hoạt, đây là vùng chuyên canh lúa của huyện; với địa hình tương đối bằng phẳng, tưới tiêu chủ động; Đất đai chủ yếu là đất phù sa có glây trung bình thích hợp với cây lúa nước, có điều kiện trở thành vùng thâm canh lúa cao sản.

- Vùng giữa: Là một khu vực bao gồm các xã: Nga An, Nga Thành, Nga Giáp, Nga Yên, Nga Trung, Nga Phượng (sát nhập xã Nga Lĩnh, Nga Nhân), Nga Bạch, Nga Thạch, trị trấn Nga Sơn (sát nhập xã Nga Hưng, Nga Mỹ và thị trấn Nga Sơn cũ), Nga Hải. Nằm trên dải đất cao hơn của huyện, thoải dần về hai phía nên thường không bị ngập úng, thoát nước nhanh. Đất đai chủ yếu là đất cát biển. Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngay, hoa mầu, có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Vùng biển: Bao gồm các xã: Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Tiến, Nga Tân và Nga Thủy. Là vùng đất được hình thành do quá trình bồi đắp, lấn biển đang được trồng cói, nuôi trồng thủy sản. Địa hình thấp hơn so với các vùng khác, nghiêng dần về phía biển, canh tác và thu hoạch cói thuận lợi, đồng thời góp phần thoát nước cho toàn huyện về mùa mưa. Đây là vùng chuyên canh cói có năng suất và chất lượng cao, từ lâu đã làm nên một phần câu ca dao “Cói Nga Sơn, gạch “Bát Tràng”. Vùng này có thế mạnh dễ phát triển tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.

Địa hình Nga Sơn chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt, tương thích với chế độ, tập quán canh tác khác nhau, hình thành một cách tự nhiên, tạo thành thế mạnh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp đa dạng, sản phẩm làm ra mang tính hàng hóa cao (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

4.1.1.3. Khí hậu

Theo tài liệu của Trạm dự báo Khí tượng - Thủy văn Thanh Hóa, Nga Sơn nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển (IB) của tỉnh Thanh Hóa có các đặc trưng sau:

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm 86000C; Biên độ năm 12 - 130C, biên độ ngày 5,5 - 60C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 khoảng 16,5 - 170C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 50C. Nhiệt độ trung bình tháng VII: 29-29,50C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 410C. Có 4 tháng (XII-III) nhiệt độ trung bình dưới 200C, có 5 tháng (V-IX) nhiệt độ trung bình trên 250C.

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm 1600 - 1900 mm, mùa mưa chiếm 87 - 90% lượng mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng VI - X. Lượng mưa phân bố ở các tháng không đều: Tháng IX có lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 460 mm; Tháng I nhỏ nhất khoảng 18 - 200 mm. Có lúc mưa tập trung gây úng lụt cục bộ, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là vùng chuyên canh lúa.

- Độ ẩm không khí: Trung bình năm 85 - 86 % các tháng II,III,IV xấp xỉ 90%.

- Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc và Đông Nam. Tốc độ gió khá mạnh, trung bình năm 1,8 - 2,2 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão tới trên 40m/s và trong gió mùa Đông Bắc là 25m/s. Ngoài hai hướng gió chính trên, về mùa hè thỉnh thoảng xuất hiện các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn bằng các huyện vùng đồng bằng. Bão thường xuất hiện từ tháng VIII - X kèm theo mưa lớn.

Nhìn chung: Khí hậu Nga Sơn tương đối đồng nhất ở các vùng khác nhau trong huyện. Các yếu tố khí hậu phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng như lúa, màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (đay, cói), cây ăn quả (táo, nhãn), thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, các yếu tố khí hậu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w