Kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội xã Nga Thạch

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 77 - 86)

hội xã Nga Thạch

STT Nội dung Thôn

Phương án quy hoạch Kết quả thực hiện Diện tích (m2) Quy mô QH thêm Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Đánh giá

1 Trường mầm non Thôn Hậu Trạch 3057 xây mới 02 phòng học 3057 100,00 Đ 2 Trường tiểu học Thôn Hậu Trạch 11082

xây mới 04 phòng học, nâng cấp và mở rộng 4 phòng chức năng 11082 100,00 Đ 3 Trường trung học

cơ sở Thôn Hậu Trạch 4229

Mở rộng 06

phòng học 4229 100,00 Đ

4 Nhà văn hóa 1.000 1.000 100,00 Đ

5 Sân thể thao xã Thôn Phương

Phú 12.009 12.009 100,00 Đ

6 Trạm Y tế xã Thôn Hậu Trạch 2.208 Xây dựng mới thêm 06 phòng 2.208 100,00 Đ 7 Điểm bưu điện văn

hóa xã Thôn Hậu Trạch 152 152 100,00 Đ

8 Chợ Thôn Hậu Trạch 7.600 Mở rộng chợ 5600 m2 7.600 100,00 Đ

Hình 4.9. Nhà văn hóa xã Nga Thạch Hình 4.10. Bưu điện xã Nga Thạch

Nguồn: Tác giả chụp 16/11/2020 Đối với nhà văn hóa và sân thể thao các thôn đã đủ diện tích theo quy hoạch nông thôn mới. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà văn hóa đạt tiêu chí năm 2013 xây dựng ở thôn Hậu Trạch 1, năm 2014 ở các thôn Hậu Trạch 2, Phương Phú 1, Thanh Lãng 1; Năm 2015: thôn Phương Phú 2, Thanh Lãng 2, Hậu Trạch 3; Năm 2016: thôn Trung Thành 1, Trung Thành 2.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BCĐ xây dựng NTM, chính quyền địa phương có hiệu quả: Với phương châm thực hiện “Việc dễ làm trước, việc khó làm sau” xã Nga Thạch đã lập dự toán chi tiết việc thực hiện các công trình quy hoạch trên địa bàn, lấy ý kiến tham gia của cán bộ đảng viên và nhân dân. Ưu tiên thực hiện các công trình thiết yếu như cơ sở giáo dục - Đào tạo, cơ sở y tế, chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng dưới thôn xóm.

* Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường

Qua bảng 4.8 cho thấy, việc thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường của xã Nga Thạch là rất tốt, đạt trên 77,77% với 7/9 hạng mục công trình. Tất cả các công trình đều được xây dựng đúng tiến độ theo thời gian quy hoạch. Trong đó:

- Giao thông: Các hạng mục về đường giao thông nông thôn như đường trục xã, trục thôn và đường ngõ xóm đã được bê tông hóa 100,00%. Trục chính giao thông nội đồng cứng hóa đạt 90,02 %.

- Hệ thống thủy lợi, xây mới 3 trạm bơm đạt 100,00%, kiên cố hóa kênh mương đạt 90,02%.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường xã Nga Thạch

STT Chỉ tiêu Tên công trình ĐVT Quy

hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực hiện (%) Đánh giá 1 Đường giao thông nông thôn

Bê tông hóa đường trục xã m 6750 6750 100,00 Đ

2 Bê tông hóa đường trục thôn m 3250 3250 100,00 Đ

3 Bê tông hóa đường ngõ xóm m 12050 12050 100,00 Đ

4 Cứng hóa đường trục

chính nội đồng m 9520 8570 90,02 CĐ

5

Thủy lợi Kiên cố hóa kênh m 10250 8500 82,93 CĐ

6 Xây mới trạm bơm Trạm 3 3 100,00 Đ

7 Hệ thống điện Xây mới trạm biến áp Trạm 2 2 100,00 Đ

8 Hệ thống thoát nước,

rác thải MR Bãi rác tập trung

m2 1500 1500 100,00 Đ

9 Nghĩa trang,

nghĩa địa MR nghĩa trang nhân dân m2 3000 3000 100,00 Đ

Nguồn: UBND xã Nga Thạch (2020)

Hình 4.11. Giao thông xã Nga Thạch Hình 4.12. Thủy lợi xã Nga Thạch

- Hệ thống thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang đều đã hoàn tất việc xây dựng đảm bảo đúng theo phương án quy hoạch. Bãi rác tập trung và các nghĩa trang nhân dân trên địa bàn xã được xây dựng mở rộng đúng tiến độ, diện tích xây dựng đúng theo phương án quy hoạch.

