Nguồn: Tác giả chụp 14/11/2020
Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội như: trộm cắp tài sản, cờ bạc, số đề, ma tuý,... tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, chủ động nắm chắc tình hình an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, không để xảy ra đột xuất bất ngờ; phức tạp về an ninh trật tự. Đồng thời, củng cố và phát huy có hiệu quả tổ An ninh trật tự, tổ An ninh xã hội, mô hình xứ đạo bình yên - gia đình văn hóa, tổ an ninh công nhân, để bảo đảm an ninh trật tự tại khu dân cư, tại các nhà máy. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, các ý kiến, kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân theo thẩm quyền, không có đơn thư tồn đọng, vượt cấp kéo dài. Chỉ đạo thực hiện nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu; hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân; chỉ đạo diễn tập chiến đấu phòng thủ; huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho các đối tượng; tổ chức diễn tập; chuẩn bị tốt các phương án, cơ sở vật chất và tổ chức phòng, chống thiên tai, cháy nổ đạt hiệu quả; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.
4.2.5. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực
- Tổng số vốn huy động xây dựng nông thôn mới từ khi triển khai đến tháng 12/2020 là 7.753 tỷ đồng. Trong đó ngân sách trung ương, tỉnh là 675 tỷ đồng (bằng 8,71%, trong đó vốn trực tiếp cho chương trình xây dựng nông thôn mới là 183,8 tỷ đồng); Ngân sách huyện 242,7 tỷ đồng (bằng 3,13%); Ngân sách xã 840,88 tỷ đồng (bằng 10,85%); Vốn tín dụng là 413,4 tỷ đồng (bằng 5,33%); Vốn doanh nghiệp đầu tư 106,3 tỷ đồng (bằng 1,37%); Vốn nhân dân đóng góp và từ các nguồn khác là 5.066,89 tỷ đồng (bằng 65,35%) (trong đó có 81,26 tỷ