Tuy nhiên, còn giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng chưa đạt theo kế hoạch. Việc thực hiện tốt những công trình quy hoạch hạ tầng kỹ thuật do những nguyên nhân như:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BCĐ xây dựng NTM, chính quyền địa phương có hiệu quả: Nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như “điện, đường, trường, trạm”, BCĐ xây dựng nông thôn mới cùng chính quyền địa phương đã đẩy mạnh vào việc thực hiện các công trình này, hầu hết các công trình đều đi vào thực hiện đúng tiến độ, nhiều hạng mục còn vượt tiến độ quy hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và vận động nhân dân: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở địa phương, chỉ đạo các thôn xóm tích cực tuyên truyền vận động trong các buổi họp thôn xóm, giải thích cho nhân dân hiểu rõ về tác dụng của việc thực hiện từng công trình trong phương án quy hoạch nhất là các hạng mục công trình lớn như giao thông, thủy lợi. Việc huy động vốn được thực hiện một cách công khai và minh bạch nên nhân dân rất phấn khởi và chung tay xây dựng NTM. Với nguồn vốn địa phương hỗ trợ cùng nguồn người dân tự bỏ kinh phí ra làm nên Nga Thạch đã thực hiện được nhiều hạng mục quy hoạch đúng tiến độ, đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp, bộ mặt của xã được thay đổi rõ rệt.

Ý thức của người dân: Nhân dân trên địa bàn xã đều chủ động tham gia đóng góp sức người, sức của vào việc thực hiện xây dựng NTM ở địa phương. Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu tham gia đóng góp, nhiều hộ dân tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, hiến đất nông nghiệp làm các công trình thủy lợi, làm đường khiến tiến độ thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn được thực hiện nhanh chóng, đúng tiến độ. Đối với hạng mục kiên cố hóa kênh mương, tỷ lệ xã thực hiện còn rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn kinh phí để thực hiện hạng mục này là quá lớn, trong thời gian tới, UBND xã sẽ kêu gọi và đề nghị các cấp quan tâm hỗ trợ thêm kinh phí và huy động sự đóng góp của nhân dân cùng thực hiện thì mới có khả năng hoàn thành

tiêu chí này.

c. Kế hoạch xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao xã Nga Thạch

Căn cứ Quyết định số 691/QĐTTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020; Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020; Quyết định số 37/2019/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sửa đổi một số nội dung của Quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số: 1364/QĐ-UBND ngày 09/5/2019 của UBND huyện Nga Sơn về việc phê duyệt Kế hoạch xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, giai đoạn 2018-2020.

- Ban hành cơ chế chính sách, xác định rõ xây dựng NTM nâng cao là nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ngoài những cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện, xã đã ban hành các biện pháp hỗ trợ, kích cầu trong thực hiện các nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao như: Hỗ trợ 40% kinh phí cho các thôn sửa chữa, nâng cấp, xây mới nhà văn hoá - khu thể thao, đường giao thông, rãnh tiêu thoát nước khu dân cư; hỗ trợ cho nhân dân làm bể Biogas 1.500.000 đ/hộ, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi 70.000 đồng/ m2; hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế 5 triệu đồng/mô hình; hỗ trợ giống và làm đất đối với cây trồng mới từ 80.000 đ đến 100.000 đ/sào; hỗ trợ tiền giống lúa sản xuất ở cánh đồng mẫu lớn 50.000 đ/sào; hỗ trợ mua máy làm đất 150 triệu đồng/ chiếc; hỗ trợ cho thôn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới từ 10 đến 20 triệu đồng/thôn. Từ năm 2015 đến 2019 xã đã hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi ở các làng, các thôn là 1.609,6 triệu đồng; hỗ trợ cho nhân dân phát triển các mô hình kinh tế và sản xuất là 402,6 triệu đồng. Trong quá trình thực hiện các cơ, chế chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện và của xã đã tạo động lực cho Địa phương và nhân dân tích cực đầu tư phát triển các công trình phúc lợi, các mô hình kinh tế đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

sức lực xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh một cách toàn diện, rộng khắp từ xã đến thôn, tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như thông qua sinh hoạt thường kỳ của các Chi bộ Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội. Bên cạnh đó còn thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, tuyên truyền bằng Băng zôn, khẩu hiệu, Panô, appic,...MTTQ và các đoàn thể phát động thi đua, tuyên truyền đến các từng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên, hưởng ứng phong trào "Chung tay xây dựng nông thôn mới". Do làm tốt công tác tuyên truyền nên nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM được nâng lên; các phong trào thi đua được đẩy mạnh, thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong toàn xã.

- Công tác đào tạo tập huấn: Cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do tỉnh và huyện tổ chức, đồng thời tổ chức cho ban chỉ đạo XDNTM xã tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các nơi trong tỉnh và ngoài tỉnh. Hàng năm, Trung tâm học tập cộng động phối hợp với HTX dịch vụ, các đoàn thể tổ chức tập huấn kiến thức sản xuất kinh doanh, VSMT, ATTP được từ 24 đến 26 lớp với 3.000 đến 3.400 người tham gia góp phần xây dựng NTM.

- Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã vẫn giữ vị trí quan trọng, đã triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của xã nhà phát triển. Tích cực củng cố giao thông, thủy lợi nội đồng tạo thuận lợi cho nông dân sản xuất; hàng năm, làm thủy lợi đào đắp từ 6 đến 7 nghìn m3 đất, lắp đặt hàng trăm cống thùng phục vụ sản xuất. Tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, duy trì và phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ớt xuất khẩu, cây dưa leo, dưa hấu, cây măng tây 01 ha, cây ngưu vàng 0,6 ha; xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa 15 ha; đấu mối với Công Ty Vạn Hoa xây dựng mô hình nhà nhà lưới, nhà bóng SX rau củ quả an toàn công nghệ cao với diện tích 3 ha. Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, mạ khay, máy cấy vào sản xuất. Đến nay, tỷ lệ giải phóng đất bằng máy toàn xã bình quân đạt 100%; cấy máy bình quân đạt 48,5%; gặt máy bình quân đạt 85,6%, vận chuyển đạt 100%. Tích cực thực hiện dồn đổi, tích tụ tập trung ruộng đất nhằm tạo thửa lớn trong ản xuất, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ và phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp, đã đem lại hiệu quả cao, từng bước khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Từ năm 2015 đến 2020, tổ chức chuyển đổi được 33,9 ha đất xa, đất xấu trồng lúa, trồng cói năng suất thấp sang xây dựng mô hình gia trại, trang trại nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tổng hợp; đến nay, toàn xã có 102 gia

trại, trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn: Cấp ủy Đảng, Chính quyền luôn quan lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ thương mại, nhằm giải quyết việc làm tăng thu nhập cho hộ gia đình. Trong 5 năm qua, trên địa bàn xã các ngành nghề xây dựng, cơ khí, nghề mộc, may mặc, buôn bán được phát triển mạnh. Tính đến nay, trên địa bàn xã có: 168 người dóc quại, 15 người đan mảnh ghế. Nghề mộc 11 hộ với 22 lao động, nghề cơ khí 11 hộ với 15 lao động, nghề xây dựng 102 lao động, lao động làm ở các nhà máy đóng trên địa bàn huyện 117 người, 416 lao động làm nghề ở xa; 7 hộ kinh doanh lâm sản và vật liệu xây dựng, 9 hộ bán hàng lương thực thực phẩm, 71 hộ bán tạp hoá công nghệ phẩm, 36 hộ kinh doanh dịch vụ khác, 14 hộ kinh doanh vận tải xe ô tô, 18 hộ xe tắc xi, 11 hộ dịch vụ máy cày, máy cấy, máy gặt.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Trong những năm qua công tác đao tạo nghề đã được chú trọng, tích cực tuyên truyền hướng nghiệp cho thanh niên. Hàng năm, Trung tâm học tập cộng đồng phối hợp với HTX nông nghiệp, các đoàn thể tổ chức hướng nghiệp học nghề và tập huẩn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Từ năm 2015 đến tháng 3 năm 2020, Trung tâm HTCĐ phối hợp với các ngành, đoàn thể mở được 13 lớp học nghề và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi với 2.014 lượt người tham gia.

4.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xãNga Bạch Nga Bạch

4.3.2.1. Khái quát chung về xã Nga Bạch

a. Vị trí địa lý:

Nga Bạch là xã phía Nam huyện Nga Sơn, cách trung tâm huyện 4 km. Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nga Trung.

- Phía Nam giáp Sông Lèn - Xã Đa Lộc - Huyện Hậu Lộc. - Phía Đông giáp xã Nga Thuỷ.

- Phía Tây giáp xã Nga Phượng và xã Nga Thạch.

Là xã có vị trí địa lý tự nhiên tương đối thuận lợi, có hệ thống đường liên xã, liên thôn tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh làm cho việc giao lưu

với bên ngoài rất thuận lợi, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b. Địa hình:

Xã Nga Bạch có địa hình tương đối bằng phẳng, chạy dọc theo sông mã; được chia làm 2 vùng rõ rệt; Phía Bắc là vùng sản xuất nông nghiệp; Phía Nam là vùng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và đánh bắt hải sản.

Hình 4.13. Sơ đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nga Bạch

4.3.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nga Bạch

a. Tình hình thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Qua bảng 4.9 cho thấy, tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của xã Nga Bạch còn chậm, nhiều chỉ tiêu sử dụng đất chưa đạt đủ diện tích so với chỉ tiêu quy hoạch năm 2020. Cụ thể:

Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp đạt 111,51% so với chỉ tiêu quy hoạch năm 2020. Đất trồng cây hàng năm có có tỷ lệ thực hiện cao nhất với 215,04%, Diện tích đất trồng lúa đạt 134,41% so với chỉ tiêu quy hoạch năm 2020.

Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp đạt 88,82% so với chỉ tiêu quy hoạch năm 2020. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chỉ đạt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 77 - 86)